Cô gái khiếm thị người Tày quyết vươn lên, không sống cuộc đời vô ích
Dù là người khiếm thị bẩm sinh, 25 năm chưa từng nhìn rõ, cô gái trẻ Nông Thị Dung vượt qua nghịch cảnh, trở thành người truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ.
Vượt qua khiếm khuyết
Dung là một cô gái nhỏ nhắn với nụ cười tươi cùng giọng nói ngọt ngào. Dáng người Dung nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và một khuôn mặt luôn bừng sáng. Khó có thể biết, phía sau nụ cười ấy là không ít những khó khăn mà cô gái trẻ đã phải trải qua.
Nông Thị Dung là cô gái dân tộc Tày, sinh ra và lớn lên ở vùng núi Cao Bằng. Từ khi sinh ra, Dung đã không thể nhìn rõ mọi vật như những đứa trẻ khác. Cô chỉ nhìn được những đồ vật lớn khi trời sáng, vì vậy mọi sinh hoạt như học tập, đi lại, làm việc… của Dung đều trở nên khó khăn.
Cô gái Nông Thị Dung chia sẻ cùng PV Người Đưa Tin Pháp luật.
Khó khăn là thế nhưng cô và gia đình chưa bao giờ đầu hàng trước số phận. Khi học cấp 1, Dung được học với tư cách học sinh dự thính. Thấu hiểu được những khó khăn cô con gái nhỏ phải trải qua, bố mẹ cô luôn là người đứng sau cổ vũ và động viên: “Mình cảm thấy cực kỳ may mắn khi được làm con của bố mẹ. Bố mẹ là người đi khắp nơi đến mượn từng cuốn sách dạy chữ nổi về cho mình học”, Dung ngậm ngùi chia sẻ.
Sau đó, Dung được chuyển xuống học tại trường Giáo dục và Hỗ trợ trẻ em bị thiệt thòi ở tỉnh Thái Nguyên. Tại đây, Dung học lại từ lớp 2 với lý do không có học bạ. Đến năm lớp 9 và cấp 3, Dung được chuyển xuống học tại trung tâm Giáo dục Thường xuyên Nguyễn Văn Tố (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây được coi là “ngôi nhà thứ 2″ của Dung khi cô vừa học vừa làm. Mọi chi phí sinh hoạt hầu như đều do cô tự lo nhờ công việc xoa bóp bấm huyệt. Số tiền kiếm được không nhiều nhưng đủ để Dung trang trải phần nào cuộc sống.
“Mình học vào 2 ngày cuối tuần, những ngày trong tuần mình làm việc để có thu nhập trang trải cuộc sống. Mùa đông không có nhiều khách, thu nhập giảm, lúc ấy mình mới xin bố mẹ tiền phí sinh hoạt”, Dung tâm sự.
Cô gái Nông Thị Dung- người luôn mang đến năng lượng tích cực cho mọi người xung quanh.
Ngay cả với một người bình thường tự lập sớm cũng chưa bao giờ là dễ dàng. Vậy mà, Dung đã làm được điều đó. Những việc Dung đang làm khiến nhiều người ngưỡng mộ. Chịu thiệt thòi nhưng ở cô gái ấy không có suy nghĩ của sự tiêu cực. Trong mỗi hành đồng, lời nói của Dung đều toát lên năng lượng tích cực.
Khi được hỏi về lý do nhất quyết tìm đến con chữ dù bị kiếm thị, Dung chia sẻ: “Bố mẹ là người đã hướng mình đến con chữ. Bố mẹ nghĩ rằng chỉ có đi học mới có thể thay đổi được cuộc đời và cho mình nhiều cơ hội hơn. Mình biết ơn và luôn lấy đó làm động lực để cố gắng”.
Gieo mầm năng lượng tích cực cho cuộc đời
Sự cố gắng của Dung đã được đền đáp, cô đỗ vào ngành Công tác Xã hội, khoa Xã hội học của trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn (Hà Nội). Với Dung, đây là cơ hội để cô chuẩn bị hành trang để hướng đến tương lai.
Kiên cường nhưng cũng có lúc Dung bị tổn thương vì những kỳ thị, nhưng cô buộc mình phải dần quen với điều đó để mạnh mẽ hơn. Nếu cuộc đời thoải mái như một con đường lát gạch thì chẳng bông hoa nào có thể vươn lên để nở hoa. Khó khăn, khắc nghiệt trong cuộc sống cũng chính là mảnh đất để Dung trở nên mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn và rồi sẽ có được những bông hoa rực rỡ cho riêng mình.
Video đang HOT
“Mình nhớ mãi câu chuyện đi xe bus, do khiếm thị nên mình có thể sẽ bị va phải ai đó khi tìm chỗ ngồi. Có người thông cảm, nhưng có người lại tỏ ra khó chịu và nói, “Bị như vậy ở nhà chứ ra đường làm gì cho khổ”. Câu nói ấy thực sự khiến mình tổn thương nhưng cũng quen dần”, gương mặt Dung bỗng chùng xuống khi chia sẻ với chúng tôi.
Vượt qua những lời kỳ thị và khiếm khuyết của bản thân, Nông Thị Dung trở thành một sinh viên có số điểm tích lũy của năm cao nhất lớp. Ngoài ra, 3 năm liền cô là Gương mặt trẻ tiêu biểu cấp cơ sở; Sinh viên 5 tốt cấp Thành phố, do Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Đặc biệt, những năm tháng còn là sinh viên của trường, cô gái Nông Thị Dung còn là thành viên “chủ chốt” của câu lạc bộ hoa Đá Nhân Văn- Ngôi nhà chung của những thành viên khuyết tật và không khuyết tật giao lưu, cùng nhau lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng.
Vượt qua mọi khó khăn, Nông Thị Dung tốt nghiệp Đại học với tấm bằng loại Xuất sắc và được nhận nhiều bằng khen, giấy chứng nhận.
Vào năm 2018, dưới sự tài trợ chính của Đại sứ quán Mỹ và trường đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn, cô gái Nông Thị Dung và nhóm bạn đã vinh dự giành giải nhất của cuộc thi “Raise your voice – change your life”, nằm trong dự án Phát triển kĩ năng giao tiếp cho người khuyết tật. Đây cũng là khởi nguồn để cô ấp ủ những dự án giúp đỡ người khiếm khuyết.
Hiện tại, cô gái Nông Thị Dung đã ra trường với tấm bằng hạng Xuất sắc và đang là thực tập sinh tại trung tâm Nghị Lực Sống- một doanh nghiệp xã hội hỗ trợ hòa nhập toàn diện cho người khuyết tật. Vừa qua, dự án Đào tạo Kỹ năng xin việc cho sinh viên khiếm thị của Dung đã bước đầu thành công.
Dung luôn cho rằng: “Việc bạn trông như thế nào không quan trọng, quan trọng là bạn đã làm gì cho cuộc đời thêm ý nghĩa. Cuộc đời là của bạn, muốn nó tốt hay xấu do bạn quyết định. Mong rằng các bạn có khiếm khuyết đừng tự ti về bản thân, hãy mạnh dạn phá vỡ giới hạn an toàn của chính mình để khám phá và trải nghiệm”.
Có lẽ, nghịch cảnh đã tôi luyện cho cô gái nhỏ ý chí kiên cường, một tinh thần luôn lạc quan và mục đích sống tốt đẹp. Những thành quả Dung “gặt hái” được là “trái ngọt” cho sự cố gắng không ngừng nghỉ. Chia tay cô gái đầy nghị lực và nhiệt huyết Nông Thị Dung, chúng tôi thấy bản thân như vừa được truyền thêm sức mạnh. Năng lượng tích cực từ cô gái ấy có thể lan tỏa đến rất nhiều, đặc biệt là những bạn trẻ đang “đằm” mình trong “vũng lầy” của sự tự ti.
Khiếm khuyết một bộ phận trên cơ thể không có nghĩa là bản thân bạn vô giá trị trước cuộc đời. Mọi thứ trong cuộc sống như cốc nước đầy, đừng mãi tiếc nửa đã mất đi, hãy nghĩ rằng mình may mắn có một nửa cốc nước. Cuộc đời mỗi người như một bức tranh mà chính bạn là “họa sĩ”, bức tranh đa sắc màu hay u tối là do chính tay bạn “phác họa”.
“Việc là người khiếm thị đến với mình từ khi sinh ra, nên mình chấp nhận nó như một định mệnh. Mình luôn cố gắng “sống chung” với điều đó bằng những suy nghĩ tích cực nhất. Dù sao đi nữa, mình vẫn phải sống hết cuộc đời nên luôn phải cố gắng để không phụ công bố mẹ, để mình không sống vô ích”.
Thủ khoa tốt nghiệp đại học: Chọn ngành học đúng sẽ thay đổi cuộc đời
Bốn Thủ khoa tốt nghiệp đại học xuất sắc trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH QGHN chia sẻ với các thí sinh thi vào đại học năm nay về lựa chọn ngành học và học như thế nào để đạt hiệu quả.
Thủ khoa ngành Quan hệ công chúng Đinh Thị Vân
Thủ khoa ngành Quan hệ công chúng Đinh Thị Vân: PR đã thay đổi tôi
Bốn năm về trước, khi cầm tờ phiếu đăng ký xét tuyển đại học trên tay, tôi vẫn chưa thực sự biết "Quan hệ công chúng" nghĩa là gì? Và rồi có lẽ duyên số, ngày hôm nay tôi là cử nhân ngành Quan hệ công chúng - ngành học mà đã có lúc tôi nghĩ rằng nó không dành cho tôi.
Bởi tôi sinh ra là một cô bé nhút nhát, sợ đám đông, thậm chí chưa từng dám nói lên suy nghĩ của riêng mình...
Tôi nhớ mãi lần đầu cầm mic giới thiệu bản thân, tay tôi run lắm, miệng thì ấp úng, cả lớp cười phá lên bởi sự rụt rè của tôi, lúc đó tôi đã nghĩ có lẽ đây sẽ là lần cuối cùng mình thuyết trình trước đám đông.
Bẵng đi một thời gian học các môn đại cương để rồi tiến vào các môn chuyên ngành, tôi ngỡ ngàng khi bất kì một buổi học nào cũng phải thuyết trình, tôi chẳng thể trốn tránh, chẳng thể nấp trong chiếc vỏ ốc an toàn của bản thân được nữa, cách duy nhất để vượt qua khó khăn chính là đi xuyên qua nó, tôi phải đập tan vỏ ốc của mình thôi. Và đó là những ngày đầu tiên tôi bước qua giới hạn an toàn của bản thân.
Tôi đã đối diện với nỗi sợ thuyết trình bằng sự chuẩn bị kĩ lưỡng hơn, trước khi thuyết trình tôi luôn chủ động tập nói rồi bấm thời gian, nói cho bạn thân nghe, thậm trí lúc không có ai còn đứng trước gương luyện nói để xem cử chỉ của bản thân.
Nói nhiều rồi thành quen, tôi giờ đây đối diện với thuyết trình với một tâm thế bình thản, tự nhiên. PR đã thực sự tôi luyện một cô gái đến giới thiệu bản thân còn ấp úng như tôi trở thành một Đinh Vân tự tin thuyết trình các đề án, các ý tưởng các chiến dịch truyền thông cho ban lãnh đạo, cho các đồng nghiệp của mình.
Cuối cùng, xin cảm ơn PR, cảm ơn USSH thân yêu, cảm ơn các thầy cô đã cho tôi một nền tảng vững chắc để bước vào đời. Và nếu như ngày đó tôi lựa chọn an toàn nấp mình trong chiếc vỏ ốc chắc chắn của bản thân thì sẽ không có tôi bản lĩnh của ngày hôm nay. Đó cũng chính là điều mà tôi muốn gửi tới các em khóa sau: "We are who we choose to be" - Chúng ta là ai là do chúng ta chọn!
Thủ khoa ngành Tôn giáo học Kim Thanh Sản: Tôn giáo học - khám phá những điều thú vị, linh thiêng và huyền bí
Nhớ ngày đầu mới vào đại học, mình và các bạn đều bỡ ngỡ, thắc mắc: Mình sẽ được học những gì? Thầy cô dạy mình là ai?... Nhưng chính sự dẫn dắt đầy nhiệt tình, sự ân cần của các thầy cô đã xua đi những lo lắng và tạo động lực cho mình và các bạn trong học tập.
Mình biết ơn và kính trọng người thầy chủ nhiệm đã luôn vui tươi, lạc quan, truyền cho sinh viên những kiến thức và kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống; biết ơn và yêu mến những người bạn cùng lớp đã đồng hành trong những chuyến đi đầy ắp kỉ niệm.
Hiện tại, sau khi nhận được tấm bằng cử nhân, mình muốn tiếp tục học lên bậc cao học vì muốn tìm hiểu thêm những kiến thức chuyên sâu về tín ngưỡng, tôn giáo.
Tri thức về Tôn giáo học vô cùng phong phú, sống động, gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa, kinh tế, xã hội và con người. Mình có cơ hội được tìm hiểu những kiến thức về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và trên thế giới.
Ngành học giúp mình tiếp cận những kiến thức thú vị, chạm đến những linh thiêng và đôi khi cả sự huyền bí. Những ngôi Đình, ngôi Đền, Chùa, Nhà thờ... ẩn chứa trong đó những câu chuyện mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử, nghệ thuật.
Khi học môn Phật giáo Nam tông Khmer: Lịch sử và hiện đại, mình cùng các bạn trong lớp đã lên tận Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam để chiêm ngưỡng kiến trúc chùa Nam tông Khmer, được tận mắt nhìn thấy kiến trúc cổ xưa của chùa: cổng chùa, chính điện, nhà hỏa thiêu, tường rào, tăng xá...
Đặc biệt, chùa có nhà hỏa thiêu gắn liền với nghi lễ vòng đời của người Khmer. Trong quá trình học, mình được đi đến nhiều cơ sở tôn giáo khác nhau và trải nghiệm các cung bậc cảm xúc: bất ngờ, tò mò, ngưỡng mộ và đôi khi cả sự sợ hãi.
Mình càng thấu hiểu sâu sắc: Tôn giáo chính là mạch nguồn nuôi dưỡng giá trị tinh thần của con người; giúp chúng ta hiểu hơn về cội nguồn bản sắc của dân tộc.
Thủ khoa ngành Tâm lý học Phạm Hạnh Dung
Thủ khoa ngành Tâm lý học Phạm Hạnh Dung: Cơ hội hiểu về bản thân và con người
Tâm lý học cho tôi cơ hội hiểu về bản thân và con người, để từ đó biết cách sống bao dung và lạc quan hơn. Những tiết học chuyên ngành suốt 4 năm đối với tôi thật đầy cảm xúc.
Những bài học lý thuyết đầu tiên về cảm giác, tri giác, về các quy luật hình thành tình cảm... vốn khô khan, nhưng lại trở nên vô cùng thú vị nhờ những liên hệ thực tế cuộc sống của thầy cô. Những lần đi phát bảng hỏi, thực hành phỏng vấn để làm nghiên cứu là một thử thách đối với sinh viên năm nhất, năm hai.
Những buổi học về kỹ thuật trị liệu, được cùng bạn bè chia sẻ những trăn trở, lo âu, thậm chí cả những tổn thương tưởng như sẽ mãi giấu kín... Buổi học thiền cùng nhau cười, cùng nhau khóc, trao nhau những cái ôm kéo gần khoảng cách, bỗng giúp bản thân thấy bình lặng và an yên.
Những buổi học chuyên ngành bằng tiếng Pháp của lớp Lâm sàng Pháp ngữ cùng những thầy, cô "siêu" kiên trì, nhẫn nại, tận tình giải thích cho mấy đứa sinh viên với vốn Pháp ngữ bập bẹ.
Đặc biệt, trong quãng thời gian thực tập và làm khóa luận dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thu Hương, những buổi trao đổi về chuyên môn, những buổi hỏi chuyện cô về các ca trị liệu và kinh nghiệm thực hành luôn là những kỷ niệm đẹp trong suốt thời sinh viên của tôi.
Tâm lý học lâm sàng - ngành nghề còn chưa được nhìn nhận một cách chính xác (do dễ bị nhầm lẫn với bác sĩ tâm thần hoặc nhà tham vấn) và đúng với vai trò quan trọng của nó trong xã hội hiện đại. Nhưng với tôi, đây vẫn là một nghề cao cả, nhân văn - nghề giúp con người thấu hiểu bản thân, tạo động lực thay đổi những hành vi kém thích ứng, xoa dịu những tổn thương tâm lý, giúp cá nhân gia tăng cảm giác hạnh phúc, lạc quan và phát triển bản thân.
Trong tương lai, tôi muốn trở thành một nhà tâm lý trị liệu; và mong muốn được tiếp tục học hỏi các thầy cô ở các bậc học cao hơn để có thể tiến xa hơn trên con đường mình đã chọn.
Thủ khoa ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Phan Duy Nam
Thủ khoa ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành Phan Duy Nam: Việc học sẽ không khép lại ở nơi giảng đường
P.Morand có đề cập: "Khi đi du lịch trở về, có thể người ta đã già đi nhưng chắc chắn một điều rằng Trái đất phải nhỏ lại".
Tựa đề này bằng cách nào đó đã kích thích đam mê xê dịch và đưa mình đến với Khoa Du lịch học năm xưa. Đôi lần trăn trở về ngành học, nhưng chẳng lần nào hối hận mà chỉ thêm tự hào và yêu thương... Và bốn năm qua, mình đã trưởng thành hơn trong tư duy, kỹ năng, thái độ, qua mỗi bài giảng, mỗi chuyến đi thực tập trong và ngoài nước.
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nói riêng và Khoa Du lịch học nói chung còn đem đến cho mình nhiều hơn cả những bài học; đó là định nghĩa về một "gia đình". Bởi sau ngày Tốt nghiệp, vẫn còn đó những người thân yêu mà mình luôn trân quí, đó là những người thầy, người cô luôn hướng dẫn mình tận tình, những người bạn luôn chia sẻ và sát cánh cùng mình trên con đường sự nghiệp phía trước.
Điều đó cũng có nghĩa: với mình, việc học sẽ chẳng bao giờ khép lại nơi giảng đường Đại học. Mình sẽ còn những cơ hội đồng hành cùng gia đình Du lịch học trong những chặng đường sau này... để thế giới trong tầm mắt nhỏ lại đi một chút!
Dịch Covid-19 đang gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển của ngành Du lịch Việt Nam. Nhận ra thách thức đó, mình hy vọng sẽ cùng với các đồng nghiệp trong ngành nỗ lực tìm hiểu, định hướng lại thói quen du lịch của người dân, xây dựng và phát triển thêm các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn, sức khỏe, chất lượng trong các dịch vụ của ngành để bức tranh du lịch Việt Nam sẽ có những gam màu tươi sáng hơn.
Thủ khoa Vũ Quang Huy: "Xã hội học-một góc nhìn nhân văn hơn với cuộc đời" Thủ khoa ngành Xã hội học Vũ Quang Huy chia sẻ: "Một trong những điều lớn nhất mà tôi nhận được sau khi theo học ngành Xã hội học là một góc nhìn nhân văn hơn với cuộc đời và mọi người". Thủ khoa Vũ Quang Huy (sinh năm 1998) trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn - ĐH Quốc gia...