“Cô gái da cam” ước mơ thành cô giáo dạy trẻ
Mang trong mình di chứng của chất độc da cam nhưng thí sinh Đặng Thị Oanh vẫn quyết tâm đăng ký dự thi vào ngành Công tác xã hội, Trường ĐH LĐ&XH Hà Nội với ước mơ trở thành cô giáo dạy trẻ.
Đợt thi ĐH vừa qua, em Đặng Thị Oanh dự thi tại cụm thi Vinh. Oanh là con gái út trong gia đình có 4 anh, chị em ở xóm 2A, xã Nam Thanh, Nam Đàn, Nghệ An, bố em là ông Đặng Văn Thành, từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên.
“Ngày đó tôi cũng chưa biết cháu nó bị chất độc da cam, chỉ thấy cháu không lớn được, đôi chân Oanh cứ nhỏ dần, nhỏ dần. Những đêm trái gió, trở trời là cháu lại lên cơn đau. Mãi đến năm 2000 khi đi bệnh viện các bác sĩ khám mới cho biết cháu bị nhiễm chất độc da cam từ tôi”, ông Thành nhớ lại.
“Cô gái da cam” Đặng Thị Oanh ước mơ thành cô giáo dạy trẻ.
Trong khi bạn bè cùng trang lứa cắp sách tới trường thì Oanh lại bị những cơn đau hành hạ, suốt ngày em chỉ quanh quẩn ở trong nhà. Oanh sinh ra và lớn lên cho đến tận bây giờ cũng chỉ cao chưa đầy 1m, nhiều lúc vì chiều cao của mình mà Oanh cũng cảm thấy buồn.
Oanh được bố đưa đi thi. Nghị lực của Oanh khiến nhiều người khâm phục.
Video đang HOT
Nhìn bạn bè cùng trang lứa được cắp sách tới trường, nhiều lúc Oanh tủi thân khóc tấm tức. Nhưng càng nghĩ, Oanh càng thấy mình cần phải nỗ lực hơn trong học tập, dù mình thế nào đi chăng nữa nhưng cũng phải cố gắng hết mình. “Em nghĩ chỉ có con đường học tập mới giúp mình sau này có thể tự lập được trong cuộc sống, không còn phải lệ thuộc nhiều vào bố mẹ nên em vẫn quyết tâm đến trường”, Oanh chia sẻ.
Vượt lên bao khó khăn, suốt 12 năm học Oanh luôn là học sinh tiên tiến, được thầy cô và bạn bè yêu mến. Tạm biệt một thời học sinh, mặc dầu mang trong mình di chứng chất độc da cam nhưng Oanh vẫn cháy bỏng ước mơ trở thành tân sinh viên trên giảng đường Đại học. Những ngày đầu đi thi, Oanh không khỏi tự ti khi nhìn thấy những ánh mắt ái ngại của các bạn thi cùng phòng. Nhưng nghĩ đến gia đình, bố mẹ phải chịu đựng bấy lâu càng làm cho Oanh sục sôi hơn trong mỗi lần bước vào phòng thi và tự hứa với lòng mình sẽ chiến thắng để vào giảng đường đại học.
“Tuổi trẻ phải có ước mơ, hoài bão và sống có lý tưởng” – em Đặng Thị Oanh tâm sự.
Khi được hỏi ước mơ của mình, Oanh trầm ngâm, ánh mắt em nhìn xa xăm bảo: “Em nghĩ rằng tuổi trẻ bao giờ cũng gắn liền với những ước mơ, hoài bão. Thanh niên ngày nay sống đẹp, sống có ích trước hết phải sống có lý tưởng, ước mơ, mục đích rõ ràng và trung thành với mục tiêu của chính mình. Với riêng em, ước mơ lớn nhất là được trở thành một cô giáo để có thể giúp đỡ những hoàn cảnh như em”, Oanh tâm sự.
Chia tay Oanh chúng tôi cầu chúc cho ước mơ Oanh sớm thành hiện thực và và quan trọng hơn là em luôn đủ sức mạnh, niềm tin để thực hiện ước mơ đó.
Nguyễn Duy – Doãn Hòa
Theo dân trí
Thí sinh cao 80cm thích làm công tác xã hội
Với chiều cao khiêm tốn, chỉ khoảng 80cm, Vũ Thị Hằng (quê ở Sầm Sơn, Thanh Hóa) đăng ký thi vào ngành Công tác xã hội Trường ĐH Lao động-Xã hội. Hằng cho biết em muốn làm công tác xã hội để giúp đỡ được nhiều người, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đợt thi đại học vừa qua, nhiều thí sinh và phụ huynh có mặt tại hội đồng thi trường THPT Lam Sơn (Thanh Hóa) không khỏi ngạc nhiên khi chứng kiến một thí sinh "tí hon" và phụ huynh cũng "tí hon" dắt nhau sau các buổi thi.
Đó là trường hợp đặc biệt của thí sinh Vũ Thị Hằng, ở xã Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa. Với chiều cao khiêm tốn chưa đầy 1m, Hằng đã quyết tâm đi thi ĐH để thực hiện ước mơ của mình là trở thành sinh viên và sau này ra trường có công việc làm ổn định. Cô thí sinh với dáng người nhỏ nhắn, thấp bé này đã làm cho nhiều thí sinh cùng các phụ huynh tại hội đồng thi trường THPT Lam Sơn Thanh Hóa thán phục về nghị lực của em.
Thí sinh Vũ Thị Hằng vui mừng vì làm được bài sau buổi thi môn Văn.
Sinh năm 1994 trong một gia đình đông anh em ở xã Quảng Tiến, bố mất sớm, mẹ tuổi cao không thể làm được gì, Hằng đi học nhờ vào số tiền của những anh chị trong gia đình chu cấp. Năm nay, Hằng đăng ký dự thi vào ngành Công tác xã hội, trường ĐH Lao động - Xã hội, thi nhờ tại trường ĐH Hồng Đức.
Gia đình tuy đông anh em, nhưng tất cả đều đã đi làm xa hết. Cháu của Hằng là em Ngô Thị Ngọc Lan, đang học lớp 6 đã cùng dì đi thi. Hằng cho biết khi bắt đầu đi từ nhà cho đến nơi thi cháu Lan là người thuê xe và trả tiền giúp dì. Trong thời gian dì Hằng làm bài, cháu Lan ở ngoài cũng mang tâm trạng thấp thỏm lo âu, chờ đợi dì cũng nhiều phụ huynh khác.
Buổi thi đầu tiên, do đường xa nên hai Dì cháu đã dậy từ rất sớm, ăn sáng xong bắt đầu khởi hành từ nhà lúc 5h sáng và đến hội đồng thi lúc hơn 6h.
Cháu Lan tâm sự: "Nhà cháu chẳng còn ai ở nhà, thấy dì đi thi một mình nên cháu nói dì cho cháu đi cùng với dì cho vui. Khi dì vào phòng thi thì cháu ở ngoài ngồi chờ. Cháu cũng rất mong dì làm bài thật tốt".
Nhiều thí sinh và phụ huynh ngạc nhiên trước cảnh hai dì cháu dắt nhau đi thi.
Cháu Lan là con của chị gái thứ 4 trong gia đình tám anh chị em của thí sinh Vũ Thị Hằng. Nhìn cháu Lan và thí sinh Hằng không ai có thể đoán ra được đây là hai dì cháu. Cháu Lan cao hơn dì một cái đầu, cô bé rất dễ thương và thông minh. Số tiền mà em trả tiền xe ôm cho dì là số tiền em tiết kiệm được. Em chia sẻ, vì hoàn cảnh gia đình bà ngoại khó khăn nên cháu muốn giúp đỡ cho dì một phần để giúp dì thi cho tốt.
Rời phòng thi, hai dì cháu Lan đi tìm một quán cơm ăn trưa.
Khi được hỏi về lí do vì sao lại vào ngành Công tác xã hội Hằng cho biết: "Em mong muốn được làm các công tác xã hội để giúp đỡ được nhiều người, nhất là những người có hoành cảnh khó khăn, đặc biệt để họ vượt qua số phận".
Thái Bá - Duy Tuyên
Theo dân trí
"Tí hon" da cam quyết tâm thi vào đại học Đó là trường hợp của thí sinh Hồ Thị Út Lan, dự thi vào ngành Công nghệ thông tin, ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Là nạn nhân nhiễm chất độc da cam, Út Lan có chiều cao khiêm tốn 1,15m, nhưng lại quyết tâm rất cao với ý nguyện thi đậu vào đại học. Thí sinh "tí hon" Hồ Thị Út Lan. Chia...