Cô gái 45 kg ăn hết một con cừu nướng để kiếm tiền trên Internet
Ăn ngon và có thu nhập, nhưng phía sau thành công của những “ngôi sao” mukbang trên Internet là những trái đắng ít ai biết.
Bài viết dựa trên quan điểm của tác giả Shi Jiayi từ Tech Node.
1:30 chiều, toàn bộ nhà hàng vắng người.
Tiếng nấu ăn thông thường giờ phải nhường chỗ cho tiếng cười nói khúc khích của nhóm bạn trẻ đang tất bật chuẩn bị một “phòng quay” video.
Như mọi khi, Mini và nhóm của cô chọn khung giờ vắng người để ghi hình, tránh làm phiền những thực khách xung quanh. Ngày hôm đó, nhóm của Mini đã chọn không gian ghi hình tại một nhà hàng bán món thịt heo hầm nổi tiếng ở ngoại ô thành phố Bắc Kinh.
Trong vòng hơn 1 tiếng, cô đã ăn hết 6 đĩa thức ăn để hoàn thành một cảnh quay.
Những ngày đầu dấn chân vào nghề mukbang
Mini, một cô gái dễ thương với tính cách vui vẻ, cao 1,7 mét và chỉ nặng 45 kg. Không giống với những cô gái bình thường khác, Mini đang là streamer mukbang (streamer quay cảnh ăn uống) nổi tiếng với hơn 10 triệu người theo dõi trên mạng xã hội Weibo. Cô là điển hình cho xu hướng làm video mukbang.
Cao 1,7 mét và chỉ nặng 45 kg, không ai nghĩ cô gái nhỏ bé này là một ngôi sao “ăn cho người khác xem”.
Bắt nguồn từ Hàn Quốc, mukbang từ lâu được biết đến là “công việc” độc đáo và tạo ra trào lưu trong giới trẻ. Nếu bạn là một mukbang-er, nhiệm vụ của bạn chính là ăn một lượng lớn thức ăn mà không quên tương tác với khán giả.
Sau khi giành chiến thắng trong một cuộc thi ăn uống vào năm 2016, Mini bước chân vào ngành công nghiệp mukbang với tư cách là mukbang-er đời đầu tại Trung Quốc.
“Tôi đã chứng kiến rất nhiều thí sinh thi ăn uống tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều này rất thú vị. Tôi nghĩ mình sẽ làm được giống họ vì tôi có khả năng ăn rất nhiều”, Mini chia sẻ Tech Node.
Thành công đầu tiên mà Mini có được chính là đoạn video cô “chinh phục” nguyên một khay cừu nướng khổng lồ đủ cho 10 người ăn. Nhiều người không tin nổi vào mắt mình, nhiều người thì nghĩ cô gian lận. Thử thách ăn cừu nướng của Mini ngay sau đó nổi tiếng trên khắp các mạng xã hội Trung Quốc với cái tên “Núi cừu”.
Video Mini ăn hết khay cừu nướng vào năm 2017 đã thu hút gần 1 triệu lượt xem.
Những thành tựu mà Mini gặt hái được ngày hôm nay là kết quả của cả quá trình đầu tư nghiêm túc và chuyên nghiệp, từ quần áo, trang điểm đến cách sắp xếp món ăn sao cho đẹp mắt, hấp dẫn người xem.
Video đang HOT
Trong đó, không thể không nhắc đến đội ngũ của Kingkong Culture, một công ty mạng đa kênh, chủ quản của cô. Ngoài ra, ekip hậu trường của Mini gồm có 3 người, được trang bị đầy đủ máy ảnh, microphone và thiết bị ánh sáng.
Không chỉ cần một cái bụng lớn, nhiệm vụ quan trọng nhất mà Mini phải làm chính là giới thiệu đồ ăn và tương tác cùng lúc với nhiều người xem, trả lời bình luận, tạo không khí gần gũi liên tục trong hơn một giờ.
Ẩn sau hào quang là nhiều sự thật phũ phàng
Sự phổ biến của những video mukbang phần nào phản ánh thực tế xã hội ở các đô thị hiện đại ở Trung Quốc. Khi nhiều người trưởng thành phải sống và ăn uống một mình, xem mukbang dường như được coi là hình thức giải trí giúp xua tan nỗi cô đơn trong bữa ăn của họ.
“Tôi nghĩ rằng việc ăn một mình tạo cảm giác rất cô đơn, nhiều người có xu hướng cảm thấy thoải mái và ăn nhiều hơn nếu có người khác ăn cùng”, Mini cho biết.
Mukbang đánh vào tâm lý “cần người ăn cùng” của người trưởng thành có thói quen sinh hoạt một mình tại Trung Quốc.
Trong khoảng thời gian đầu tham gia mukbang, thu nhập chủ yếu của Mini đến từ những phần thưởng được gửi bởi người xem. Ngày nay, cô kiếm hầu hết thu nhập qua quảng cáo, phần lớn là thực phẩm.
Nội dung quảng cáo không dừng lại ở thực phẩm, công ty quản lý Kingkong Culture còn cố gắng tăng lượng đối tác tham gia quảng cáo thông qua những món đồ trang điểm hoặc quần áo Mini mặc.
Tuy nhiên, số lượng quảng cáo tăng liên tục khiến nhiều khán giả theo dõi không hài lòng.
“Bạn sẽ có nhiều người theo dõi hơn nếu bỏ bớt quảng cáo đi. Là người theo dõi lâu năm, tôi hy vọng rằng mục tiêu trở thành mukbang-er của bạn sẽ không thay đổi so với trước đây”, tài khoản Weibo có tên BeryEeaxxy bình luận.
Mini cho biết cô không để bụng những bình luận đó.
“Tôi trở thành mukbang-er bởi vì tình yêu dành cho đồ ăn, nhưng nó cũng là cả sự nghiệp đối với tôi. Tôi yêu những gì mình đang làm và mong người hâm mộ hiểu được điều đó”, Mini trải lòng.
Giống như nhiều streamer khác ở Trung Quốc, Mini có mong muốn “chen chân” vào nền tảng trực tuyến Taobao Live của Alibaba.
Được phổ biến rộng rãi với người tiêu dùng đất nước tỷ dân kể từ đầu năm 2019, Taobao Live cho phép người dùng xem và mua sản phẩm ngay tại thời điểm phát sóng, tạo trải nghiệm mua sắm liền mạch.
Trong thời gian phát sóng, Mini và bạn diễn đã quảng bá tổng cộng 40 sản phẩm. Tất cả đều là thực phẩm được cô giới thiệu và ăn từng thứ. Buổi livestream kéo dài trong khoảng 5 tiếng với hàng chục nghìn người xem trực tuyến.
Các thông tin của Mini được công ty quản lý giám sát chặt chẽ. Ảnh: Jiayi Shi.
Trong một tuần theo chân nhân vật, mọi tương tác của phóng viên với Mini đều được nhóm ghi hình giám sát chặt chẽ.
Các câu hỏi phỏng vấn, thậm chí câu trả lời của Mini đều được Kingkong Culture chỉnh sửa sao cho phù hợp. Bản thân chúng tôi cũng không được phép tìm hiểu những thông tin cơ bản của Mini như tên thật hay học vấn.
Khi được hỏi về các vấn đề sức khỏe cô gặp phải, Mini trả lời theo kịch bản được đưa sẵn rằng cô thường đi khám sức khỏe định kỳ và không gặp bất cứ vấn đề nào, lượng enzyme cũng nhiều hơn so với người khác giúp tăng cường khả năng tiêu hóa của cô, Mini chia sẻ cô cũng chưa gặp phải tình huống xấu nào trong quá trình ghi hình.
“Tôi luôn coi công việc này là cuộc sống của mình và rất khó để tránh nếu sự nghiệp đi xuống. Nếu không làm mukbang, chắc chắn tôi cũng sẽ tìm công việc tương tự vì đồ ăn là sở thích của tôi”, cô không đưa ra bất cứ câu trả lời cụ thể về định hướng cho tương lai.
Nếu Mini không sẵn sàng chia sẻ toàn bộ câu chuyện, thật khó có thể biết được đã có những điều gì thực sự diễn ra phía sau.
Internet toàn cầu chia rẽ vì chính trị
Internet toàn cầu đang chia rẽ vì các động thái chính trị và lệnh cấm TikTok của Ấn Độ càng làm gia tăng ngăn cách giữa các nước.
Mạng Internet đang chia rẽ, khiến những người như Anusmita Dutta phải hứng chịu.
Dutta, 24 tuổi, tham gia TikTok cách đây ba năm và đã có hơn 350.000 người theo dõi. Cô quay những video hài hước từ nhà riêng tại Kolkata, miền đông Ấn Độ, với những nội dung mà ai cũng thấy đồng cảm. Cô cũng có thể tìm kiếm hàng loạt video từ khắp nơi nhờ tính năng Discovery của ứng dụng này.
TikTok khiến cô cảm thấy được kết nối với cả thế giới. Việc Ấn Độ ra lệnh cấm TikTok cùng hàng loạt ứng dụng Trung Quốc đã gây thất vọng với Dutta và không ít người dân nước này. "Nhiều nhân tài xuất hiện qua ứng dụng này tại Ấn Độ. Sự biến mất đột ngột của nó rõ ràng là gây chán nản", Dutta nói.
TikTok được coi là dịch vụ Internet đầu tiên của Trung Quốc có cộng đồng người hâm mộ toàn cầu, nhưng nó đang nhanh chóng trở thành nạn nhân ngoài ý muốn do quan hệ ngày càng xấu đi giữa Trung Quốc và nhiều nước. Điều này là một trong những dấu hiệu cho thấy thế giới kỹ thuật số, vốn được coi là không gian thống nhất vượt mọi ranh giới cũ, đang dần phân chia theo những đường biên giới quốc gia như ngoài đời.
TikTok được tải hơn 610 triệu lần và hiện có 200 triệu người dùng thường xuyên ở Ấn Độ.
Căng thẳng Ấn - Trung đã leo thang kể từ vụ ẩu đả ở vùng biên giới khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng hôm 15/6. Chính quyền Ấn Độ hồi đầu tuần ra lệnh cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc, cho rằng chúng đang bí mật chuyển dữ liệu người dùng tới những máy chủ ngoài Ấn Độ.
Quyết định này đã đánh vào nhiều công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ Trung Quốc như Alibaba, Tencent và Baidu. Tuy nhiên, không ai chịu ảnh hưởng nặng hơn TikTok và công ty mẹ ByteDance, khi họ đã xây dựng được cộng đồng người dùng khổng lồ ở Ấn Độ, một phần trong chiến dịch mở rộng toàn cầu.
TikTok đã được tải hơn 610 triệu lượt ở Ấn Độ, so với khoảng 165 triệu ở Mỹ.
Trung Quốc lập "Tường lửa vĩ đại" trên mạng Internet từ nhiều năm trước. Việc chặn những người khổng lồ như Google và Facebook cho phép các công ty Trung Quốc có thể phát triển và chiếm lĩnh thị trường đông dân nhất thế giới, trong khi chính quyền có thể kiểm soát nhiều nội dung trên mạng.
Nhiều công ty đang tìm cách mở rộng ra nước ngoài, ngay cả khi căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây đang ngày càng leo thang. Nhiều tập đoàn ngành sản xuất thiết bị và AI đang hứng chịu hậu quả, không chỉ riêng TikTok và ByteDance.
Nhiều chính phủ cũng đang muốn giành lại quyền kiểm soát thương mại và chia sẻ nội dung trên Internet. Liên minh châu Âu đã áp đặt quan điểm cứng rắn khi giám sát những tập đoàn lớn của Mỹ như Apple và Google, buộc họ tuân theo luật pháp địa phương.
Dev Khare, lãnh đạo ở công ty đầu tư Lightspeed India, thừa nhận lệnh cấm ứng dụng Trung Quốc là bước đi mang tính "dân túy" nhằm vỗ về dân chúng, nhưng không phải động thái ngoài dự đoán. "Đó là điều Trung Quốc từng làm trong quá khứ. Nếu đó là điều họ đã làm với phần còn lại của thế giới, chúng ta cũng có quyền làm vậy với họ", Khare nói.
Nikhil Gandhi, giám đốc TikTok Ấn Độ, cho biết đại diện công ty đã được mời gặp các quan chức chính phủ, đồng thời khẳng định TikTok không chia sẻ dữ liệu người dùng Ấn Độ với chính phủ Trung Quốc hoặc bất kỳ nước nào.
Dù vậy, Trung Quốc đã quen với sử dụng thị trường tiêu dùng làm vũ khí trong những cuộc đối đầu địa chính trị.
Sau khi một lãnh đạo Liên đoàn Bóng rổ Quốc gia Mỹ (NBA) đăng dòng tweet ủng hộ biểu tình ở Hong Kong năm ngoái, truyền hình quốc gia Trung Quốc đã hủy các buổi tường thuật bóng rổ Mỹ. Nước này cũng ngừng nhập khẩu dầu cải từ Canada sau vụ bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu vào năm 2018.
Ấn Độ mua nhiều mặt hàng từ Trung Quốc, nhưng lệnh cấm ứng dụng di động do Trung Quốc phát triển cho thấy chính quyền Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang nhằm vào lĩnh vực đặc biệt quan trọng với Trung Quốc. Các công ty Internet Trung Quốc đang dần cạn người dùng mới trong nước, họ coi Ấn Độ là mảnh đất đầy tiềm năng, có thể áp dụng nhiều bài học từ quá trình phát triển nội địa.
Ngược lại, người dân Ấn Độ cũng đam mê nhiều ứng dụng của Trung Quốc, đặc biệt là TikTok.
Một thanh niên Ấn Độ dùng TikTok trước lệnh cấm.
Ankush Bahuguna, một cư dân ở New Delhi, cho rằng nhiều nền tảng mạng xã hội khác có thể thu hút cộng đồng người dùng TikTok khi ứng dụng này bị cấm, nhưng chúng sẽ mất nhiều thời gian để đạt thành công như TikTok.
"TikTok là một trong những nền tảng chấp thuận nhiều nhóm người khác nhau. Tôi chưa từng thấy mạng xã hội nào ủng hộ nam nghệ sĩ múa bụng hoặc các cặp đôi đồng tính như vậy. TikTok dễ sử dụng, cho phép người dùng thu hút chú ý ngay cả khi họ không biết tiếng Anh hay sở hữu máy quay đắt tiền", Bahuguna nói.
Một trong những người như vậy là Saddam Khan, 22 tuổi, nhân viên bốc vác ở ga tàu New Delhi và đang sở hữu hơn 41.000 người theo dõi trên TikTok. Anh đang gánh hai valy trên đầu vào thời điểm nghe tin Ấn Độ cấm ứng dụng này. "Tôi chỉ muốn vứt đống đồ và khóc", Khan nói.
Lượng lớn người theo dõi trên TikTok chưa giúp Khan đổi đời, nhưng anh vẫn buồn rầu khi tham vọng nổi tiếng của mình đã vuột khỏi tầm tay. "TikTok tạo ra hiệu ứng gợn sóng. Những cậu bé từ các ngôi làng nhỏ trở thành ngôi sao chỉ qua một đêm. Nó thay đổi cuộc sống và giúp nâng cao địa vị xã hội của họ", Khan nói thêm.
Giới chức Ấn Độ từ lâu đã ngờ vực ứng dụng này. TikTok bị xóa khỏi các trang ứng dụng của Ấn Độ hồi năm ngoái, sau khi một tòa án kết luận nó phát tán nội dung người lớn, quyết định này sau đó được rút lại. Nhiều chính trị gia cũng chỉ trích TikTok là nền tảng lưu trữ nội dung kích động thù hằn.
Lãnh đạo các công ty công nghệ Ấn Độ hoan nghênh quyết định của chính phủ, trong đó có Naveen Tewari, người sáng lập và giám đốc điều hành InMobi, công ty vận hành hai nền tảng kỹ thuật số gồm Glance và Roposo.
Nhiều người sáng tạo nội dung đã xem lại nền tảng hoạt động trong bối cảnh căng thẳng Ấn - Trung lên cao và bắt đầu chuyển sang dùng Roposo. Công ty này đang sẵn sàng chiếm lợi thế khi TikTok bị cấm. "Điều đầu tiên chúng tôi làm sẽ là trấn an hàng triệu người dùng TikTok rằng họ sẽ có nền tảng nội địa. Họ hoàn toàn có thể chuyển sang đó và tiếp tục làm nội dung giải trí, có thể là với nhiều trách nhiệm hơn chút ít", Tewari nói.
Tuy nhiên, một số tổ chức giám sát cho rằng chính quyền Modi thường dùng những chính sách rộng khắp vì mục đích chính trị.
"Đây là hành động có ảnh hưởng chưa từng thấy với người Ấn Độ. Mọi chính sách dựa trên lý do an ninh quốc gia cần xây dựng theo những quy chuẩn chặt chẽ, điều mà chúng ta không thấy ở đây", Apar Gupta, giám đốc điều hành Quỹ Tự do Internet tại Ấn Độ, cho hay.
Lệnh cấm ứng dụng đe dọa tham vọng công nghệ của Trung Quốc Lệnh cấm của Ấn Độ với 59 ứng dụng Trung Quốc có thể thúc đẩy các nước khác làm điều tương tự nhằm bảo vệ dữ liệu công dân. Trong suốt hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc mạnh tay chặn các dịch vụ Internet nổi tiếng thế giới của Google, Facebook, Amazon..., đồng thời xây dựng một hệ thống các giải pháp...