Cô gái 28 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường vì loạt thói quen mà giới trẻ mắc phải rất nhiều
Nhiều bạn trẻ thường không nghĩ bản thân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường từ khi còn trẻ, tới lúc bệnh ập đến thì mới bắt đầu lo lắng tìm cách chữa trị.
Bệnh tiểu đường không còn là căn bệnh quá xa lạ trong cuộc sống ngày nay và nếu không kiểm soát lượng đường huyết ổn định thì bạn sẽ nguy cơ mắc bệnh rất cao. Nhiều bạn trẻ thường không nghĩ bệnh đang ngày càng trẻ hóa nên cứ vô tư ăn uống thoải mái. Trường hợp của cô gái người Trung Quốc dưới đây là một ví dụ điển hình.
Tiểu Lệ (28 tuổi) đang sống tại một thành phố lớn ở Trung Quốc. Do áp lực công việc và cuộc sống nên cô thường xuyên phải thức khuya làm thêm giờ. Đồng thời, chế độ ăn uống của Tiểu Lệ cũng không đảm bảo, cô hay dậy muộn nên thường xuyên bỏ bữa sáng.
Ảnh minh họa
Vì quá bận rộn nên Tiểu Lệ cũng không có thời gian đi tập, điều này khiến cơ thể cô ngày càng phát tướng. Gần đây, khi làm việc ở công ty, Tiểu Lệ luôn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt. Sau khi tới bệnh viện kiểm tra, cô được bác sĩ chẩn đoán đã mắc bệnh tiểu đường.
Tiểu Lệ vô cùng suy sụp và ngồi thẫn thờ không nói được lời nào. Bác sĩ vỗ vai cô và hỏi về chế độ ăn uống cũng như lối sống sinh hoạt thì phát hiện ra chính từ thói quen sống không lành mạnh đã khiến Tiểu Lệ mắc phải căn bệnh này.
Có 4 thủ phạm chính là nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường
1. Bỏ bữa sáng
Bỏ bữa sáng là thói quen xấu mà nhiều bạn trẻ hiện nay thường hay mắc phải. Nhưng thói quen xấu này nếu kéo dài lâu lại dễ khiến quá trình nạp calo của cơ thể bị gián đoạn và gây hạ đường huyết. Hậu quả là nhiều người chọn cách bù lại lượng calo thiếu hụt vào bữa trưa và bữa tối nên dễ dẫn đến vấn đề tăng đường huyết dư thừa, gây rối loạn chuyển hóa, có thể phát triển thành bệnh tiểu đường.
Video đang HOT
2. Ít vận động
Giới văn phòng là đối tượng thường xuyên phải ngồi một chỗ làm việc suốt cả ngày. Tới khi tan sở, vì làm việc quá mệt mỏi nên cũng ngại vận động và về nhà chỉ muốn nghỉ ngơi. Nếu không vận động trong thời gian dài thì cơ thể sẽ dễ tích tụ mỡ nhiều và gây suy giảm độ nhạy insulin, làm mất kiểm soát lượng đường trong máu, dễ dẫn đến bệnh tiểu đường.
3. Ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên nhiều dầu mỡ
Nhiều bạn trẻ thường khá tùy tiện trong chế độ ăn uống, nhưng điều này lại có thể gây ra vấn đề lớn cho sức khỏe. Hầu hết các món ăn yêu thích của giới trẻ thường có hương vị đậm đà, hàm lượng chất béo tương đối cao, nhiều dầu mỡ nên dễ thu hút người ăn. Tuy nhiên, những loại thực phẩm chứa dầu mỡ lại dễ làm tăng hàm lượng calo, gây béo phì, thừa cân và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Cũng có người lại thích ăn đồ ngọt, nhưng đồ ngọt không hẳn là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường. Dù vậy, nó lại dễ dẫn đến bệnh béo phì và gián tiếp khiến bệnh tiểu đường thêm trầm trọng hơn.
4. Thức khuya thường xuyên
Thức khuya là thói quen thường gặp phải ở nhiều bạn trẻ, nhưng việc thức khuya trong thời gian dài lại dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi thói quen này có thể làm tăng tiết nhiều hormone, gây tăng lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến chức năng làm việc của insulin. Ngoài ra, có nhiều người khi làm việc về đêm lại dễ sinh ra cảm giác đói nên gọi đồ ăn đêm về ăn mà không biết đây là nguyên nhân dẫn đến béo phì và tiểu đường.
Ăn sáng không đúng cách: 6 chi tiết nếu không được chú ý có thể gây hại lớn cho sức khỏe
Bữa sáng có thể được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Do đó, đôi khi nếu bạn ăn sáng không đúng cách còn gây hại cho sức khỏe hơn là việc không ăn sáng, hãy chú ý 6 chi tiết này ngay.
Nhiều người hiện nay chọn không ăn sáng để có thêm thời gian ngủ nhiều hơn vào buổi sáng. Hành vi như vậy là rất xấu, không chỉ làm suy yếu chức năng tiêu hóa mà còn tăng khả năng mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Nhưng điều mà nhiều người không biết là ăn sáng thực ra cũng không hề đơn giản. Ăn sáng sai cách thậm chí còn có tác dụng phụ đối với cơ thể và ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng ta nghiêm trọng hơn cả việc bỏ bữa sáng.
Dưới đây là 6 chi tiết bạn cần chú ý khi ăn sáng, nếu không nó có thể gây hại lớn cho sức khỏe.
1. Giờ ăn sáng
Định nghĩa về bữa sáng có thể khác nhau đối với mỗi người, nhiều người nghĩ rằng chỉ cần họ ăn một thứ gì đó sau khi thức dậy vào buổi sáng là họ đang ăn sáng. Nhưng vì nhiều người thích ngủ muộn nên thời gian thức dậy có thể đã là 10, thậm chí 11 giờ sáng, và những gì họ ăn vào lúc này không còn là bữa sáng tiêu chuẩn nữa.
Trên thực tế, thời gian tốt nhất để ăn sáng là 7-9 giờ. Trong khoảng thời gian này, chức năng tiêu hóa đã dần hồi phục sau giấc ngủ dài, việc ăn uống sẽ không gây quá nhiều gánh nặng cho đường tiêu hóa, cơ thể kịp thời bổ sung thức ăn để tránh tổn thương đường tiêu hóa do tiết axit dịch vị.
2. Uống một cốc nước ấm trước khi ăn sáng
Nhiều người không có cảm giác thèm ăn trong một thời gian ngắn sau khi thức dậy vào buổi sáng, vì vậy họ có thể bỏ bữa sáng hoặc ăn rất ít cho tiện.
Điều này là do sau khi thức dậy vào buổi sáng, các chức năng trong cơ thể chưa được đánh thức hết, độ nhớt của máu tương đối cao, lúc này bạn có thể uống một ly nước ấm trước bữa ăn để não bộ tỉnh táo, đồng thời cũng cải thiện tình trạng này. Cảm giác ngon miệng sẽ trở lại và giúp tiêu hóa và hấp thụ bữa sáng một cách tốt hơn.
3. Không ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ vào bữa sáng
Một số người thích đồ ăn nhiều dầu mỡ vào bữa sáng, điều này thực sự không tốt cho sức khỏe. Vì thức ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu hóa hơn dễ dẫn đến phản ứng chậm và giảm hiệu quả công việc vào buổi sáng. Vì vậy, bữa sáng ngũ cốc nguyên hạt là thích hợp nhất.
4. Tốc độ ăn sáng
Để tiết kiệm thời gian, nhiều người có thể ăn bữa sáng một cách vội vàng. Thói quen này rất xấu. Ăn quá nhanh dễ dẫn đến khó tiêu do thức ăn không được nhai kỹ. Nếu ăn đồ nóng trên 60 độ C dễ làm tổn thương thực quản, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.
Vì vậy, sự lựa chọn tốt nhất cho mọi người là dậy sớm hơn vài phút để có nhiều thời gian ngồi ăn sáng ngon lành.
5. Không vừa ăn vừa đi bộ
Trong cuộc sống, bạn có thể thường xuyên gặp trường hợp này, đó là có người vừa ăn sáng vừa đi trên đường. Thói quen như vậy cũng rất không tốt, tưởng như "1 công đôi việc" giúp bạn đạt hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian nhưng nó thực chất làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, khiến nhu động đường tiêu hóa giảm, thức ăn đọng lại lâu trong ruột dễ bị đau bụng, táo bón.
Ngoài ra, vừa ăn vừa đi cũng có thể khiến thức ăn bị bám bụi và vi khuẩn, rất dễ mắc bệnh nhiệt miệng.
6. Bữa sáng quá nghèo nàn, lặp đi lặp lại
Nhiều người chọn bữa sáng giống nhau mỗi ngày để tiết kiệm thời gian, chẳng hạn như một ly sữa, một quả trứng hoặc bánh mì vào mỗi buổi sáng. Mặc dù những bữa sáng này có thể không thiếu dinh dưỡng nhưng nếu bạn ăn cùng một loại thực phẩm mỗi ngày sẽ dẫn đến thừa dinh dưỡng.
Bữa sáng là thời điểm rất tốt để bổ sung protein, thực phẩm ăn vào bữa sáng cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của buổi sáng. Vì vậy, mọi người nên tránh ăn sáng quá nhiều và cố gắng làm cho thức ăn sáng phong phú hơn.
5 thói quen buổi sáng dễ khiến bạn "đoản mệnh" và 5 thói quen khiến bạn tăng tuổi thọ Tuổi thọ liên quan mật thiết đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nếu buổi sáng thức dậy mà mắc phải 5 thói quen xấu sau đây, cảnh báo sức khỏe không tốt. 1. Thường bỏ bữa sáng Tại sao những người thường xuyên bỏ bữa sáng có thể bị suy giảm tuổi thọ? Điều này là do gan liên tục sản xuất...