Cô gái bị nhồi máu cơ tim khi mới 29 tuổi khiến bác sĩ giật mình
Cô gái Bắc Giang đột ngột đau ngực dữ dội, được chuyển vào bệnh viện cấp cứu với chẩn đoán nhồi máu cơ tim.
TS Phan Thảo Nguyên, Trưởng khoa Nội tim mạch người lớn, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E (Hà Nội) chia sẻ, vài năm trở lại đây bệnh viện tiếp nhận ngày càng nhiều bệnh nhân trẻ bị nhồi máu cơ tim.
“Trước đây, bệnh nhân nhồi máu cơ tim thường trên 60 tuổi nhưng nay gặp rất nhiều ở lứa tuổi 32 – 38 tuổi. Trong số này chủ yếu là nam giới có tiền sử hút thuốc lá, tiểu đường”, TS Nguyên thông tin.
Đặc biệt, mới đây khoa tiếp nhận trường hợp trẻ nhất nhập viện là nữ bệnh nhân 29 tuổi, ở Bắc Giang. Cô gái đột ngột đau ngực dữ dội khi đang làm việc, được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu với chẩn đoán nhồi máu cơ tim, sau đó được đưa ngay xuống Bệnh viện E để can thiệp.
Khi đến viện, một nhánh mạch vành liên thất trước đã bị hẹp 95%. Bệnh nhân được cấp cứu kịp thời nên sau khi can thiệp đặt 1 stent thông mạch tắc, sức khỏe đã ổn định.
TS Phan Thảo Nguyên chia sẻ về bệnh nhân 29 tuổi bị nhồi máu cơ tim. Ảnh: T. Hạnh
“Đây là trường hợp rất đặc biệt, khi nhìn bệnh án là nữ, 29 tuổi tôi giật mình vì bệnh nhân này không có yếu tố nguy cơ, không có bệnh nền, không béo phì và còn quá trẻ”, TS Nguyên nói.
Theo TS Nguyên, trong số bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, nam giới chiếm trên 70%, nữ giới ít gặp và trường hợp trẻ như bệnh nhân nói trên rất hiếm.
Video đang HOT
Trong năm 2020, Trung tâm Tim mạch can thiệp khoảng 2.900 trường hợp, trong đó có tới 1.900 ca liên quan bệnh lý mạch vành.
Mạch vành là mạch chính nuôi tim, khi bị xơ vữa một hay nhiều nhánh sẽ gây tắc mạch, là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim. Trường hợp bị nhồi máu cơ tim cấp, 50% sẽ tử vong đột ngột trước khi đến viện.
GS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E lý giải, các bệnh tim mạch và bệnh không lây nhiễm nói chung đều tăng qua từng năm. Nguyên nhân do Việt Nam đang trên đà phát triển, nhiều thói quen sinh hoạt trong ăn uống, cường độ lao động thay đổi. Đặc biệt, người Việt nhậu nhẹt, hút thuốc lá nhiều.
Thứ hai, do môi trường ô nhiễm, từ ô nhiễm không khí, nước đến thực phẩm, tiếng ồn. Tất cả những yếu tố này cộng dồn lại khiến bệnh không lây nhiễm, tim mạch tăng lên từ đó bệnh nhân nhồi máu cơ tim cũng tăng theo.
Ngoài ra, trường hợp mắc sẵn các bệnh nền như tiểu đường, béo phì, huyết áp… cũng có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao hơn người khác.
GS Thành dẫn chứng, nam bệnh nhân Đ.M.H., 75 tuổi ở Hà Nội có tiền sử mắc tiểu đường 10 năm nay kèm theo tăng huyết áp, suy tim, chức năng tim chỉ còn 50%.
Bệnh nhân Đ.M.H. được can thiệp mạch vành sáng 5/4
Bệnh nhân được chuyển vào Bệnh viện E cấp cứu ngày 4/4 do đau ngực dữ dội. Hình ảnh chụp mạch vành phát hiện tổn thương tới 95% động mạch liên thất trước, chỉ định can thiệp đặt stent.
Đây là nhánh chính cung cấp máu cho tim, nếu bị tắc sẽ gây thiếu máu cơ tim, hoại tử tim, nguy cơ tử vong rất lớn.
Ngày 5/4, bệnh nhân được đặt khung giá đỡ động mạch vành giúp mở rộng lòng mạch với sự hỗ trợ của hệ thống chụp mạch số hoá xóa nền DSA, có độ phân giải hình ảnh HDR cao gấp 4 lần so với trước.
Bệnh nhân H. là trường hợp đầu tiên tại Bệnh viện E được can thiệp mạch vành bằng hệ thống chụp mạch thế hệ mới. Đây là cơ sở thứ 2 tại Việt Nam sử dụng hệ thống này giúp bác sĩ thao tác nhanh hơn, chính xác hơn.
GS Thành lưu ý, bệnh nhân nhồi máu cơ tim có nguy cơ tái phát cao nếu không được can thiệp tốt và không điều chỉnh lối sống, chế độ sinh hoạt cũng như không tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
Theo đó, bệnh nhân nên ăn nhạt, tập thể dục đều đặn, không để stress, không hút thuốc lá, uống rượu bia…
Chàng trai 28 tuổi bất ngờ bị nhồi máu cơ tim suýt chết
Anh T. cho biết có thói quen hút thuốc lá từ năm 18 tuổi, mỗi ngày hút từ 2 đến 3 gói.
Tối 31-3, Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD) cho biết vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân Phạm Văn T. (28 tuổi, ngụ tại TP.HCM) nhập viện với tình trạng đau ngực dữ dội.
Anh T. được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, bị tắc một nhánh lớn của động mạch vành. Người bệnh được cho nong, đặt stent động mạch vành nên thoát chết kịp thời.
Anh T. cho biết có thói quen hút thuốc lá từ năm 18 tuổi, mỗi ngày hút từ 2 đến 3 gói, liên tục hơn 10 năm nay. Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp xảy ra bệnh động mạch vành sớm do hút thuốc lá quá nhiều.
GS-TS-BS Trương Quang Bình đang thăm khám cho người bệnh tim. Ảnh: BVCC
Theo GS-TS-BS Trương Quang Bình, Phó Giám đốc BV, Giám đốc Trung tâm Tim mạch BV ĐHYD, nhóm đối tượng tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, thói quen hút thuốc lá, ít vận động thể lực, béo phì, hoặc gia đình có người mắc bệnh động vành sớm có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao hơn. Nếu có nhiều yếu tố nguy cơ trong cùng một thời điểm, nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao gấp nhiều lần.
BS Trương Quang Bình cho biết, nguyên nhân gây bệnh động mạch vành chủ yếu là do các mảng xơ vữa động mạch gây tắc hoặc hẹp động mạch vành. Bệnh thường có 2 biểu hiện cấp tính và mãn tính.
Đối với chứng mạch vành mạn tính, tình trạng thiếu máu cục bộ thường xảy ra khi người bệnh gắng sức. Nếu mạch vành bị xơ vữa, hẹp nhiều, gắng sức sẽ gây đau thắt vùng ngực trái, sau đó lan lên hàm, vai trái và cánh tay trái, cơn đau kéo dài vài chục giây đến vài phút. Người bệnh còn có thể bị nặng ngực, khó thở...
Đối với chứng mạch vành cấp tính, mạch vành sẽ bị hẹp một cách đột ngột gây nhồi máu cơ tim, đau ngực dữ dội ngay cả khi nghỉ. Cơn đau kéo dài từ 20-30 phút, người bệnh vã mồ hôi, ngất xỉu.
Mảng xơ vữa ở thành động mạch gây hẹp lòng động mạch.
Người bệnh thường được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như nội khoa, can thiệp hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Khi điều trị nội khoa, người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc nhằm giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa các biến cố tim mạch, nâng cao chất lượng cuộc sống. Dù với phương pháp nào, người bệnh đều phải điều trị nội khoa lâu dài và chuẩn mực để phòng ngừa bệnh tái phát.
BS Trương Quang Bình khuyến cáo người dân khi có các yếu tố nguy cơ nên chủ động đến khám chuyên khoa tim mạch để được tầm soát bệnh sớm. Người mắc động mạch vành nên tuân thủ điều trị, duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, nên tầm soát tim mạch 6 tháng/một lần để kiểm soát bệnh tốt, phòng ngừa các biến cố có thể xảy ra.
Nhằm nâng cao kiến thức của cộng đồng về bệnh động mạch vành, BV ĐHYD thực hiện chương trình tư vấn "Hỏi để khoẻ hơn" với chủ đề "Những điều cần biết về bệnh động mạch vành", theo dõi tại kênh Youtube BV:http://bit.ly/benhdongmachvanh.
TP.HCM: Hai người bị nhồi máu cơ tim vào sáng sớm 2 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau ngực dữ dội, vã mồ hôi, nguy kịch được các bác sĩ BV Nguyễn Trãi cứu sống. Ngày 25-1, BS Hồ Dũng Tiến, Trưởng khoa Tim mạch 1, Bệnh viện (BV) Nguyễn Trãi (quận 5, TP.HCM) cho biết Khoa vừa cấp cứu cho 2 trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nguy...