Cô gái giới thiệu một đặc sản “ăn vừa khổ vừa nhục” chỉ xuất hiện trong cỗ cưới, biết được tên thật ai cũng… té ngửa
Nhiều dân mạng sau khi xem clip đã nhanh chóng nhận ra tên gọi thật sự của món đặc sản này.
63 tỉnh thành Việt Nam sở hữu tới hàng ngàn đặc sản ngon nức tiếng, có kể tới mai chắc cũng chưa hết tên. Lâu lâu, một món ăn độc lạ lại xuất hiện trên MXH, khiến dân tình được dịp “mắt tròn mắt dẹt” ngạc nhiên.
Như mới đây, một cô gái đăng tải đoạn clip lên TikTok giới thiệu về một món đặc sản của quê mình. Đính kèm video, cô chú thích: “Ăn món này vừa khổ vừa nhục, sao lại có món này vào cỗ cưới chứ.”
Món ăn gì mà lại bị cô gái nhận xét là “ăn vừa khổ vừa nhục” nhỉ? (Nguồn: @thuytrang0502)
Trong clip, có thể thấy xuất hiện trên bàn tiệc là một chiếc đĩa được đậy lại bằng tô lớn với một lớp bao ni lông bên trong. Để mở được nó, người ta phải dùng cái muỗng và nạy lên.
Món ăn bên trong cuối cùng cũng lộ diện. Thoạt nhìn, chắc ai cũng đoán ra được đây là thịt lợn, lẽ nào là món thịt kho quen thuộc? Nhưng khi nhìn kỹ hơn, ta mới phát hiện ra điều kỳ lạ đó là phần nước dùng trong đĩa khá trong, cứ như nước lã pha với các loại gia vị vậy.
Món ăn thoạt nhìn khiến nhiều người liên tưởng ngay đến thịt kho, tuy vậy ngó kỹ phần nước bên dưới thì không phải (Nguồn: @thuytrang0502)
Bên dưới phần bình luận, rất nhiều cư dân mạng nhận ra đây chính là khâu nhục – một đặc sản rất nổi tiếng của vùng Lạng Sơn. Sở dĩ cô gái kia bảo “ăn món này vừa khổ vừa nhục” cũng là vì cái tên độc lạ của món này.
Thì ra món này tên là khâu nhục, cô gái đọc thành “khổ nhục” với mục đích đùa vui mà thôi! (Nguồn: @thuytrang0502)
Khâu nhục còn gọi là nằm khâu, là món ăn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam qua sự biến tấu của người dân tộc Tày, Nùng, Ngái và qua thời gian đã trở thành một món ăn đặc sản nổi tiếng. Nó chỉ thường xuất hiện trong những dịp gia đình có chuyện vui như lễ Tết, cưới hỏi.
Cái tên “khâu nhục” xuất phát từ phiên âm tiếng Hoa, trong đó “khâu” có nghĩa là “hấp đến mềm rục”, còn “nhục” có nghĩa là “thịt”, do đó nếu dịch đúng có thể hiểu là thịt được hấp rục hay hấp đến chín nhừ.
Khâu nhục là một món đặc sản nổi tiếng có xuất xứ từ Trung Quốc, dịch ra tên có thể hiểu là thịt được hấp rục hay hấp đến chín nhừ.
Theo truyền thống, khâu nhục được chế biến khá cầu kỳ từ thịt ba chỉ sau khi đã được ướp kỹ với các loại gia vị như húng lìu, ngũ vị hương, địa liền, mật ong, rượu, dấm, xì dầu… sau đó đem hấp cách thuỷ trong thời gian dài. Món ăn sau khi hoàn thành có màu vàng nâu hấp dẫn, mùi thơm đặc trưng của các loại gia vị hoà vào thịt.
Món ăn này được làm từ thịt ba chỉ tẩm ướp các loại gia vị rất cầu kỳ, sau đó đem đi hấp cách thuỷ trong thời gian dài (Ảnh: @kerochewchew)
Người Trung Quốc coi khâu nhục là món ăn dân dã nhưng lại mang ý nghĩa tinh thần rất lớn. Cách bài trí miếng thịt lên đĩa theo hình dạng một quả đồi nhỏ đang nhô cao thể hiện ý chí và sự lớn mạnh trong tương lai. Khâu nhục có thể ăn với cơm hoặc xôi, nhưng ngon nhất vẫn là dùng chung với bánh gật gù.
Món khâu nhục thường được ăn kèm với các loại xôi, cơm, bánh mì hay bánh gật gù (Ảnh: @chansfood, @bubufoodshow, @angibando)
Ngồi xắt bột bánh canh "điêu luyện hơn cả máy", người phụ nữ miền Tây khiến dân mạng bái phục: Hồn quê gói trọn trong món đặc sản này!
Hoá ra đây chính là một công đoạn để làm nên món bánh canh bột xắt, một món ăn vô cùng quen thuộc của người dân miền Tây Nam Bộ.
Bản đồ ẩm thực Việt Nam có rất nhiều món nước, một trong số đó không thể bỏ qua bánh canh. Món ăn này chiếm cảm tình của nhiều người bởi phần nước dùng thanh ngọt được ninh kỹ từ xương và các loại rau củ kết hợp cùng sợi bánh canh dẻo dai - điểm khác biệt hẳn so với những sợi bún, phở bình thường. Đặc biệt ở miền Tây Nam Bộ, người ta còn tự biến tấu sợi bánh canh làm tại nhà cho dễ ăn. Từ đó, món bánh canh bột xắt cũng được ra đời.
Mới đây, trong một group kín chuyên về review ăn uống trên Facebook xuất hiện một đoạn video ghi lại cảnh một người phụ nữ miền Tây đang ngồi xắt từng sợi bánh canh. Bàn tay thoăn thoắt, "điêu luyện hơn cả máy móc" của cô khiến người xem không khỏi trầm trồ, thán phục.
Đoạn clip một người phụ nữ miền Tây ngồi xắt từng sợi bánh canh cực kỳ điêu lụyện đang gây bão trong một group review ăn uống trên Facebook.
Trong clip, chỉ với 2 thanh tre dài cùng khối bột dẻo trong tay, người phụ nữ liên tục tạo ra những sợi bánh canh nhỏ và cho ngay vào nồi nước đang sôi sùng sục trước mặt. Bàn tay của chị nhanh và chuyên nghiệp đến nỗi cắt đến đâu trúng đó, không một sợi bột nào thấy rớt ra bên ngoài.
Được biết, nguyên liệu chính làm nên sợi bánh canh đặc sản này là bột gạo. Thông thường trong những gia đình ở miền Tây, người ta thường tự tay chọn gạo, ngâm rồi mới xay thành bột bằng một chiếc cối đá. Sau đó cho tất cả hỗn hợp bột vào túi vải để lọc bỏ nước, chỉ lấy phần bột khô ráo và dẻo thơm sau khi vắt.
Phần bột này sẽ được xắt (cắt, thái) ra thành từng miếng suông dài vừa ăn. Ngoài cách làm của người phụ nữ trong clip, người dân miền Tây còn một cách khác sáng tạo hơn là dùng một chai thủy tinh để cán cho bột mỏng, sẵn tiện áp luôn khối bột thành phẩm lên thân chai và dùng dao để cắt vào nồi nước đang sôi.
Những sợi bột bánh canh được làm thủ công bằng tay cực kỳ tỉ mỉ, có người còn dùng cả chai thuỷ tinh để dễ xắt bánh.
Những sợi bánh canh xắt thành phẩm thường không quá đẹp mắt như bánh canh bình thường, thay vào đó chúng có kích thước lớn hơn. Không những vậy, món ăn này còn đặc biệt hơn bởi có thêm vị nước cốt dừa béo thơm được cho vào phần bột lẫn nồi nước dùng khi nấu. Tô bánh canh thành phẩm cũng sền sệt chứ không lỏng như bánh canh bình thường.
Món bánh canh bột xắt trở nên đặc biệt bởi phần bột bánh canh được làm thủ công với hình dạng khác lạ - (Ảnh: @nkn.1911, @nhii.keo, @kawaii.food).
Bình luận bên dưới đoạn video thú vị này, rất nhiều cư dân mạng không giấu nổi sự thán phục và tò mò trước một món ăn công phu của người miền Tây:
- Phương Đỗ: "Ngưỡng mộ thật sự, mình cắt bằng dao cũng không đều và lẹ tay được như cô này!"
- Nguyễn Hữu Nghĩa: "Cắt không trượt phát nào luôn, công nhận mấy cô mấy dì ở miền Tây mà đa số mình biết đều nấu ăn ngon lắm!"
- Boorin Boorin: "Giống trong phim Mỹ Vị Thiên Vương quá ta, nấu đồ ăn thôi mà cô múa như phim kiếm hiệp vậy!"
- Trọng Trần: "Xa quê bao năm nhưng vẫn không thể nào quên cái nước dùng sền sệt, sợi bánh dẻo thơm của món này. Hồi nhỏ mẹ mình hay làm cho ăn lắm..."
Ở nhiều nơi, người ta còn cho cả nước cốt dừa vào phần nước dùng để làm món bánh canh béo thơm hơn - (Ảnh: @nguyenphuongthao.93).
Miền Tây sông nước không chỉ có người dân chất phác, hiền hoà mà các món đặc sản ở đây cũng thật đặc biệt phải không các bạn?
Banana
Bất ngờ trước cách người ta làm ra món vịt quay Lạng Sơn trứ danh, không phải tự dưng lại được xem là ngon nhất Việt Nam Từ lâu, món vịt quay lá mắc mật nổi tiếng của vùng Lạng Sơn đã được nhiều thực khách đánh giá là thơm ngon nhất Việt Nam, hiếm có nơi nào sánh bằng. Ẩm thực Việt Nam đa dạng qua từng vùng miền, từng địa phương khác nhau. Mỗi nơi lại sở hữu những món đặc sản riêng mà hiếm chỗ nào có...