Cô gái cả ngày chỉ ăn bữa tối, nấc từ 3-5 phút/lần, bác sĩ khuyên sau 2 ngày nấc liên tục thì nên đi khám
Cô gái cho rằng mình còn trẻ và vóc dáng thon gọn nên xem nhẹ thói quen ăn uống không khoa học.
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn, khoa ngoại, bệnh viện Min-Sheng General Hospital, mới đây chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ (20 tuổi) sống tại Đài Loan.
Do tính chất công việc bận rộn, cộng thêm việc đang có vóc dáng thon gọn nên cô gái thường ăn uống không theo quy luật. Buổi sáng, cô không ăn mà chỉ thưởng thức một tách cà phê đen thay cho bữa sáng. Vào buổi chiều, cảm giác đói cồn cào nên cô gái chỉ lót dạ bằng các món tráng miệng văn phòng hoặc đồ ăn nhẹ. Đến bữa tối, cô gái sẽ ăn một bữa hoành tráng và no căng bụng.
Ảnh minh họa
Cô gái cho rằng mình còn trẻ và vóc dáng thon gọn nên xem nhẹ thói quen ăn uống không khoa học, mãi đến một hôm, cô gái bắt đầu xuất hiện triệu chứng nấc từ 3-5 phút/lần.
Điều đáng nói, cô gái chỉ mua thuốc dạ dày uống và không đến bệnh viện khám. Sau đó, tình trạng trở nên nghiêm trọng vào mỗi lần nói chuyện hoặc hội họp khi cô cảm nhận dịch dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng có vị chua.
Sau khi đến bệnh viện khám, bệnh nhân được chẩn đoán là loét dạ dày do trào ngược dạ dày thực quản. Sau cùng, bệnh nhân quyết nộp đơn nghỉ việc do công việc áp lực và thay đổi thói quen ăn uống thì tình trạng sức khỏe mới dần hồi phục.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Tại sao có người bị nấc? Bác sĩ Phạm Tuyền Sơn, khoa Tiêu hóa – Gan mật, giải thích hãy tưởng tượng nếu không khí bị thổi vào túi ni lông thì nó sẽ phồng lên, trường hợp này tương tự như tình huống của con người, giả sử khi bạn nuốt khí vào dạ dày thì sẽ xảy ra hiện tượng nấc.
Bác sĩ Phạm chỉ ra, thói quen ăn quá no, ăn thực phẩm khó tiêu, nằm ngay sau khi ăn, căng thẳng, lo lắng và phẫn nộ đều gây ra hiện tượng nấc và thậm chí là các vấn đề về dạ dày.
Bác sĩ Giang thông tin thêm, nấc xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, trong đó kích thích dây thần kinh phế vị của cơ hoành và dây thần kinh phế vị phụ trách cơ liên sườn cũng sẽ gây ra nấc.
Bác sĩ Giang cũng cảnh báo một số bệnh như u não, ung thư thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày, viêm phổi, viêm màng phổi, tiểu đường và viêm đường tiết niệu sẽ có hiện tượng nấc không ngừng. Bác sĩ khuyến cáo nếu bạn cảm nhận tình trạng nấc kéo dài hơn 2 ngày thì nên đến bệnh viện kiểm tra.
Trào ngược dạ dày thực quản hay Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng dịch dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa, hơi…) trào ngược lên thực quản.
Trong điều kiện sinh lý bình thường, mỗi khi chúng ta ăn uống, thức ăn đưa từ miệng xuống thực quản, cơ vòng thực quản dưới mở ra cho phép thức ăn xuống dưới dạ dày, sau đó tự động đóng kín lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị trào ngược trở lại. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch dạ dày trào ngược lên gây tổn thương các cơ quan thực quản, thanh quản, miệng,..
Dấu hiệu trào ngược dạ dày:
_ Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.
_ Buồn nôn, nôn.
_ Đau tức ngực thượng vị.
_ Khó nuốt
_ Khản giọng và ho
_ Miệng tiết nhiều nước bọt
Những dấu hiệu trào ngược dạ dày bạn cần nắm vững
Trào ngược dạ dày là tình trạng trào ngược dịch dạ dày lên thực quản. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây ra viêm, loét dạ dày, ung thư,.. Do vậy, cần nắm vững những dấu hiệu của trào ngược dạ dày để sớm có phương án chữa trị.
Những dấu hiệu trào ngược dạ dày. Ảnh: On Track Diabetes
Hầu hết người bệnh có thể kiểm soát triệu chứng trào ngược dạ dày bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc. Nhưng quan trọng nhất, người bệnh cần sớm phát hiện ra bệnh để quá trình điều trị diễn ra dễ dàng hơn.
Dưới đây là những dấu hiệu trào ngược dạ dày:
Ợ nóng, ợ chua
Các thành phần của dịch dạ dày trào ngược lên thực quản khiến bệnh nhân ợ nóng, ợ chua. Ợ nóng thường tăng lên sau khi ăn, khi nằm xuống hoặc ưỡn người về phía trước, nhất là vào ban đêm.
Buồn nôn, nôn
Dịch vị và axit, thức ăn trào ngược vào trong khoang miệng làm miệng tiết nhiều nước bọt trong thời gian ngắn. Thêm vào đó, dạ dày co thắt liên tục đẩy axit và thức ăn ra ngoài khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn và bị nôn trớ. Tình trạng này có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào nhưng thường nặng nhất vào ban đêm do tư thế khi ngủ.
Đau tức ngực thượng vị
Trào ngược dạ dày không chỉ làm cho axit mà đôi khi cả thức ăn bị tràn lên thực quản, làm người bệnh cảm thấy căng tức, đau ở ngực và khó chịu. Bạn có thể có cảm giác bị đè ép, đau thắt ở ngực và xuyên ra sau lưng, cánh tay.
Khó nuốt
Sự tiếp xúc thường xuyên giữa thực quản và axit dạ dày làm niêm mạc thực quản bị viêm, sưng tấy, thu hẹp đường kính thực quản. Do đó, đường ống dẫn thức ăn sẽ trở nên hẹp hơn làm người bệnh có cảm giác nuốt khó, vướng ở cổ.
Khản giọng và ho
Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể bị khản giọng, kho nói, và lâu ngày thành ho do dịch viêm chảy xuống thanh phế quản. Hiện tượng này là do dây thanh quản bị tổn thương khi tiếp xúc với axit dạ dày.
Miệng tiết nhiều nước bọt
Miệng tiết nhiều nước bọt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng nhằm trung hòa bớt lượng axit trào lên.
Đắng miệng
Trào ngược dạ dày làm cho van môn vị bị đóng mở quá mức. Dịch mật theo đó trào ngược từ tá tràng vào trong dạ dày, theo axit tràn lên thực quản và vào tới khoang miệng gây ra cảm giác đắng miệng. Hiện tượng này thường xảy ra vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy.
Phẫu thuật thành công bệnh nhân hơn 10 năm trào ngược dạ dày thực quản Ngày 9/2, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ (BVĐKTPCT) cho biết, các bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật nội soi thành công cho bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hơn 10 năm. Trước đó, vào ngày 1/2 bệnh nhân Đ.T. T. L. (47 tuổi, ngụ tại TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) nhập viện tại BVĐK...