Cô gái 19 tuổi ở Phú Thọ nhập viện cấp cứu sau khi uống thuốc hạ sốt do em trai pha
Sau 8 tiếng uống nhầm 9 viên thuốc hạ sốt paracetamol, bệnh nhân mệt lả, đau đầu, chóng mặt, được đưa đi cấp cứu.
Ngày 13/8, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) cho biết, vừa qua, đơn vị này đã cấp cứu cho một trường hợp uống quá liều thuốc hạ sốt paracetamol.
Theo đó, tối 11/8, bệnh nhân nữ, 19 tuổi được người nhà đưa đến viện trong tình trạng mệt lả, đau đầu, chóng mặt sau khi uống 9 viên paracetamol loại 500mg.
Qua khai thác tiền sử được biết, bệnh nhân bị covid-19. Khoảng 12 giờ trưa cùng ngày, bệnh nhân lên cơn sốt cao nên nhờ em trai 5 tuổi pha thuốc hạ sốt.
Do không biết nên khi nhận được vỉ thuốc có chứa 9 viên paracetamol 500mg từ tay chị, bé trai đã hòa tan tất cả vào cốc nước và đưa chị uống.
Bệnh nhân nhập viện do uống 9 viên thuốc hạ sốt. Ảnh minh họa
Sau 8 tiếng uống thuốc, bệnh nhân mệt lả, đau đầu, chóng mặt nên được đưa đi cấp cứu. Do vượt quá thời gian nên việc rửa dạ dày không còn tác dụng. Các bác sĩ dùng thuốc giải độc và thải trừ paracetamol, theo dõi sát các triệu chứng.
Video đang HOT
Sau 2 ngày điều trị, hiện tình trạng bệnh nhân ổn định, các dấu hiệu sinh tồn trong giới hạn bình thường.
ThS.BS nội trú Nguyễn Thanh Thủy – người trực tiếp điều trị bệnh nhân cho biết, Paracetamol có tên khác là Acetaminophen là thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng nhiều trong cộng đồng, loại thuốc này thường có tại các gia đình.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc không đúng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: suy gan, suy thận, rối loạn chức năng đông máu, nặng hơn có thể gây suy đa tạng, hôn mê, thậm chí tử vong.
Vì vậy, để dự phòng ngộ độc paracetamol, các chuyên gia khuyến cáo, người dân cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất hoặc hướng dẫn của bác sĩ; không dùng kết hợp các loại thuốc có cùng thành phần paracetamol.
Bên cạnh đó, các loại thuốc cần để xa tầm tay trẻ em và không nhờ trẻ em lấy, pha thuốc để tránh sử dụng nhầm loại thuốc hoặc liều dùng thuốc, gây hậu quả xấu đối với sức khỏe.
Những sai lầm khi giải rượu nhiều người mắc phải
Sai lầm khi giải rượu dễ gây hại cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Một trong những sai lầm uống rượu phổ biến nhất mà nhiều người mắc phải là cho người say uống nước chanh. (Ảnh minh họa)
Theo bác sĩ Lý Gia Cường, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM, say rượu là trạng thái sinh lý gây ra bởi việc tiêu thụ một lượng rượu đủ lớn, làm cho nồng độ rượu trong máu tăng cao. Người say rượu tìm đến một số cách để giải tỏa mệt mỏi, đau đầu do rượu. Bạn lưu ý tránh xa những sai lầm khi giải rượu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Những sai lầm khi giải rượu
Uống nước chanh
Một trong những sai lầm uống rượu phổ biến nhất mà nhiều người mắc phải là cho người say uống nước chanh hoặc đồ uống chua. Tuy nhiên, cơ thể người say vẫn còn nhiều rượu dễ làm tổn thương dạ dày và buồn nôn do bị dư axit.
Gây nôn
Việc gây nôn cho người say nếu không được chú ý dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Trường hợp sau khi uống rượu vẫn tỉnh táo, có thể nói chuyện bình thường thì có thể gây nôn. Với người rơi vào trạng thái hôn mê, nếu gây nôn thì cực kỳ nguy hiểm. Làm vậy khiến người say dễ bị sặc, chất nôn nhiều tràn vào phổi gây viêm phổi. Bên cạnh đó, ngay sau khi uống rượu cần hạn chế ra ngoài, đặc biệt khi thời tiết lạnh dễ làm giãn mạch máu và hạ thân nhiệt đột ngột.
Lạm dụng sản phẩm bổ gan, giải độc
Không nên cố tìm đến những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải rượu. Thuốc giải rượu chỉ có thể bù đắp phần nào một số vitamin, muối, đường... chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn các triệu chứng như hôn mê, ức chế, suy nhược thần kinh do ngộ độc rượu. Khi có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt trong nhiều giờ sau khi uống cần đến bệnh viện kiểm tra ngay.
Sử dụng thuốc giảm đau
Triệu chứng phổ biến nhất khi say rượu là đau đầu. Nhiều người có thói quen bổ sung thêm vitamin B1, B6, axit folic và các loại thuốc đau đầu khác trong khi đang say. Thế nhưng, paracetamol, aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt uống cùng với rượu có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, gây xuất huyết tiêu hóa và tổn thương gan nghiêm trọng.
Làm gì sau khi say rượu?
Một số thực phẩm như nước ép trái cây hoặc mật ong được khuyến nghị để điều trị chứng nôn nao. Bạn cũng có thể cho người say bia rượu bổ sung các dung dịch điện giải (đồ uống thể thao) và súp nước dùng rất tốt để thay thế lượng muối và kali bị mất do uống rượu.
Khi say rượu, bạn cần được nghỉ ngơi nhiều. Việc phục hồi sau cơn say rượu thường chỉ là vấn đề thời gian vì hầu hết các cơn say đều biến mất trong 24 giờ.
Bạn cũng đừng quên bổ sung nước, uống nhiều nước giúp pha loãng nồng độ cồn làm cho quá trình đào thải rượu diễn ra nhanh chóng hơn và phòng chống cơ thể mất nước.
Không được làm gì khi bị say rượu bia?
Tránh dùng bất kỳ loại thuốc nào để giải rượu có chứa acetaminophen (chẳng hạn như Tylenol) vì acetaminophen có thể gây tổn thương gan khi kết hợp với rượu.
Uống thuốc chống nôn khi say rượu cũng là sai lầm cần tránh. Chúng sẽ khiến chất độc tồn đọng trong cơ thể, gan không đào thải được chất độc, càng tổn thương nghiêm trọng dẫn đến xơ gan và ung thư gan về lâu dài.
Trên đây là những thông tin liên quan đến "những sai lầm khi giải rượu", hy vọng bạn sẽ có sự lựa chọn cách giải rượu hiệu quả để sức khỏe được đảm bảo an toàn.
Làm gì để tránh tổn thương gan do thuốc gây ra? Gan là cơ quan chính chuyển hóa thuốc trong cơ thể nhưng nhiều loại thuốc có thể gây tổn thương gan ở các mức độ khác nhau. 1. Vì sao thuốc có thể gây tổn thương gan? Các tổn thương gan do thuốc có thể từ nhẹ như tăng chỉ số chức năng gan không có triệu chứng đến nghiêm trọng như viêm...