Cô gái 20 tuổi bị ung thư dạ dày vì thói quen mà rất nhiều người cũng mắc phải trong khi ăn
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, cô gái 20 tuổi bị ung thư dạ dày cũng vì nhiễm vi khuẩn HP.
Tiểu Ngô là một bệnh nhân bị ung thư dạ dày, khi phát hiện đã ở giai đoạn cuối, do đó cô chỉ có thể lựa chọn phương pháp điều trị hóa trị. Trên giường bệnh, Tiểu Ngô gầy gò nằm lặng lẽ, đôi mắt ngây dại nhìn lên trần nhà, và nước mắt chầm chậm chảy xuống khóe mắt.
Lúc này, cô đã phải nhập viện hơn hai tháng, thời gian sống của cô còn rất ngắn, những cuộc tra tấn của hóa trị đã khiến cô gái 20 tuổi mất hy vọng vào cuộc sống. Đôi khi cô nghĩ về “cái chết”, nhưng cô vẫn còn rất nhiều việc phải làm, cô tự nhủ bản thân phải tiếp tục sống.
Cô gái 20 tuổi bị ung thư dạ dày chỉ vì thói quen nhiều người mắc
Trên thực tế, vài tháng trước, Tiểu Ngô cảm thấy cơ thể đã xuất hiện vấn đề: Cô thường xuyên buồn nôn, nôn ói, đau bụng trên, tiêu hóa không tốt, giảm cân nhanh và rất nhiều tình trạng khó chịu khác. Tuy nhiên cô cho rằng là bản thân gặp áp lực lớn, ăn uống không điều độ mới hình thành mệt mỏi, nên cô không đến bệnh viện để kiểm tra. Chỉ khi tình trạng đau bụng nghiêm trọng, không thể đi nổi, Tiểu Ngô mới đến bệnh viện để kiểm tra, kết quả là cô bị ung thư dạ dày.
Bác sĩ Doãn Nham, Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện số 7 thành phố Hàng Châu cho biết: Tiểu Ngô bị ung thư dạ dày, thói quen trong cuộc sống chính là thủ phạm.
Khi Tiểu Ngô ở trường học, cô thường ra ngoài ăn thịt nướng với bạn bè. Theo chia sẻ của Tiểu Ngô, khi ăn uống mọi người thường dùng đũa gắp thức ăn cho nhau. Đây là thói quen sẽ khiến bị lây nhiễm Helicobacter pylori (HP). Bác sĩ nói rằng, 90% ung thư dạ dày là do nhiễm trùng HP trong thời gian dài.
Thói quen gắp thức ăn cho nhau có thể lây nhiễm vi khuẩn HP
Helicobacter pylori vốn đã nhạy cảm và một trong những cách lây truyền Helicobacter pylori chính là qua đường miệng. Việc gắp thức ăn cho nhau rất nguy hiểm, có thể dẫn đến lây các bệnh qua đường tiêu hóa, viêm gan A, đặc biệt là vi khuẩn HP – một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, lâu ngày tiến triển thành ung thư dạ dày.
Theo các chuyên gia, bình thường thì vi khuẩn HP không gây hại nhưng đối với những người bị viêm loét dạ dày thì vi khuẩn HP có thể gây ra tình trạng loét nặng hơn, lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư dạ kdày. Và rất có thể Tiểu Ngô đã có bệnh về dạ dày từ trước đó.
Bên cạnh đó, ăn nhiều thịt nướng cũng là một trong những nguyên nhân góp phần tăng khả năng bị ung thư dạ dày của Tiểu Ngô.
Video đang HOT
Thịt nướng được nướng trực tiếp trên bếp sẽ khiến mỡ nhỏ giọt xuống tạo ra các hydrocarbon thơm đa vòng. Chất này khi ăn vào cơ thể sẽ đến gan và biến thành chất độc. Chất độc đó xuống ruột, dạ dày sẽ gây nguy cơ ung thư.
Vi khuẩn HP thường phát triển một cách âm thầm và không gây ra bất kỳ triệu chứng nổi bật nào. Tuy nhiên, chỉ cần bạn chú ý cơ thể có 3 dấu hiệu dưới đây, rất có thể là do vi khuẩn HP đã phát quá mức:
1. Hôi miệng
Nguyên nhân là do vi khuẩn Hp gây ra các tình trạng như: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày… các bệnh này thường có triệu chứng đẩy trào ngược khí trong dạ dày lên đường miệng làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu. Trào ngược còn làm acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản, khoang miệng có thể phân hủy tế bào gây hoại tử và hình thành mùi hôi dữ dội.
2. Rối loạn tiêu hóa
Sự gia tăng vi khuẩn HP trong dạ dày sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây rối loạn tiêu hóa
Sự gia tăng vi khuẩn HP trong dạ dày sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, điển hình nhất là khó tiêu. Nếu ngay cả khi ăn rất ít thức ăn, chúng ta vẫn sẽ có cảm giác đầy bụng khó chịu đây có thể là một dấu hiệu rõ ràng.
Những thực phẩm này nếu không được tiêu hóa kịp thời, chúng sẽ tích tụ trong cơ thể, sẽ có trường hợp phân không được hình thành, hoặc phân không sạch, việc đi đại tiện sẽ bị gián đoạn và việc đi tiểu bất thường sẽ diễn ra.
3. Thường xuyên bị đói
Nếu nhiễm vi khuẩn HP trong cơ thể rất có khả năng bạn sẽ có cảm giác đói thường xuyên. Vi khuẩn này ảnh hưởng đến tiêu hóa của cơ thể khiến chúng ta thường xuyên đầy hơi. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, lượng thức ăn và dinh dưỡng nạp vào cơ thể không đủ, gây ra cảm giác mệt mỏi và đói. Điều đó sẽ tác động xấu đến cơ thể và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày.
Phòng ngừa nhiễm khuẩn Hp
Không sử dụng chung dụng cụ, đồ ăn và thức uống với người khác
Không có biện pháp phòng ngừa tất cả các nguyên nhân có thể gây nhiễm khuẩn Hp. Tuy nhiên, người bệnh có thể hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn thông qua một số lưu ý như:
- Rửa tay sau khi bạn đi vệ sinh và trước khi bạn chuẩn bị hoặc ăn thức ăn. Hướng dẫn trẻ em thực hiện vệ sinh cá nhân.
- Tránh các loại thực phẩm và nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.
- Không sử dụng các loại thức ăn không được nấu chín kỹ.
- Tránh sử dụng các loại thức ăn được chế biến bởi những người không rửa tay sạch sẽ.
- Không sử dụng chung dụng cụ, đồ ăn và thức uống với người khác.
Một người bị bệnh, cả nhà bị lây: 3 việc cần làm trong bữa ăn ngày Tết để ngăn ngừa nhiễm trùng ung thư dạ dày
Mặc dù việc quây quần ăn uống bên bữa cơm gia đình vào ngày Tết là điều tuyệt vời nhất mỗi dịp Tết đến xuân về. Nhưng có một mối nguy hiểm tiềm ẩn rất lớn mà mọi người nên lưu ý, đó là sự lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori trong gia đình.
Nói về Helicobacter pylori (H. pylori hay HP), nhiều người có thể nghe rất lạ tai, nhưng đây là một bệnh truyền nhiễm phổ biến hiện nay.
Helicobacter pylori là gì?
HP là một loại vi khuẩn kỵ khí hình xoắn ốc với điều kiện phát triển tương đối khắc nghiệt. Nó chủ yếu sống trên bề mặt của các tế bào biểu mô dạ dày.
Sau khi xuất hiện vi khuẩn HP trong dạ dày, rất dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng ở người. Các cuộc điều tra đã chỉ ra rằng nhiễm vi khuẩn HP cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày.
Hiện nay, khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm HP, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ lây nhiễm lên tới 80%.
Đừng làm 3 việc này để không lây bệnh cho cả nhà
1. Không gắp thức ăn cho người khác khi chưa đổi đầu đũa
Hầu hết những người bị HP lây lan từ miệng sang miệng thông qua việc gắp thức ăn cho người khác hoặc nhai, mớm cơm cho trẻ nhỏ.
Nếu bạn đang ở trong một cuộc tụ tập bạn bè và người thân, bạn không nên gắp thức ăn cho người khác khi chưa đổi đầu đũa, không sử dụng chung thìa đũa hoặc các dụng cụ ăn uống cũng như không nên nhai mớm thức ăn cho trẻ nhỏ.
Giữa tháng 11/2019, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận một trẻ 6 tuổi gặp triệu chứng nôn nhiều, đi ngoài phân đen. Trước đó, bé có hiện tượng nôn khan, người càng ngày càng gầy, xanh đi. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị xung huyết và viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày, nổi sần toàn bộ niêm mạc dạ dày và bị viêm dạ dày HP do thói quen nhai, mớm cơm cho bé của bà nội có tiền sử bị bệnh viêm loét dạ dày.
Theo PGS. TS. BS Trần Thanh Tú, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Sức khỏe trẻ em - Bệnh viện Nhi Trung ương, " để phòng tránh, chúng ta nên vệ sinh dụng cụ ăn uống kĩ lưỡng. Đối với các thói quen mớm cơm cho trẻ, sử dụng chung thìa đũa sẽ là tăng nguy cơ lây nhiễm HP và nhiều loại bệnh nguy hiểm khác, cần được tuyệt đối loại bỏ. Bệnh nhân nghi ngờ mắc bệnh cần được chẩn đoán thật chính xác tại các cơ sở uy tín để điều trị theo chỉ định của bác sĩ, tránh việc lây bệnh cho người khác".
2. Hạn chế giao tiếp quá thân mật, nói chuyện trong bữa ăn
Vì vi khuẩn HP chủ yếu lây truyền qua đường miệng (chất nôn và nước bọt), nên hãy cố gắng tránh giao tiếp quá thân mật, quá gần với người khác và hạn chế nói chuyện trong bữa ăn. Bởi trong quá trình giao tiếp, nước bọt có thể bị bắn ra một cách vô thức. Đây có thể là con đường lây lan HP mà nhiều người không ngờ tới.
3. Không đến các nhà hàng kém vệ sinh
Hiện nay, vẫn có những nhà hàng không hợp vệ sinh, các dụng cụ ăn uống không được khử trùng đúng theo lịch trình và chế biến các nguồn thực phẩm không đảm bảo. Do đó, để ngăn ngừa HP, bạn không nên đến các nhà hàng này.
Tóm lại, sự lây lan HP bắt nguồn từ việc giao tiếp giữa người với người hoặc chia sẻ thức ăn trong bữa cơm. Để phòng tránh lây lan bệnh, chúng ta cần phải nâng cao nhận thức về phòng ngừa H.P và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để tránh bệnh ngày càng trở nặng.
Theo Helino
Mới 10 tuổi một cậu bé đã mắc ung thư dạ dày, nguyên nhân đến từ thói quen mớm cơm của gia đình Thiên Thiên (Hồ Nam, Trung Quốc) mới 10 tuổi đã bị mắc ung thư dạ dày do bị truyền nhiễm vi khuẩn HP từ bố mẹ cùng thói quen ăn uống mất cân đối. Mấy ngày trước, cậu bé 10 tuổi tên Thiên Thiên (Hồ Nam, Trung Quốc) được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày ở một bệnh viện tại địa phương....