Cô gái cầm cố xe máy để có tiền đi thi đại học
Trước khi từ Đồng Nai về TP Biên Hòa làm thủ tục dự thi, em Ka’Thuận (18 tuổi, dân tộc Stiêng) bàn với bố tạm thời cầm chiếc xe máy cũ để lấy 800.000 đồng làm kinh phí.
Em là cô gái duy nhất tại ấp 4 (xã Tà Lài, huyện Tân Phú) đi thi đại học.
Dù khó khăn, gian khổ, thiếu thốn nhưng những sĩ tử vùng sâu, vùng xa tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng vẫn “lai kinh ứng thí” với khát vọng mang con chữ về “thắp sáng” bản làng…
Cùng với hàng ngàn sỹ tử về Đồng Nai dự thi, em K’Plos (19 tuổi) dân tộc Mạ nổi bật giữa đám đông vì nước da ngăm đen. Hành trang về “kinh” dự thi của K’Plos không gì khác ngoài chiếc ba lô đã ngả màu. Thêm vào đó là những quyển sách, quyển vở, những cây bút… cùng em bước vào cuộc vượt vũ môn đầy cam go thử thách.
Thí sinh K’Plos (19 tuổi, dân tộc Mạ) dự thi vào ngành Sư phạm tiểu học – Khoa tiểu học mầm non trường, đại học Đồng Nai với ước mong trở thành thầy giáo về bản dạy học.
K’Plos vừa cho biết, nhà của em ở thôn Đạ Cọ, đây là thôn vùng sâu, vùng xa thuộc xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng. Nhà có 5 anh chị em nhưng chỉ có mỗi K’Plos là được đến trường. Để không phụ công bố mẹ, anh chị trong gia đình, K’Plos luôn cố gắng học tập.
Ngày K’Plos xuống TP Biên Hòa, Đồng Nai dự thi cũng là lúc bố mẹ của em phải chạy vạy ngược xuôi vay mượn 900.000 đồng để em có kinh phí ăn ở. K’Plos cho biết: “Nhà em rất nghèo, bản làng em cũng rất nghèo. Trong thôn chỉ có duy nhất em là học sinh được đi thi đại học. Cuộc sống đói khổ, nên em khát khao đậu đại học để có cơ hội thoát đói nghèo, đưa chữ về bản để các em nhỏ có cơ hội học tập”.
Video đang HOT
K’Plos cho biết thêm, em dự thi vào ngành Sư phạm tiểu học – Khoa tiểu học mầm non trường đại học Đồng Nai. Nếu trúng tuyển, em sẽ cố gắng học tập tốt để sau này về xã, về bản dạy học.
Em Ka’Thuận (18 tuổi, dân tộc Stiêng) là cô gái duy nhất tại ấp 4 xã Tà Lài, huyện Tân Phú, Đồng Nai đi thi đại học. Gia đình em đông người, kinh tế chủ yếu dựa vào nương rẫy. Ka’Thuận cho biết, bản làng nơi em sinh sống có tục lệ dựng vợ gả chồng từ tuổi 15. Vì không muốn kết hôn sớm cũng như muốn trở thành cô giáo dạy chữ cho các em nhỏ trong thôn, bản nên Ka’Thuận quyết định dự tuyển vào ngành Sư phạm Sử – đại học Đồng Nai.
Vì gia đình khó khăn nên Ka’Thuận bàn với bố tạm thời cầm cố chiếc xe máy cũ để đi thi. Khát vọng của Ka’Thuận là đậu vào ngành Sư phạm Sử – đại học Đồng Nai.
Cuộc sống gia đình khó khăn, để có tiền cho Ka’Thuận đi thi là điều không dễ dàng. Hai ngày trước khi về TP Biên Hòa làm thủ tục dự thi, Ka’Thuận đã bàn với bố tạm thời cầm cố chiếc xe máy cũ để lấy 800.000 đồng làm kinh phí. Ka’Thuận cho biết: “Em không muốn bỏ lỡ kì thi vì đây là cơ hội ngàn năm có một của em. Nếu em không dự thi thì công sức học tập suốt 12 năm qua sẽ chấm hết và sẽ phải lấy chồng. Sau kì thi, em sẽ cố gắng xin việc làm thêm đâu đó để kiếm tiền chuộcxe máy cho bố”.
Tinh thần không ngừng học và khát vọng vươn lên trong cuộc sống là động lực chính để Ka’Hon (19 tuổi, dân tộc Châu Mạ) ngụ ấp Bon Gõ, Thạnh Sơn, Tân Phú, Đồng Nai vượt qua mọi rào cản về vật chất lẫn tinh thần để “bước” về giảng đường.
Thí sinh Ka’Hon (19 tuổi, dân tộc Châu Mạ) luôn vượt qua mọi khó khăn về vật chất lẫn tinh thần để “tiến bước” về giảng đường.
Mẹ của Ka’Hon năm nay đã bước sang tuổi 63 nhưng vẫn phải quần quật làm nương rẫy để nuôi 9 đứa con, trong đó có 2 người con bị bệnh nặng. Bố của Ka’Hon bỏ đi từ ngày Ka’Hon còn nhỏ nên cuộc sống gia đình lâm vào cảnh khốn đốn. “Đó chính là trở ngại lớn nhất của em. Mọi người trong xóm thường bảo em nghỉ học để làm rẫy giúp mẹ. Họ nói học nhiều chữ rồi cũng về trồng bắp, làm nương. Em nghĩ chỉ có học mới thoát khỏi đói nghèo nên quyết định dự thi đại họcbằng mọi giá” – Ka’Hon khẳng khái.
Khát vọng được học, khát vọng được mang con chữ về “thắp sáng” bản làng nên từ những ngày ngồi trên ghế nhà trường, Ka’Hon đã nung nấu ý chí học tập và quyết tâm thi đậu đại học. Vì học tập trong điều kiện thiếu thốn nên việc thi đại họcđối với Ka’Hon là trở ngại không nhỏ. Em thổ lộ: “Nếu năm nay thi trượt thì năm sau em vẫn tiếp tục dự thi. Em sẽ cố gắng thi đậu để mai này có kiến thức trở về quê dạy học”.
Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng luôn là “đấu trường” đầy cam go thử thách. Với ý chí, nghị lực phi thường và không ngừng vươn lên trong cuộc sống xin chúc các em “vượt vũ môn” thành công để đưa con chữ về với bản làng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, chung tay đưa lại cuộc sống ấm no cho dân bản.
Theo Dân Trí
4.000 học bổng cho học sinh nghèo hiếu học
Hơn 3.000 học sinh nghèo ở Hà Nội và TP HCM cùng 850 em tại Hải Phòng vừa được nhận học bổng của chương trình Parkson Educare, với tổng giá trị lên đến gần 2,5 tỷ đồng.
Đối tượng được nhận học bổng là các em học sinh tiểu học có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn vươn lên học tốt, đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập. Rất nhiều em trong đó có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo, cha mẹ ly hôn, gia đình hộ nghèo... Bên cạnh những phần học bổng, chương trình còn xây dựng 4 thư viện cho các trường tiểu học ở Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM, những trường còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất.
Học sinh nghèo vượt khó nhận học bổng.
Em Phùng Tấn Đạt, trường tiểu học An Phú Tây, quận 12, TP HCM bị khuyết tật từ nhỏ nhưng vượt lên nghịch cảnh, em vẫn học giỏi và là tấm gương của các bạn cùng trường. Ước mơ sau này của Đạt là có thể trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người.
Đây là năm thứ 6 hoạt động của quỹ học bổng này. Đến chương trình đã trao hơn 20.000 suất học bổng và hàng nghìn đồ dùng học tập, sách báo, thư viện... cho các em nhỏ, với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền tài trợ được trích từ doanh thu của Parkson Việt Nam và sự đóng góp của các đối tác, nhân viên và khách hàng.
Học bổng giúp các em học sinh nghèo được tiếp tục đến trường, thực hiện ước mơ.
Ông Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM chia sẻ: "6 năm qua, học bổng đã tiếp thêm nghị lực để trẻ em nghèo vốn thiếu thốn về mặt vật chất phấn đấu vươn lên trong học tập để có một tương lai tươi sáng hơn".
Quỹ học bổng này do Parkson - hệ thống trung tâm thương mại lớn của Việt Nam phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, Hà Nội, Hải Phòng thực hiện. Để giúp đỡ học sinh nghèo được đến trường, thực hiện ước mơ, doanh nghiệp này đã phát động "Tháng chia sẻ" kêu gọi sự góp sức của các khách hàng, nhân viên và đối tác.
Ngọc Bích
Theo VNE
Hành trình kết nối yêu thương của sinh viên FPT-Aptech Gần 1.000 cuốn sách, 94 suất quà và 10 suất học bổng đã được đại diện cán bộ, sinh viên FPT-Aptech trao tặng cho các em học sinh nghèo tại trường Tiểu học và THCS Vĩnh Khương, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang vào sáng ngày 23/4. Đây là tủ sách thứ 3 trong chuỗi hoạt động FPT Vì cộng đồng do tập...