Cô gái 3 lần thủ khoa mong thành giảng viên
Giải Nhất thi học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử, Thủ khoa tốt nghiệp THPT tỉnh Thái Nguyên và gần đây nhất là thủ khoa khối C ĐH KHXH&NV Hà Nội. Cô học trò nghèo Trần Thị Bích Hường đã đạt được hat-trick này dù tự học, không luyện thi lò.
Ảnh minh họa
Mồ côi bố khi còn nhỏ
Khi Hường đang còn là cô học trò lớp 9, cái tuổi đang chỉ biết ăn và học, bố em đột ngột bị bệnh ung thư qua đời. Để lại cho gia đình bao khó khăn chồng chất. Tất cả gánh gặng đó đều đè lên người mẹ của Hường.
Với đồng lương ít ỏi từ nghề Y tá, thu nhập chưa nổi 2 triệu đồng nhưng phải nuôi cả nhà 4 miệng ăn. Ngoài Hường còn em gái mới 3 tháng tuổi cộng với bà nội già yếu bệnh tật liên miên.
Tưởng chừng như khó khăn ấy khiến Hường phải bỏ học giữa chừng. Nhờ mẹ động viên, cùng bạn bè đã thôi thúc trong em nghị lực vượt qua hoàn cảnh. Vừa trông em, vừa chăm bà. Mọi việc nội trợ trong gia đình một mình cô bé đều phải gánh vác để mẹ đi làm thêm kiếm tiền nuôi sống gia đình.
Hiểu rõ hoàn cảnh nên Hường rất chịu khó học tập. Suốt 12 năm liền em là học sinh giỏi. Trong 3 năm câp 3, luôn la hoc sinh co điêm trung binh cac môn cao nhât ban Khoa hoc Xa hôi.
Video đang HOT
Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ ở phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, nhớ lại cách đây 4 năm về trước, khi mọi người đang đầm ấm hạnh phúc bên nhau thì căn bệnh quái ác đã giáng xuống gia đình Hường và cướp đi người bố thân yêu của mình, Hường tâm sự: “Lúc đó em suy sụp tinh thần, có lúc em định nghỉ học đi làm giúp mẹ nuôi em ăn học. Thê nhưng rồi em nghĩ lại mình phải học sau này mới giúp được mẹ và gia đình”.
Rồi em nỗ lực và cuối năm học đó, em thi đậu vào trường THPT chuyên Thái Nguyên.
Ước mơ trở thành giảng viên
Chia sẻ với chúng tôi, Hường cho biết em ao ước trở thành một giảng viên đại học. Bởi từ nhỏ em ao ước đứng lên bục giảng để giảng cho học trò như thầy cô giáo mình. Theo em làm giảng viên ngoài công vệc giảng dạy còn thời gian nghiên cứu, công việc này rất là thú vị.
Sau khi xuống Hà Nội học, em đặt mục tiêu thi vào hệ chất lượng cao của nhà trường để theo học. Bởi được đào tạo trong môi trường đó thực em có cơ hội phát huy những khả năng vốn có của bản thân đồng tích lũy thêm nhiều kiến từ các giảng viên.
Hường chia sẻ, bí quyết học giỏi Sử, làm Sử đạt điểm cao: Học sử phải yêu Sử thực sự. Học kỹ kiến thức sách giáo khoa. Đối làm bài thi nên đọc ý và vạch các ý trước khi làm. Đặc biệt phải rèn kỹ năng, ngôn ngữ hành văn với môn Lịch sử.
Chia tay cô thủ khoa ĐH KHXH&NV Hà Nội, giải Nhất học sinh giỏi Quốc gia, chúng tôi khâm phục trước nghị vươn lên của cô học trò nghèo đặc biệt này.
Khi nói về cô học trò của mình, thầy giáo Phan Đức Thuận giáo chủ nhiệm đòng thời là người dạy em ba năm liền môn sử nói: “Bích Hường là cô học trò đầy nghị lực, ý thức tự giác rất cao. Em luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao”.
Trần Thị Bích Hường
- 12 năm liền là học sinh giỏi.
- 3 năm THPT dẫn đầu ban Khoa học Xã hội.
- Lơp 10: giai Ba thi HSG câp tinh môn Lich sư,
- Lơp 11: giai Nhât thi HSG câp tinh môn Lich sư, giai Ba vươt câp thi HSG quôc gia môn Lich sư.
- Lơp 12: giai Nhi thi HSG câp tinh môn Lich sư, giai Nhât thi HSG quôc gia môn Lich sư.
- Thu khoa ki thi tôt nghiêp THPT tai Thai Nguyên (56 điểm).
- Thu khoa ĐH khôi C, ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN (25,5 điểm).
Theo PLXH
Sẽ xem xét tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia từ 2012
Sẽ xem xét tuyển thẳng HSG Quốc gia từ năm 2012, nhưng chỉ áp dụng với các ngành khoa học cơ bản - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga thông tin.
Trao đổi với VTC News chiều 28/7, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, GS.TSKH Bùi Văn Ga cho hay, sau cuộc họp tổng kết kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới, Bộ này sẽ xem xét tuyển thẳng với học sinh giỏi Quốc gia, nhưng chỉ áp dụng với các ngành khoa học cơ bản.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cũng đưa ra nhiều lý do giải thích quyết định trên. Thứ nhất vì chúng ta đang thiếu những sinh viên giỏi học các ngành khoa học cơ bản. Thứ hai vì đã có những em đạt giải quốc gia nhưng bị "đúp" khi học ở các trường kỹ thuật, nên chưa xem xét tuyển thẳng các em này vào các khối kỹ thuật hay kinh tế. Thứ ba, việc tuyển thẳng sẽ thúc đẩy các em yên tâm thi học sinh giỏi quốc gia hơn.
Từ năm 2007, Bộ GD&ĐT đã bỏ quy chế tuyển thẳng với học sinh giỏi quốc gia mà giao quyền tự quyết cho các trường với yêu cầu, các em này phải thi ĐH và đạt điểm sàn trở lên.
Năm 2011, sau 4 năm áp dụng quy chế này, nhiều học sinh giỏi đã không còn thiết tha tham gia kỳ thì này nữa, vì cho rằng rất mạo hiểm (muốn đỗ ĐH, phải đạt giải quốc gia và trên điểm sàn kỳ thi ĐH chung của Bộ GD&ĐT).
Tuyển thẳng HSG Quốc gia để tìm kiếm nhân tài
Năm nay cũng là năm thành tích thi Olympic Quốc tế của chúng ta bị tụt hạng đáng kể. Theo báo Tuổi Trẻ, tính riêng môn Toán, sau thành công ở IMO 2007 tổ chức tại Việt Nam, chúng ta đạt 3 HCV và 3 HCB, xếp hạng 3 toàn đoàn thì đến năm 2008, 2009 chỉ đoạt 2 HCV, 2 HCB, 2 HCĐ và lần lượt xếp thứ 12 và 15.
Năm 2010 đoạt 1 HCV, 4 HCB, 1 HCĐ, xếp hạng 11/96.
Năm 2011 là thành tích kém nhất trong lịch sử tham gia giải khi chỉ có 6 HCĐ và xếp hạng 31/101. Trong khi đó hai nước Đông Nam Á liên tục có thành tích cao là Singapore xếp thứ 3 với 4 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ (chỉ thua Trung Quốc, Mỹ) và Thái Lan xếp thứ 5 với 3 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ (ba lần gần nhất Thái Lan liên tục trong tốp 10)
Thành tích này được các chuyên gia đánh giá là "Cú ngã đáng lo ngại" và được tiên liệu trước.
Trong buổi làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa, GS Ngô Bảo Châu có chia sẻ về thành tích yếu kém này: "Thật ra tình trạng tụt hạng của toán học VN anh em làm toán chúng tôi đã nhìn thấy vài năm nay nên không quá bất ngờ với kết quả thi IMO. Cách đây 4-5 năm, Hội Toán học VN đã trình Nhà nước chương trình quốc gia về toán học, như là một cái phao để toán học VN không bị chìm. Vào thời điểm đó, những người làm toán chúng tôi đã không nhìn thấy lực lượng kế cận của toán học VN. Còn bây giờ nhiều người đã nhìn thấy rõ điều này.
GS Ngô Bảo Châu cũng không giấu được sự lo lắng: "Thực tế 5-6 năm nay rất ít em thi toán quốc tế đeo đuổi theo ngành toán. Điểm thi ĐH vào khoa toán ở các trường tốt nhất cũng rất thấp, chứng tỏ rất ít học sinh theo ngành toán nói riêng và khoa học cơ bản nói chung. Đó là điều rất đáng lo ngại".
Trước kết quả đó của đoàn Olympic Toán, ông Nguyễn Vũ Lương, Hiệu trưởng trường THPT chuyên ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia HN) thốt lên "Đó là điều không thể tưởng tượng nổi".
GS Hồ Sĩ Đàm ( ĐH Công nghệ, ĐHQGHN), người nhiều lần dẫn đoàn thi Olympic cũng phải thốt lên rằng "6 huy chương đồng cho Toán và không có huy chương vàng nào cho môn học vua này là một cú ngã ghê gớm của VN"
"Việc Bộ GD&ĐT bỏ chế độ tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia vào ĐH làm giảm sút lớn tinh thần học chuyên, tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi quốc gia của học sinh, phụ huynh, các thầy, nhà trường" . Ông Đàm lý giải.
Do đó, việc quay lại tuyển thẳng cho HSG quốc gia sẽ là động lực tốt cho HS giỏi tham dự các kỳ thi quốc tế này.
Theo VTC
Sẽ xem xét điều chỉnh lịch thi khối D từ năm 2012? Đại diện Vụ Giáo dục Đại học cho biết, năm sau sẽ xem xét điều chỉnh lịch thi khối D để thí sinh không thi Toán, Văn cùng ngày. Trong những ngày thi ĐH và CĐ vừa qua, VTC News nhận được nhiều phản ánh của phụ huynh và thí sinh thi khối D về việc thời gian thi chưa hợp lý. Cụ...