Cô gái 27 tuổi mắc ung thư vì loại chất độc hạng nhất mà WHO cảnh báo, có trong thực phẩm mà dù nấu chín cũng không thể tiêu diệt
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư gan không chỉ có thuốc lá, rượu bia mà còn do chế độ ăn uống không lành mạnh của con người vì thế bất cứ ai cũng nên cẩn trọng.
Cô gái 27 tuổi mắc ung thư gan vì dùng gừng mốc
Có lẽ trong suy nghĩ của nhiều người, bệnh về gan thường liên quan mật thiết đến lý do uống rượu bia. Nhưng trên thực tế, nguyên nhân gây ra bệnh gan không chỉ có thuốc lá, rượu bia mà còn do chế độ ăn uống không lành mạnh của con người. Cô gái trẻ 27 tuổi tên Mã Lương (Trung Quốc) chính là một ví dụ rất điển hình.
(Hình minh họa).
Theo tờ Aboluowang (TQ), Mã Lương là người không bao giờ uống rượu, nhưng khi khám sức khỏe cách đây vài ngày thì phát hiện mình đã mắc bệnh gan giai đoạn cuối. Nhận được chẩn đoán của bác sĩ, cô gái trẻ không thể đứng vững, cô tự hỏi vì sao mình lại có thể mắc căn bệnh nguy hiểm này dù thói quen sống vô cùng khoa học. Qua thời gian nói chuyện cùng bác sĩ, Mã Lương mới nhận ra chính món trà gừng đã làm hại bản thân mình.
Từ nhỏ, cô gái trẻ đã hình thành thói quen uống trà gừng mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, vì thế trong bếp nhà cô lúc nào cũng có sẵn gừng. Tuy nhiên, gừng để lâu trong môi trường như bếp sẽ dễ hình thành nấm mốc, thối từ bên trong. Thay vì vứt bỏ, Mã Lương lại gọt bỏ chỗ hỏng rồi tiếp tục sử dụng để pha trà, độc tố tích tụ trong cơ thể và hình thành ung thư lúc nào không hay.
Gừng để lâu trong môi trường như bếp sẽ dễ hình thành nấm mốc, thối từ bên trong nhưng Mã Lương vẫn sử dụng để pha trà.
Video đang HOT
Gừng vốn dĩ là gia vị tốt trong cuộc sống, nhưng gừng và các loại thực phẩm khác khi đã bị mốc thì nguy cơ chứa độc tố aflatoxin là rất cao. Aflatoxin chính là một độc tố gây hại gan và ung thư gan.
Aflatoxin – độc tố gây ung thư đun sôi vẫn không thể tiêu diệt
Ngay từ năm 1993, aflatoxin đã được Cơ quan nghiên cưu quôc tê vê bênh ung thư (IARC) – cơ quan thuộc WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1 – là nhóm đầy đủ bằng chứng để khẳng định có gây ung thư cho con người.
Aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh, có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, trong đó gan là cơ quan gây ung thư nhiều nhất.
Aflatoxin là một chất gây ung thư mạnh, có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể.
Theo WHO, aflatoxin sinh ra bởi nấm Aspergillus flavus và A. parasiticus. Nhiệt độ để có thể tiêu diệt aflatoxin là 280 độ C, chính vì thế phương pháp nấu và chế biến thông thường không thể phá hủy độc tính của chất độc này.
Ngoài gừng mốc, bạn cũng nên ném bỏ những loại thực phẩm/ đồ dùng này sau khoảng thời gian nhất định
WHO cho biết hầu hết con người tiếp xúc với aflatoxin qua các loại hạt, ngũ cốc bị mốc. Đáng nói, các nấm mốc không chỉ phát triển trên bề mặt mà còn thâm nhập sâu vào trong thực phẩm. Để giảm tiếp xúc với aflatoxin, tốt nhất bạn nên vứt bỏ những loại thực phẩm sau:
- Kiên quyết vứt bỏ tất cả các thực phẩm bị mốc, đổi màu hoặc teo nhỏ.
- Không sử dụng mộc nhĩ ngâm lâu trong nước. Mộc nhĩ bị ngâm trong một thời gian dài sẽ sinh ra quá nhiều vi khuẩn và sản sinh aflatoxin. Ngay cả khi nó được rửa nhiều lần, aflatoxin cũng không thể được loại bỏ. Để tốt cho sức khỏe, bạn chỉ nên ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh trong thời gian từ 15 – 20 phút.
Mộc nhĩ bị ngâm trong một thời gian dài sẽ sinh ra quá nhiều vi khuẩn và sản sinh aflatoxin.
- Không dùng các loại dầu tự ép kém chất lượng, được làm bằng nguyên liệu đã hư hỏng. Hơn nữa, dầu tự ép cũng không thể bảo quản được lâu. Nếu bạn bảo quản không đúng cách thì aflatoxin cũng sẽ sản sinh.
- Đũa gỗ, thớt gỗ nên được vệ sinh và bảo quản cẩn thận, chú ý thay mới định kỳ vì rất dễ mốc và sản sinh ra chất ung thư aflatoxin.
Cảnh báo bệnh ung thư từ hình dạng nốt ruồi trên cơ thể
Nếu các nốt ruồi thay đổi hình dạng, màu sắc, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay bởi có thể đó là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư đang 'tấn công' cơ thể của bạn.
Nhiều màu
Nốt ruồi lành tính ở những người khỏe mạnh, không mắc bệnh thường chỉ có một màu, vì thế mà có nhiều màu trong 1 nốt ruồi có thể là dấu hiệu đáng lo ngại liên quan tới sức khỏe bạn.
Thường màu sắc ở nốt ruồi là nâu, vì thế mà nếu nốt ruồi có lẫn lộn nhiều màu sắc bất thường như trắng, nâu, đen, đỏ hoặc xanh thì khả năng bạn đang mắc bệnh rất cao, nên tìm gặp bác sĩ và được chẩn đoán kịp thời.
Viền mờ, lởm chởm
Nốt ruồi lành tính thông thường sẽ có hình dạng cụ thể và có đường viền ổn định, rõ nét. Tuy nhiên ngược lại, những nốt ruồi ác tính lại thường có đường viền không đều màu. Nốt ruồi khi có dấu hiệu bệnh sẽ có đường viền đứt đoạn hoặc mờ mờ, ẩn vào vùng da xung quanh.
Ảnh minh họa
Đường kính rộng
Nhiều chuyên gia cho biết, kích thước nốt ruồi cũng là điều bạn nên đặc biệt lưu ý. Các u hắc tố thường có đường kính rộng hơn 6 mm (khoảng 1/4 inch), trong khi một nốt ruồi thông thường không lớn hơn đầu cùn của bút chì.
Bất đối xứng
Hầu hết các nốt ruồi trên cơ thể chúng ta đều có dạng hình tròn, đối xứng. Ta có thể kiểm tra bằng cách chia đôi chúng thì vẫn có thể nhận được 2 nửa giống hệt nhau. Tuy nhiên, khi thấy nốt ruồi của bạn có hình dạng và màu sắc không hài hòa cân xứng, bạn nên đi khám ngay để sớm phát hiện nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật.
Phát triển theo thời gian
Có thể theo thời gian, cấu trúc của nốt ruồi sẽ thay đổi. Vì thế mà bạn nên theo dõi chúng, có thể sẽ có sự khác biệt về kích thước, hình dạng hoặc màu sắc của nốt ruồi.
Nếu nốt ruồi trên da bạn có những dấu hiệu trên, khả năng cao nốt ruồi đó đang chuyển dần từ lành tính sang ác tính. Do đó, bạn cần nhanh chóng đi khám ngay để nhanh chóng nắm bắt được tình trạng sức khỏe.
Để phòng ngừa đột quỵ, bạn cần thực hiện các phương pháp này mỗi ngày Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh có thể phòng tránh thông qua những thói quen sinh hoạt khoa học. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO, đột quỵ - tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây chết người thứ 3 chỉ sau ung thư và tim mạch. Trên thế...