Cô gái hạnh phúc chụp ảnh tốt nghiệp với cha mẹ nông dân trên đồng
Erica Alfaro vừa nhận bằng thạc sĩ vào cuối tuần trước. Cô đã quyết định tôn vinh cha mẹ mình – những nông dân ngay chính trên cánh đồng mà cha mẹ cô đang làm việc.
Chỉ có học mới thoát cảnh lam lũ
Erica Alfaro, 29 tuổi, kể với CNN, cô không bao giờ quên lời khuyên của mẹ khi hai mẹ con làm việc nhiều giờ liền trên cánh đồng cà chua ở thung lũng Trung tâm của California, Mỹ.
Alfaro và cha mẹ trên cánh đồng dâu tây.
Alfaro nhớ lại: “Tôi than với mẹ rằng tôi rất mệt, nhưng mẹ khuyên: “Cuộc sống như thế này sẽ diễn ra từ nay về sau, chỉ có những người học hành mới thoát cảnh lam lũ. Những câu từ đó cứ đeo đuổi tôi mãi”.
Alfaro kể, chính lời nói của mẹ đã truyền cảm hứng cho cô quay trở lại trường lớp, kể từ lúc cô bỏ việc học hành ở tuổi 15 vì mang thai.
Cô rạng rỡ bên cha.
Giờ đây, khi nhận bằng thạc sĩ giáo dục của Đại học bang San Diego, Alfaro đầy tự hào và hạnh phúc, tôn vinh cha mẹ mình trên cánh đồng dâu tây, nơi họ đang làm việc. Trong những bức ảnh tốt nghiệp, cô rạng rỡ bên cha mẹ – những người nông dân với bộ đồ hàng ngày giản dị.
“Cha mẹ đã hy sinh để tôi có tương lai tốt đẹp”
Video đang HOT
Cha mẹ Alfaro, bà Teresa Herrera, 51 tuổi, và ông Claudio Alfaro, 50 tuổi, đến từ Oaxaca, Mexico là những người không được đi học. Họ di cư đến Mỹ và gặp nhau, kết hôn, sinh con. Alfaro sinh ra ở Fresno, California, Mỹ nhưng lớn lên ở Tijuana, Mexico khi cha mẹ cô chuyển về Mexico để mẹ cô có được quyền cư trú tại Mỹ.
Trong suốt thời gian ở Tijuana, Alfaro phải băng qua biên giới mỗi ngày để đến trường. Năm cô tròn 13 tuổi, gia đình cô cùng một gia đình khác,11 người, phải chung một phòng ngủ chật hẹp. Vào dịp nghỉ hè, thay vì được vui chơi, Alfaro và các anh chị, cha mẹ làm việc quần quật trên những cánh đồng hoa quả làm thuê.
“Cha mẹ tôi đã hy sinh để cho chúng tôi một tương lai tốt đẹp, vì thế, tôi sẽ không ở đây nếu không có họ”, Alfaro khẳng định.
Năm 15 tuổi, Alfaro chuyển đến sinh sống với bạn trai và mang thai. Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng sinh con, Alfaro bị bạn trai đuổi ra khỏi nhà. Cô quay trở về sinh sống cùng bố mẹ.
Năm 17 tuổi, Alfaro đăng ký chương trình học tại nhà ở Fresno. Cô được chấp nhận học tại Đại học bang California San Marcos, nhưng trong học kỳ đầu tiên, vào năm 2012, con trai cô – Luis bị chẩn đoán mắc bệnh bại não. Mặc dù khó khăn, Alfaro vẫn học tập, quyết tâm mang đến cho cô và con trai một cuộc sống tốt hơn – cuộc sống mà cha mẹ cô đã làm việc chăm chỉ để mang lại cho cô.
“Tôi đã mất gần 6 năm lấy bằng cử nhân”, Alfaro nói.
Từ một người không biết tiếng Anh, Alfaro lấy bằng đại học ngành tâm lý học năm 2017. Nỗ lực không ngừng nghỉ của cô được đền đáp xứng đáng, cuối tuần vừa qua, cô nhận tấm bằng thạc sĩ giáo dục.
“Lý do tôi chia sẻ câu chuyện của mình là vì tôi muốn khuyến khích những bà mẹ đơn thân, những người bị bạo lực gia đình, được giáo dục và đạt được mục tiêu của họ”, Alfaro khẳng định.
Cô hy vọng, ảnh tốt nghiệp của mình bên cha mẹ trên cánh đồng sẽ truyền cảm hứng cho những người gặp hoàn cảnh tương tự.
Alfaro và con trai Luis.
“Những bức ảnh này đại diện cho nhiều người trong chúng ta”, cô cho biết. “Cha mẹ tôi đã hy sinh để cho chúng tôi có một tương lai tốt đẹp, vì thế, tôi sẽ không ở đây nếu không có họ”, Alfaro đăng tải dòng chia sẻ cùng hình ảnh của cha mẹ lên Facebook, Instagram.
Câu chuyện của cô gây xúc động và được lan truyền như một hiện tượng trên mạng xã hội.
Theo Dân Việt
Hội Khuyến học Việt Nam ký kết với Hội Nông dân Việt Nam về học tập suốt đời
Chiều ngày 6/5, TƯ Hội Khuyến học Việt Nam phối hợp với TƯ Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2019- 2023.
Phát biểu tại lễ ký kết, GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho biết, theo thống kê hiện nay lực lượng lao động xuất phát chủ yếu từ dân nông chiếm 70% dân số. Đứng trước những yêu cầu phát triển của nền kinh tế tri thức mạnh mẽ, đòi hỏi lực lượng lao động sản xuất này phải thay đổi và liên tục đi lên.
Bên cạnh đó, sự cạnh tranh lao động trong nền công nghiệp 4.0 lực lượng nông dân đang dần bị bỏ lại phía sau về mặt năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp... do không có sự trỗi dậy quyết liệt trước các ứng dụng khoa học kĩ thuật.
Do đó, lực lượng nông dân cần liên tục chuyển mình, tự học, tự làm để vươn lên đón nhận các thành tựu của cuộc cách mạng số, bỏ qua sự lạc hậu và tư duy nông nghiệp chậm chạp trong phát triển.
GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam (trái) cùng ông Thào Xuân Sùng, Chủ tịch BCH Hội Nông dân Việt Nam (phải) trao bản ký kết chương trình phối hợp hoạt động của hai tổ chức Hội trong giai đoạn 2019 -2023.
Từ nhu cầu thực tế, GS Nguyễn Thị Doan đề xuất hai Hội cần tăng cường phối hợp khuyến khích cán bộ, hội viên nông dân học tập suốt đời dưới nhiều hình thức, phương thức khác nhau (tại trung tâm học tập cộng đồng, thư viện, nhà văn hóa, điểm bưu điện văn hóa xã, tự học, học từ xa, học trực tuyến, học thông qua mạng internet ...); tham gia xây dựng "gia đình học tập", "dòng họ học tập", "cộng đồng học tập"... hỗ trợ công tác khuyến học và tổ chức khuyến học ở cơ sở nhằm góp phần xây dựng xã hội học tập trên địa bàn.
Hi vọng các hoạt động phối hợp này giúp bà con nông dân cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ thuật sản xuất toàn diện, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao; sản xuất thông minh; nâng cao năng suất lao động để phát triển bền vững bản thân, gia đình và xã hội.
Đồng ý với quan điểm nêu trên, ông Thào Xuân Sùng, Chủ tịch BCH TƯ Hội Nông dân Việt Nam cho biết thêm, số lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ giản đơn đang đứng trước nhiều khó khăn trong nền công nghiệp hóa; hàng triệu nhân lực lao động nông nghiệp có nguy cơ bị mất việc và bị thay thế bởi máy móc công nghệ trong thời gian tới.
Toàn cảnh buổi ký kết.
Đồng thời cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đang đặt ra đối với người nông dân làm thế nào để phát huy được vai trò chủ thể của mình. Chỉ có thể trả lời được vấn đề này nhờ vào khuyến học, khuyến tài, tự học nâng cao trình độ và học tập suốt đời để hội viên để tăng khả năng cạnh tranh tăng năng suất nhờ áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất.
Từ đó, ông Thào Xuân Sùng đề xuất với Hội Khuyến học tạo cơ hội, xây dựng môi trường thuận lợi cho cán bộ, đặc biệt là hội viên nông dân có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn học liệu phong phú nhằm học tập, học nghề, nghiên cứu và áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến vào thực tiễn cuộc sống, phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ mang lại giá trị kinh tế bền vững.
Đồng thời, hai Hội cùng chỉ đạo các công tác phối hợp triển khai tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng xã hội học tập; cung cấp, trao đổi các nội dung, thông tin liên quan thuộc lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng công nghệ mới.
Thống nhất tại lễ ký kết, đại diện lãnh đạo hai Hội đã đề nghị các tổ chức đơn vị trực thuộc Hội tại các tỉnh, thành phố địa phương trên cả nước nhanh chóng xây dựng kế hoạch cùng tổ chức ký kết chương trình phối hợp và triển khai hằng năm nhằm nâng cao tinh thần khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2019- 2023.
Hà Cường
Theo Dân trí
Nông dân ở Sơn La lên tiếng vì con được nâng điểm: Tôi có biết gì đâu Một phụ huynh có con nằm trong danh sách 44 thí sinh được nâng điểm ở Sơn La cho biết, vợ chồng ông bà chỉ là nông dân, không nhờ vả, quen biết ai và không biết tại sao con mình được nâng điểm. Nâng "khống" tới 18,7 điểm/3 môn Liên quan đến vụ việc gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018...