Cô gái Cao Bằng từ Thụy Sĩ đến ‘Cambridge Trung Quốc’
Doanh Thị Kim Ngân, 26 tuổi, sinh ra và lớn lên tại TP. Cao Bằng vừa giành học bổng thạc sĩ ctại ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) sau 2 năm đi làm.
Theo bảng xếp hạng THE 2022, Peking University (ĐH Bắc Kinh) xếp thứ 16 trong bảng xếp hạng đại học thế giới. Thành lập năm 1898, ĐH Bắc Kinh được ví như “ Cambridge của Trung Quốc”. Hàng năm, số lượng sinh viên được nhận vào ĐH Bắc Kinh rất ít, tỉ lệ cạnh tranh cao.
Trước đó, năm 2019, Kim Ngân tốt nghiệp song bằng hạng xuất sắc bậc cử nhân ngành Quản trị khách sạn tại César Ritz Colleges (Thuỵ Sĩ) và Washington State University- WSU (Mỹ).
Doanh Thị Kim Ngân giành học bổng thạc sĩ ở Peking University ở tuổi 26
Từ cô gái rụt rè đến thủ lĩnh sinh viên
Từng là cựu học sinh lớp chuyên Sinh, Trường THPT Chuyên Cao Bằng, năm lớp 12, Kim Ngân rẽ hướng sang chọn ngành Quản trị khách sạn. Xác định mục tiêu du học từ sớm, cô tập trung tham gia hoạt động ngoại khoá và duy trì điểm học tập (GPA) cao. Dù vậy, vì chưa có điều kiện để thi chứng chỉ ngoại ngữ nên Ngân quyết định nhập học Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Trong thời gian ở Hà Nội, Ngân chăm chỉ “cày” tiếng Anh và hoàn thành hồ sơ du học. “Thuỵ Sĩ là nơi nổi tiếng về đào tạo chuyên ngành Quản trị khách sạn. Mình chọn César Ritz Colleges vì tại đây có chương trình đào tạo song song 2 bằng cử nhân, có thể lấy thêm bằng tại Washington State University nếu đáp ứng thêm một số môn học”.
Sang Thuỵ Sĩ năm 2016, thời gian đầu Ngân thấy “choáng ngợp” khi các bạn học ngành du lịch ai cũng nói thành thạo 3 – 4 ngoại ngữ.
“Mình đã cố gắng làm quen dần, tham gia các hoạt động của hội sinh viên trong trường và hướng dẫn các bạn mới đến. Đồng thời chăm chỉ trau dồi ngoại ngữ, học thêm tiếng Pháp và Trung Quốc”, Ngân chia sẻ.
Từ một cô gái “rụt rè”, nhiều lo lắng ngày mới sang, Ngân trở thành Hội trưởng Hội Eta Sigma Delta (một tổ chức danh dự quốc tế dành cho sinh viên ngành khách sạn có nhiều thành tích, GPA phải trên 3.0). Những trải nghiệm điều hành, tham gia các hội nhóm đã giúp Ngân tích lũy thêm nhiều kỹ năng bổ ích khác.
Chương trình học của Ngân chia thành 8 kỳ, xen kẽ 2 kỳ thực tập toàn thời gian (6 tháng). Cô chia sẻ rằng vừa học vừa đi thực tập mang lại nhiều cơ hội được tiếp xúc với môi trường làm việc khác nhau. Ví dụ ở Thuỵ Sĩ, giờ giấc làm việc rất nghiêm ngặt, tác phong chuyên nghiệp. Trong giờ tuyệt đối không được sử dụng điện thoại, phải tập trung cao độ.
Năm 2019, sau khi tốt nghiệp đại học hai bằng xuất sắc ngành Quản trị khách sạn tại César Ritz Colleges với số điểm GPA 3.79/4 và tốt nghiệp Washington State University với điểm GPA 3.97/4, Ngân tiếp tục dành thời gian đi làm thực tế.
Công việc đầu tiên của Ngân là tại một công ty du lịch của Mỹ đặt trụ sở tại Malaysia. Đi làm đúng thời điểm ngành du lịch ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, công ty của Ngân có nhiều thay đổi, đòi hỏi nhân viên phải thích ứng kịp thời, xử lý được khủng hoảng.
“Mình nghĩ đi làm trước để có trải nghiệm công việc thực tế và nhìn nhận những thiếu sót. Làm việc trong nhiều môi trường khác nhau, mình thấy cần thiết phải học thạc sĩ để mở rộng hơn”.
Vì thế, đầu năm 2020, Ngân trở về Việt Nam làm việc và chuẩn bị hồ sơ để đi học tiếp.
“Apply” 2 trường đại học hàng đầu Trung Quốc
Lên kế hoạch từ trước, có điểm GPA tương đối ổn, Ngân đầu tư học và thi chứng chỉ năng lực tiếng Trung HSK, thi GMAT (bài kiểm tra đo lường khả năng ngôn ngữ, toán học và viết của sinh viên muốn theo học ngành quản trị kinh doanh sau đại học)…
Tháng 10/2020, Ngân hoàn thành và gửi hồ sơ “apply” chương trình thạc sĩ của ĐH Bắc Kinh, ĐH Chiết Giang – 2 trong số những trường đại học nổi tiếng nhất Trung Quốc. Theo Ngân, ngoài CV, điểm GPA, chứng chỉ thì bài luận chính là yếu tố quan trọng nhất để thuyết phục ban tuyển sinh nhận mình.
Video đang HOT
“Các bạn đừng hiểu nhầm phải có GPA thật xuất sắc mới được xin được học bổng du học Trung Quốc. Thay vào đó bạn có thể chia sẻ rõ hơn qua bài luận, thể hiện những mục tiêu và kinh nghiệm có được để chứng minh năng lực bản thân”.
Trong bài luận chính, ngoài việc đề cập đến lý do tại sao chọn Trung Quốc để du học, Ngân còn chia sẻ về những kỹ năng, kinh nghiệm có được từ quá trình học tập và làm việc…
Riêng ĐH Bắc Kinh còn yêu cầu thêm một bài luận nữa. Trường đưa ra 2 câu hỏi về khả năng lãnh đạo, và cách Ngân vượt qua khó khăn.
“Mình chia sẻ về hoạt động ngoại khoá đã tham gia. Điều mình học được về cách vận hành, lên kế hoạch, lãnh đạo với vai trò của hội trưởng trong các sự kiện như thế nào. Mình cũng nói rõ hơn về những việc đã làm, lý do tại sao, cách mình làm và thực hiện cùng ai, kết quả ra sao”, Ngân kể.
Ngoài ra, Ngân cũng cho rằng thư giới thiệu cũng là một điểm nhấn ấn tượng của hồ sơ. Ngân đã xin 3 thư giới thiệu từ giáo sư cô đã làm việc cùng.
“Mỗi người đưa ra đánh giá khác nhau về mình. Đây cũng là yếu tố khách quan người khác nhận xét về năng lực của bạn. Một số trường ở Trung Quốc yêu cầu hồ sơ học thuật cao hơn, nên xin thư giới thiệu từ những người có bằng tiến sĩ trở lên, tốt nhất là giáo sư”.
Còn ở ĐH Chiết Giang, Ngân phải trải qua thêm vòng phỏng vấn. Ngân cho biết, thầy cô hỏi về những nội dung mình đã đề cập trong CV, bài luận cá nhân và hỏi lý do chọn trường. Ngân cho hay, để ghi điểm, bạn nên chuẩn bị một vài câu hỏi lại thầy cô. Qua nội dung câu hỏi và trả lời được chuẩn bị chu đáo cũng là cách khẳng định mong muốn học tập, sự quan tâm mà bạn dành cho trường.
Đầu năm 2021, Ngân nhận được tin vui khi giành được học bổng 100% học phí của ĐH Bắc Kinh. Do dịch Covid-19 chưa thể sang Trung Quốc nên tháng 9 vừa qua, Ngân nhập học tại khu học xá của ĐH Bắc Kinh ở thành phố Oxford, Vương quốc Anh.
Nam sinh ĐH Quốc gia Hà Nội tốt nghiệp loại Giỏi cùng lúc 2 ngành học
Vũ Quý Lâm cùng lúc tốt nghiệp bằng Giỏi cả 2 ngành học là ngành Lịch sử tại ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn và ngành Luật học tại ĐH Quốc gia Hà Nội.
Để đạt được thành tích đáng ngưỡng mộ này, chàng trai 9x luôn bám sát phương châm "dám nghĩ dám làm".
Ngành Lịch sử không hề khô khan
Sau khi tốt nghiệp song bằng, Quý Lâm (sinh năm 1999, quê Hưng Yên) lựa chọn ngành nghề liên quan đến Lịch sử, bởi đây chính là niềm đam mê lớn nhất của bản thân.
Trước ý kiến "ngành nghiên cứu khô khan, nhàm chán và thu nhập không cao, khó làm giàu", Lâm bộc bạch: "Ngành nghiên cứu không phải là lựa chọn phù hợp với những người mong muốn kiếm tìm một mức thu nhập cao và muốn làm giàu. Nhưng nhìn chung, ngành nghiên cứu, đặc biệt là ngành thiên về Khoa học Xã hội và Nhân văn như mình thì lại rất thú vị. Ngành học giúp mình có những cái nhìn đa chiều và sâu sắc hơn trước mọi vấn đề. Đặc biệt, ngành Lịch sử không hề khô khan, nhàm chán như mọi người nghĩ.
Nam sinh Vũ Quý Lâm.
Đến với ngành Lịch sử bởi rất nhiều lý do, nhưng mình nghĩ hơn hết, đó là một cái "duyên". Bố mẹ mình định hướng học y vì mẹ đang công tác trong ngành này. Hơn nữa gia đình mình cũng không có ai theo ngành nghiên cứu. Mọi người cho rằng ngành Lịch sử khó xin việc. Tuy nhiên, bản thân mình có tính tự lập từ nhỏ, luôn tự chủ trong mọi công việc, những điều mình thích thì phải quyết tâm làm bằng được. Từ cấp 2, mình thích ngành học thiên về khoa học xã hội và lúc đó đã có mơ ước học tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. May mắn là ước mơ ấy đã được hiện thực hóa rồi.
Mình rất thích tìm hiểu về lịch sử. Chính việc tìm hiểu về quá khứ đã đem lại cho mình nhiều thông tin, kiến thức bổ ích, những bài học và kinh nghiệm có thể áp dụng sao cho phù hợp cho hiện tại và cả tương lai. Sau 4 năm đại học, bài học sâu sắc mình nhận được đó chính là sự quyết tâm. Mọi khó khăn, thử thách đều có thể vượt qua nếu như bản thân chúng ta thực sự nỗ lực, cố gắng hết mình".
Theo Quý Lâm, để có thể "vững nghề" trong lĩnh vực nghiên cứu Lịch sử trước hết cần có tư duy tốt, sự kiên trì, tỉ mỉ và sáng tạo. Trong số đó, Lâm cho rằng tư duy tốt là tố chất quan trọng nhất, bởi nghiên cứu Lịch sử cần có sự logic, xâu chuỗi các vấn đề, sự kiện, thông tin.
Sau khi hoàn thành chương trình song bằng và nhận kết quả tốt nghiệp bằng Giỏi, Quý Lâm định hướng công việc liên quan đến ngành Lịch sử.
Quý Lâm cũng có kế hoạch học lên cao để có thể nghiên cứu một cách chuyên sâu hơn và hỗ trợ tốt cho nghề nghiệp đã chọn.
Cũng theo chia sẻ của nam sinh Hưng Yên, lời bình phẩm "Học đại học mà không làm đúng ngành thì xem như vứt 4 năm phí hoài" đúng hay sai tùy vào quan điểm của mỗi người. Tuy nhiên, bản thân Lâm cho rằng 4 năm đại học được nhiều hơn mất. Bởi trong suốt quãng thời gian sinh viên, Lâm được học tập, rèn luyện trong môi trường năng động.
"Học đại học không chỉ được trang bị, trau dồi kiến thức chuyên ngành mà nếu biết tận dụng và nắm bắt cơ hội thì còn phát triển thêm rất nhiều những kỹ năng khác cần thiết và phù hợp với nhu cầu việc làm của xã hội như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng sống...
Với xã hội phát triển như bây giờ, bên cạnh kiến thức chuyên môn thì kỹ năng mềm là yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công trong công việc. Thế nên khi còn là sinh viên, thật đáng tiếc nếu trong suốt những năm tháng đi học chỉ chăm chăm vào việc học, mà không tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ và không dành thời gian học thêm những kỹ năng mềm.
Ngoài ra, sinh viên ra trường làm trái ngành rất nhiều, không phải ai cũng tìm được công việc đúng ngành mình đã học. Đôi khi không phải mình chọn nghề mà nghề chọn mình mới đúng. Suy cho cùng, mục tiêu của chúng ta là kiếm tiền và thỏa mãn đam mê.
Mình rất tâm đắc với câu nói "thái độ hơn trình độ"; việc nào cũng vậy, muốn bền và thành công thì trước hết thái độ với công việc phải thực sự nghiêm túc, làm việc phải thực sự có đam mê, có nhiệt huyết và có trách nhiệm với công việc mình lựa chọn. Dù mình không chọn làm nghề liên quan đến ngành Luật nhưng bản thân chưa từng hối hận khi đã nghiên cứu, học tập và tốt nghiệp lĩnh vực này", Lâm chia sẻ.
Áp lực thời gian là điều tất yếu khi học song bằng
Có một quãng thời gian Quý Lâm cũng gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp, cân bằng thời gian học và tham gia hoạt động chung. "Có lúc mình rất bận, vừa học song bằng, vừa sinh hoạt Đoàn, Hội lại muốn đi làm thêm. Học song bằng thì áp lực thời gian là điều tất yếu. Nhưng mình đã tập trung giải quyết mọi thứ có kế hoạch và lấy lại được cân bằng cuộc sống.
Kết quả là hiện tại mình đã hoàn thành xong chương trình của cả 2 ngành và có kết quả học tập loại Giỏi. Thế nên, đừng lo vỡ mộng khi học song bằng, vì tất cả mọi khó khăn đều được giải quyết khi có đủ quyết tâm, sự nỗ lực và sắp xếp khoa học.
Quý Lâm có nhiều trải nghiệm đáng quý thời sinh viên.
Bản thân mình cho rằng, sinh viên có thể vừa học, vừa tham gia hoạt động chung để trải nghiệm và thử thách bản thân. Các bạn tân sinh viên hãy chú tâm vào học hơn là chơi bời, đồng thời hãy tham gia hoạt động tập thể để có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nhưng vẫn không bỏ bê việc học hành. Nếu muốn kiếm được một công việc tốt và theo ý mình thì hãy cố gắng tập trung chuyên môn và rèn thêm những kỹ năng mềm cần thiết", Lâm cho biết thêm.
Lâm cho rằng, bất cứ ai cũng từng mắc những sai lầm trong quá khứ, và đã từng ước rằng có cơ hội quay ngược thời gian để sửa chữa, làm lại một cách tốt hơn. Nhưng đến thời điểm hiện tại Lâm lại nghĩ khác. Bởi bất cứ những gì đã xảy ra, dù tốt hay xấu đều cũng có lý do và góp phần giúp con người ta trưởng thành. Anh trân trọng những trải nghiệm và cả những sai lầm ở ngày hôm qua đã "tôi luyện" nên một Quý Lâm bản lĩnh như ngày hôm nay.
Hình ảnh mà Quý Lâm hướng đến trong học tập, công việc là mẫu người đa năng, có trách nhiệm, nhiệt huyết và có thái độ làm việc chuyên nghiệp. Mỗi khi gặp áp lực Lâm thường nhìn nhận lại chặng đường đã qua, chỉ ra điều thiếu sót rồi dành thời gian tĩnh tâm, nói chuyện với bạn bè, sau đó mới quay trở lại giải quyết vấn đề.
"Mình muốn nhắn gửi đến các bạn sinh viên khi đang ở độ tuổi đẹp nhất thì hãy sống hết mình, theo đuổi đam mê, làm điều mình thích, không ngừng học hỏi và rèn luyện để sau này không phải hối tiếc".
Giữa thành tích và kỹ năng, Lâm coi trọng kỹ năng, bởi cho rằng nếu có kỹ năng tốt thì chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều "quả ngọt".
Theo đuổi lĩnh vực nghiên cứu Lịch sử giúp Lâm cảm thấy cuộc sống thú vị, đồng thời học hỏi thêm nhiều kỹ năng, trở nên sâu sắc, có cái nhìn sâu rộng hơn.
Lâm đã trải nghiệm với các công việc theo giờ: Lễ tân, tổ chức sự kiện, bán hàng online, chụp hình quảng cáo, dẫn chương trình...
Một số thành tích, hoạt động nổi bật của Vũ Quý Lâm:
Chức vụ từng giữ khi còn là sinh viên:
Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Ủy viên Ban Chấp hành Hội sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Lễ tân - sự kiện Garnet
Phó Bí thư Liên chi Đoàn Khoa Lịch sử
Liên chi Hội trưởng khoa Lịch sử
Bí thư chi Đoàn K62 Lịch sử
Lớp trưởng lớp văn bằng Kép 10 Luật học
- Thành tích học tập:
Bài tham luận tại tọa đàm khoa học: "Giải quyết mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội" do Tạp chí Cộng sản tổ chức.
Thành viên nhóm sưu tập tư liệu phục vụ biên soạn sách về đồng chí Nguyễn Lam, Bí thư thứ nhất đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Thành viên tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2021: "Kiểm soát quyền lực trong thu hồi đất ở Việt Nam hiện nay".
Tham gia giao lưu, trao đổi sinh viên với trường Đại học Quảng Tây - Trung Quốc.
Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam đạt 10 điểm
Học bổng Lê Văn Hưu năm học 2019-2020
Giải khuyến khích nghiên cứu khoa học sinh viên cấp khoa năm học 2019-2020.
Top 5 và giải khuyến khích cuộc thi Cán bộ Đoàn - Hội xuất sắc lần thứ VI cấp Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020.
Giải Thí sinh triển vọng nhất cuộc thi Học sinh, sinh viên thanh lịch Đại học Quốc gia Hà Nội lần thứ VI - Miss and Mr VNU 2019.
Giấy Khen của Đoàn Thanh niên Đại học Quốc gia Hà Nội vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học 2018-2019.
Giấy Khen của Hội sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào sinh viên năm học 2018-2019.
Quy chế đào tạo tiến sĩ 2017 "chạm đúng long mạch" không cải tiến, đừng cải lùi Với bối cảnh Việt Nam, tôi thấy yêu cầu của Thông tư 08/2017 là hoàn toàn vừa sức, là một bước đệm cần thiết trước khi chúng ta có những yêu cầu cao hơn. LTS: Tiếp nối những trao đổi gần đây của giới học thuật về Thông tư số 18/2021/TT-BGDĐT về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ...