Cô gái leo dừa mướn đậu hai trường ĐH
Trương Ngọc Lan Phương 18 tuổi ở ấp Hòa An, xã Hòa Lộc (Tam Bình, Vĩnh Long), con út trong gia đình 10 anh em, có nhiều người mang trọng bệnh. Từ nhỏ, Lan Phương phải leo dừa mướn kiếm tiền ăn học, nay vừa đậu hai trường đại học, một trường cao đẳng.
Gia đình nhiều trọng bệnh
Cha của Phương bị bệnh “viêm nang lông” suốt ngày ngồi gãi, gãi đến sói tóc, rụng lông mày, không làm được việc gì, mỗi tuần phải tốn tiền thuốc mấy trăm nghìn đồng.
Mẹ của em bị thoái hóa khớp, đau nhức kinh niên, không có thuốc là không chịu được. Hai anh trai, một người sụp xương hàm trên chưa có tiền ghép lại, một người bị viêm gan siêu vi, mỗi tháng tiền thuốc tốn hàng triệu đồng.
Gia đình thiếu thốn trong từng bữa ăn, để dành tiền lo thuốc men trị bệnh. Cuộc sống từ nhỏ của Phương đã muôn vàn khó khăn. Hằng ngày, ngoài giờ đến trường, Phương đi làm thuê, ai mướn gì làm nấy.
Lan Phương leo dừa mướn
Cuối năm, Lan Phương thường đội dưa hấu, một tấn được 100.000 đồng. Cách đây 5 năm, Lan Phương chọn được nghề leo bẻ dừa mướn.
Nhiều lúc nhìn quầy dừa ở trên cao mười mấy mét là em rùng mình, ngán lắm nhưng cơm áo và tiền trọ học thúc bách không thể dừng .
Lan Phương tâm sự: “Nhà cách trường 15 km, Phương phải ở trọ và toàn bộ tiền trọ học hằng tháng, tiền ăn, tiền sách vở, từ lớp 8 đến lớp 12, là tiền leo dừa mướn”
Video đang HOT
Ngày thường đã leo dừa mướn, nhưng đặc biệt chiều thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ cũng như nghỉ hè, Phương thường phải leo dừa cật lực.
Leo bẻ dừa, cứ 10 trái được trả 10.000 – 20.000 đồng, tùy khi giá dừa thấp hay cao. Mỗi ngày, Phương bẻ được 50 – 100 trái.
Không chỉ bẻ trái, còn làm vệ sinh cây dừa, tức là chặt bỏ hết những bẹ khô, buồng hỏng và dọn sạch xơ dừa cho cây thêm trĩu quả.
Giữ an toàn khi leo đã khó nhưng lúc đem từng buồng dừa xuống còn khó hơn, sơ sẩy buồng dừa nặng kéo theo người té như chơi.
“Nhưng sợ nhất là ong đốt”, Lan Phương kể “ong hay làm tổ trên cây dừa, thường leo lên tới nơi mới biết. Năm lớp 11, sau khi bẻ dừa, em bị ong đốt mặt mày sưng húp, đi học không dám nhìn bạn bè. Thầy hiệu phó phát hiện được, gọi lên hỏi và động viên”.
“Nhiều lúc nhìn quầy dừa ở trên cao mười mấy mét là em rùng mình, ngán lắm nhưng cơm áo và tiền trọ học thúc bách không thể dừng”, Lan Phương tâm sự.
Tiền kiếm được, em tiêu pha dè sẻn, cố để dành mua thuốc cho cha mẹ. Cha mẹ Phương kể, mỗi lần cầm vỉ thuốc bằng mồ hôi nước mắt của con gái là lại khóc.
Cũng nhiều lần từ nơi trọ học về nhà, không có tiền mua thuốc, Lan Phương chỉ biết xoa dầu cho mẹ, nằm bên bóp chân mẹ cho máu chạy đều, bớt đau nhức.
Học giỏi và hy vọng
Từ lớp 1 đến lớp 12, Lan Phương đều là học sinh giỏi. Năm học lớp 12 ở trường THPT Trần Đại Nghĩa (Tam Bình, Vĩnh Long), Lan Phương dự thi môn sinh, giải toán trên máy tính Casio đoạt giải 3, và được đi thi cấp quốc gia.
Thấm thoắt năm học lớp 12 trôi qua, thi tốt nghiệp Phương được 52 điểm, trong niềm vui của cô thầy cũng như bạn bè.
Phương xin cha mẹ lên TP Hồ Chí Minh thi đại học với mấy đồng tiền vay mượn, cha mẹ động viên con đi mà nước mắt lưng tròng, thương con thân gái xa nhà.
Trong thời gian chờ kết quả thi, Phương đi xin việc làm thêm để trả nợ. Phương đã đậu hai trường đại học ở TP Hồ Chí Minh là trường Đại học Khoa học Tự nhiên với 16,5 điểm, Đại học Nông Lâm với 21 điểm ngoài ra còn đậu trường Cao đẳng Công Thương TP HCM với 23 điểm.
Lan Phương chọn ngành khoa học môi trường của trường Đại học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh. Con đường trước mắt đầy gập ghềnh, trắc trở với cô học trò nghèo hiếu học này.
Theo tuổi trẻ
Những vấn đề "đau đầu" của teen khi... đỗ ĐH
Đậu đại học - niềm mơ ước của tất cả sĩ tử. Thế nhưng không phải sau khi đậu mọi chuyện đều "thuận buồm xuôi gió". Bởi đằng sau đó là vô vàn lí do khác.
Nên chọn trường nào?
Có những teen xuất sắc cùng một lúc đậu cả hai trường thuộc 2 khối thi khác nhau, trong đó một trường thường là do định hướng của gia đình và một do chính bản thân teen lựa chọn theo sở thích của mình. Và bây giờ thì nên đi theo hướng nào? Bố mẹ hay bản thân? Liệu bố mẹ có ủng hộ quyết định của mình đi theo con đường của niềm đam mê hay chính bản thân mình phải từ bỏ đam mê đó để đi theo truyền thống gia đình?
Hoài (19t) cho hay: "Gia đình mình có truyền thống nghề Y. Vì thế, ngay từ bé ông bà, bố mẹ đã định hướng cho mình theo nghề của bố mẹ. Nhưng mình lại thích vẽ, thích trở thành một kiến trúc sư trong tương lai. Đậu cả hai trường, nhưng sau đó là những ngày chật vật với mình. Không biết nên làm thế nào?
Và mình đã không đủ dũng cảm để trái ý nguyện của những người thân trong gia đình, chọn Y làm ngôi trường mình theo học. Một năm đã trôi qua nhưng những ham muốn vẽ vời vẫn không thể dứt khỏi đầu mình được. Có đôi lúc thấy hối hận vì quyết định này."
Có những teen may mắn hơn Hoài đã thuyết phục được bố mẹ, cũng có teen đã bất chấp lời sự phản đối của gia đình để đi theo đam mê của mình. Lại cũng có những teen ép bản thân phải học, phải gồng mình lên với những thứ mình không hề thích. Có những người khám phá những điều thú vị ở ngành học mới, nhưng cũng có bạn lại không thể thích ứng được.
Thế nên teen cần phải xác định được mình thực sự yêu cái gì, muốn cái gì và điều kiện hoàn cảnh gia đình mình có cho phép hay không? Đừng để sau này phải hối tiếc.
Trường hợp teen trượt khối "chủ đạo" mình học nhưng lại đỗ khối thi thêm, khối phụ. Và đến đây cũng là vấn đề "đau đầu" của teen. Ở nhà ôn thi lại trong khi mình đậu đại học, nghe tưởng chừng như vô lí, chuyện lạ khó tin. Nhưng đó lại là lựa chọn của nhiều teen khi muốn tiếp tục theo đuổi ngôi trường mình yêu thích. Teen này chấp nhận mất một năm, vượt qua những lời bàn tán của mọi người xung quanh, thậm chí cả sự phản đối của cha mẹ.
Không tin vào chính mình
Lại có những teen không tự tin vào chính bản thân mình, cộng thêm bạn bè ai cũng đi học cả, mình mình ở nhà cảm giác gì đó vừa xấu hổ, vừa tự ti, nên quyết định đi học trường mà mình chỉ thi để "thử sức". Những teen này sợ rằng không biết năm sau mình thi lại có đậu hay không? Thôi thì cứ đi học, năm sau thi lại tiếp, được thì đi, không thì lại tiếp tục học đại học. Đây là một suy nghĩ rất rất phổ biến của teen.
Nhưng để đưa ra được quyết định cho chính con đường phía trước của mình, teen cũng đã phải "vắt tay suy nghĩ" không ít bởi nhiều nguyên nhân khác nhau tùy theo từng hoàn cảnh của mỗi teen.
Đến khi những vấn đề trên được giải quyết thì chuyện tự chăm sóc bản thân khi phải xa nhà trọ học cũng là một vấn đáng được bàn đến. Đầu tiên là ở nhà trọ hay kí túc xá. Dù ở đâu thì teen cũng phải tự lo mọi chuyện cho mình, từ đường xá, xe cộ, cho đến việc nội chợ, bếp núc, chi tiêu. Với những teen được bố mẹ rèn cho tính tự lập từ nhỏ thì không khỏi lo lắng lắm.
Còn với những teen được xem như là "gà" thì sao tránh khỏi được. Kế đến là việc ở cùng phòng với những người bạn mới đến từ những vùng miền khác nhau, mỗi người mỗi tính. Việc dung hòa làm sao để không để xảy ra "xung đột, cãi nhau" với bạn cùng phòng cũng đáng nói. Nhất là khi ở nhà teen được bố mẹ chăm sóc, yêu thương, ít khi phải va chạm với cuộc sống.
Dù sao teen cũng đã đậu đại học. Đó là một điều đáng tự hào của teen. Vì vậy để chuẩn bị thật tốt cho một khởi đầu mới trong hành trình tiếp theo của mình, teen hãy suy nghĩ và chuẩn bị thật tốt mọi thứ!
Theo TTVN
Nghị lực mạnh mẽ của chàng trai không tay Tai nạn năm lớp 8 đã cướp mất đôi tay của chàng trai mồ côi người Dao Lý Láo Lở, nhưng điều đó không thể cản trở cậu đến với giảng đường đại học. Lý Láo Lở sinh năm 1987, mồ côi mẹ từ lúc 5 tuổi quê tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Cậu bị điện giật trong lúc lao động...