Cô gái dân tộc Tày xinh đẹp và hành trình trở thành thủ khoa xứ Lạng
Không đi học thêm ngoài suốt 12 năm học phổ thông, Tàng Thị Hồng bền bỉ rèn luyện để trở thành thủ khoa khối C tỉnh Lạng Sơn.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nông, bố mẹ mới học hết lớp 5, Tàng Thị Hồng (SN 2001, Lạng Sơn) luôn nuôi trong mình quyết tâm thay đổi được hoàn cảnh, đỡ đần bố mẹ khi lớn lên.
Hoàn thành thi THPT quốc gia 2019 bằng nỗ lực không ngừng, cô nữ sinh trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Lạng Sơn xuất sắc trở thành thủ khoa khối C00 của tỉnh với tổng điểm 26,75. Em đỗ vào Đông Phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
“ Khi đi thi, em chỉ nghĩ sẽ cố gắng hết sức, chưa bao giờ em đặt mục tiêu trở thành thủ khoa của tỉnh“, Hồng bộc bạch.
Nữ sinh chia sẻ, trong gia đình em thân nhất với mẹ, bố em hơi ít nói. Qua những câu chuyện bằng tiếng Tày cùng mẹ, Hồng cảm nhận được đâu đó trong sâu thẳm mẹ luôn ước ao được học hành. Biết được mơ ước đó nên hai chị em Hồng luôn cố gắng học tập. Năm nay, em trai của Hồng cũng thi đại học.
Tàng Thị Hồng (SN 2001) là thủ khoa khối C00 của tỉnh Lạng Sơn.
“ Em đi học xa nhà, mẹ là người lo lắng nhất. Hồi em lên lớp 6 đi học trường Nội trú huyện, mẹ mấy lần ngăn không cho em đi. Bản thân em xa gia đình ở biền biệt trong trường đến cả tháng không được về thăm nhà.
Quy định của trường nghiêm ngặt, chỉ cho nghỉ ngày lễ; hoặc nếu về cuối tuần thì phải có lý do rõ ràng. Quãng thời gian lúc mới xa nhà em khóc rất nhiều vì nhớ nhà”, nữ sinh nói.
7 năm học xa nhà, từ trường nội trú huyện, Hồng cố gắng thi để được học trường Nội trú tỉnh, cách nhà 30km. Nhà em thuộc xã Sàn Viên, huyện Lộc Bình – vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh, gia đình thuần nông nên điều kiện kinh tế không tốt. Để nuôi được hai con đang tuổi ăn, tuổi học, bố mẹ em rất vất vả.
Nhận thức rõ điều đó, Hồng quyết tâm thi vào học trường nội trú tỉnh để có cơ hội học tập tốt hơn và ăn ở miễn phí. Cả quãng thời gian đi học xa nhà, em rèn luyện tác phong tự lập trong cuộc sống và học tập.
Nữ sinh Tàng Thị Hồng (thứ 7 từ trái sang) và cô giáo chủ nhiệm lớp 12C2 – trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Lạng Sơn.
Không chỉ dừng lại ở thành tích điểm số, từ cấp 2, Hồng liên tiếp mang về nhiều giải thưởng dành cho học sinh chuyên văn cấp huyện, tỉnh khiến cha mẹ tự hào.
Video đang HOT
Em từng đoạt giải Nhất học sinh giỏi văn cấp huyện lớp 8, giải Ba học sinh giỏi văn cấp huyện; giải ba học sinh giỏi văn cấp tỉnh năm lớp 9, giải Nhì Học sinh giỏi văn cấp tỉnh lớp 11 và giải Ba học sinh giỏi văn cấp tỉnh lớp 12. Và đến năm 2019, em xuất sắc giành vị trí thủ khoa khối C của toàn tỉnh với điểm số 26,75.
Thành tích đạt được của Hồng là kết quả những ngày tháng bền bỉ tự học, không một ngày nào nữ sinh phải đi học thêm.
Chia sẻ ước mơ của mình, cô tân sinh viên khoa Đông Phương học cho biết tới đây em sẽ thi để được học tiếng Hàn Quốc. Trở thành phiên dịch viên giỏi của ngôn ngữ này là mơ ước lớn của cuộc đời em.
“Ngành học này cho sinh viên tiếp xúc với bốn nền văn hóa khác nhau Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ. Ban đầu em băn khoăn lắm giữa tiếng Trung và tiếng Hàn, sau đó em quyết tâm chọn và theo ngôn ngữ mà em yêu thích hơn là tiếng Hàn”, Hồng nói.
Trong tương lai gần, cô nữ sinh này mong muốn sẽ ổn định việc học và tìm công việc bán hàng theo ca kiếm thêm thu nhập, tự trang trải cuộc sống học tập xa nhà, cũng như có thể giúp đỡ được cha mẹ và em trai ở nhà.
Ảnh: NVCC
Theo VTC
Nỗi niềm trước năm học mới của cô trò bản vùng biên Hà Tĩnh
Năm học mới sắp bắt đầu, nhìn trường lớp xuống cấp mà thương học sinh rơi nước mắt. Đó là nỗi niềm của các cô giáo ở Trường Mầm non Phú Gia, Hương Khê (Hà Tĩnh) khi nói đến điểm trường ở bản vùng biên Phú Lâm - nơi có gần 44% số hộ là đồng bào các dân tộc Lào, Nùng, Tày.
Điểm Trường Mầm non Phú Lâm được xây dựng hơn 20 năm
"Trăn trở và đề xuất rất nhiều nhưng đến nay, trước thềm năm học mới, chúng tôi cũng không thể huy động được kinh phí để cải tạo cơ sở vật chất cho điểm trường Phú Lâm. Lên khảo sát hiện trạng chuẩn bị cho năm học, nhìn điều kiện dạy, học quá xuống cấp, thiếu thốn của cô trò nơi đây mà rơi nước mắt"- Hiệu trưởng Trường Mầm non Phú Gia Lê Thị Quyên chia sẻ.
Toàn bộ cơ ngơi điểm trường là 2 căn phòng ẩm thấp, nền nhà xi xăng đã bong tróc nham nhở...
Điểm trường được xây dựng từ hơn 20 năm trước, trên cơ sở cải tạo, cơi nới hội quán thôn thành 2 phòng làm lớp học và nơi ăn, ngủ của học sinh. Thời gian sử dụng đã rất dài, lại thiếu kinh phí để đầu tư sửa chữa nên các hạng mục đồng loạt xuống cấp nghiêm trọng.
Chưa nói đến không gian vui chơi, phát triển mà ngay cả những điều kiện cơ bản để dạy học, chăm sóc cháu cũng hết sức tạm bợ. Toàn bộ cơ ngơi điểm trường là 2 căn phòng ẩm thấp, nền nhà xi xăng đã bong tróc nham nhở, hệ thống cửa đã gần mục nát.
Hiệu trưởng Trường Mầm non Phú Gia (thứ 2 bên trái) khảo sát công tác chuẩn bị năm học mới ở điểm trường Phú Lâm
Vài tuần nay, 2 cô giáo bám bản phụ trách điểm trường là Lê Thị Hữu và Lê Thị Thắm đã đến dọn dẹp, vệ sinh các phòng học, chuẩn bị đón trẻ vào năm học mới.
Cô Hữu cho biết, năm học này, theo đăng ký của phụ huynh, điểm trường sẽ đón 30 cháu từ 3- 5 tuổi. Hơn 25 năm gắn bó cùng điểm trường vùng biên giới, các cô chẳng ngại gì gian khó, thiếu thốn.
Nhưng nhìn điều kiện học tập miền xuôi được cải thiện rất nhiều, lại thấy thương cháu, thương người dân bản đang chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn.
Cô Lê Thị Hữu chỉ ước trước lúc mình nghỉ hưu, được nhìn thấy học sinh được học tập trong những căn phòng sạch đẹp, khang trang
"Năm học mới, chúng tôi chỉ ước có tiền sửa lại mấy cánh cửa, lát gạch hoa cho 2 phòng học và phòng ngủ, làm một mái che trước cửa phòng học để không lo nắng rát, mưa tạt vào trong lớp.
Dự trù kinh phí cần khoảng 50 triệu đồng là cũng tạm đủ để lo những hạng mục thiết yếu đó. Nhưng cấp trên thì không phân bổ, còn để huy động xã hội hóa tại chỗ rất khó vì các gia đình trong bản cuộc sống còn rất nhiều khó khăn"- cô Lê Thị Hữu trăn trở.
Con gái anh Phan Văn Tú được mẹ gửi về chiếc cặp sách mới
Theo chân các cô giáo cắm bản, chúng tôi đến thăm một số gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn trước năm học mới. Trong ngôi nhà thưng gỗ tạm, vắng tiếng người ở đầu bản, anh Phan Văn Tú đang lúi húi sắm sửa những vật dụng cho con vào năm học mới.
Anh kể: "Tôi ốm đau mấy năm nay không làm được việc nặng nên kinh tế gia đình khó khăn. Mẹ cháu đưa đứa em nhỏ vào làm ăn trong miền Nam để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Năm học mới, mẹ có gửi về cho cháu cặp sách, còn áo quần thì dùng lại đồ cũ là được rồi".
Mẹ con chị Lê Thị Hoài chuẩn bị cho năm học mới
Còn chị Lê Thị Hoài, một hộ cận nghèo trong thôn chia sẻ: "Vợ chồng tôi khăn gói từ miền Nam về quê. Không có đất rừng, đất ruộng sản xuất nên cả gia đình chỉ biết trông chờ vào những ngày đi làm thuê vác keo của bố.
Năm học mới này cháu đầu và lớp 1, cháu thứ 3 vào mẫu giáo 3 tuổi, tôi mong sao các nhà trường hỗ trợ, giảm tiền đóng góp giúp các cháu. Trường lớp dẫu có tạm bợ nhưng với điều kiện cuộc sống hiện nay, chúng tôi cũng không mong gì hơn."
Con đường từ trung tâm xã Phú Gia lên Phú Lâm dài hơn 15km đã xuống cấp khá nghiêm trọng, khiến bản vùng biên càng trở nên xa xôi
Được biết, bản Phú Lâm cách trung tâm xã Phú Gia hơn 15km đường đèo dốc hiểm trở. Bản có 118 hộ thì 53 hộ dân tộc, 31 hộ nghèo và cận nghèo. Trong số đó có khoảng 50% số hộ có diện tích đất rừng; bản có 10 ha đất lúa nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nước trời nên mùa làm, mùa nghỉ. Những hộ không có đất sản xuất sống chủ yếu dựa vào nghề làm thuê, thu nhập bấp bênh.
Bản có 2 điểm trường đều xây dựng từ rất lâu, trong đó, điểm trường tiểu học năm ngoái đã được sửa chữa, nâng cấp nên các hạng mục phục vụ dạy học đã được cải thiện, chỉ còn thiếu những phần công trình phụ. Còn điểm trường mầm non nhiều năm không có kinh phí sửa chữa nên ngày càng xuống cấp, điều kiện dạy học vô cùng khó khăn.
Các em nhỏ ở bản Phú Lâm phải học trong những phòng học tạm bợ, xuống cấp. Ảnh: Giang Nhất
Duy nhất là vào năm 2017, huyện Hương Khê và mạnh thường quân tổ chức Tết Trung thu ở bản và tặng một số suất quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Còn lại, mỗi năm học mới, học sinh dân tộc, các điểm trường vùng biên nơi đây ít khi nhận được sự quan tâm, động viên từ các cấp ngành, tổ chức, cá nhân, các đoàn thiện nguyện.
Ông Ngô Xuân Kim - Trưởng thôn Phú Lâm
Theo baothanhhoa
Được miễn toàn bộ học phí, nữ sinh nghèo đã nhập học, "chỉ lo cho sức khỏe của mẹ" "Điều em băn khoăn nhất khi đi học đại học là sức khỏe của mẹ. Mẹ ở có một mình thôi, mỗi khi trái gió trở trời lại đau ốm. Em sẽ cố gắng thật nhiều để không phụ lòng mong mỏi của mẹ, các thầy cô và mọi người", em tân sinh viên báo chí Đại học Khoa học Xã hội và...