Ăn sâu ban miêu, một thanh niên ở Gia Lai t.ử v.ong
Một thanh niên ở Gia Lai ăn sâu ban miêu và phải nhập viện trong tình trạng nôn ói. Dù bác sĩ tích cực cứu chữa nhưng người này đã t.ử v.ong.
Ngày 7-8, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai, cho biết đơn vị vừa tiếp nhận một trường hợp nhập viện cấp cứu do ngộ độc khi ăn sâu ban miêu và đã t.ử v.ong.
Sâu ban miêu được người nhà anh S cung cấp cho bác sĩ. Ảnh: G.L
Người t.ử v.ong là anh ĐS (27 t.uổi, ngụ xã An Thành, huyện Đắk Pơ).
Theo người nhà anh S, trưa 6-8 anh ăn 10 con sâu ban miêu. Khoảng 30 phút sau anh có biểu hiện đau bụng, nôn ói.
Video đang HOT
Ngay sau đó, gia đình đưa anh S đi khám tại Trung tâm Y tế huyện Đắk Pơ và được chuyển lên khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) trong tình trạng mệt mỏi, vã mồ hôi, tay chân yếu, nước tiểu màu đỏ.
Tại đây, bác sĩ xác định anh S bị ngộ độc sâu ban miêu nặng dẫn đến suy thận, suy gan, nguy cơ t.ử v.ong cao và chuyển đến khoa Hồi sức tích cực – Chống độc của bệnh viện. Tuy nhiên anh S không qua khỏi.
Theo bác sĩ Dương Thái Thuấn, Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai), sâu ban miêu là loại côn trùng có hình giống bọ xít, độc tính rất cao, chứa chất độc Cantharidin. Bác sĩ Thuấn khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn các loại côn trùng lạ tránh trường hợp đáng tiếc như ở trên.
Nguy cơ c.hết người vì những món ăn từ côn trùng
Dù Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng ngộ độc, thậm chí t.ử v.ong do ăn các loại côn trùng lạ.
Thế nhưng, thời gian qua, một số bệnh viện vẫn tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu, đuông dừa, bọ xít...
Mới đây, tại Khoa Hồi sức nội khoa và chống độc, Bệnh viện (BV) trung ương Quân đội 108 tiếp nhận nam bệnh nhân N.Đ.T. (42 t.uổi, ở Yên Bái) nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, yếu cơ tứ chi, tiêu cơ vân, suy thận cấp. Kết quả chẩn đoán cho thấy, bệnh nhân bị ngộ độc vì ăn sâu ban miêu.
Trước đó, 3 người ở tỉnh Yên Bái cùng ăn sâu ban miêu trong bữa cơm tối. Sau khi ăn khoảng 1-3 giờ, cả 3 người đều có biểu hiện buồn nôn, đau bụng, chướng bụng, tiểu buốt... Sau đó, họ được chuyển đến BV Bạch Mai với chẩn đoán bị ngộ độc.
Không chỉ ngộ độc sâu ban miêu, mới đây, một nữ bệnh nhân (33 t.uổi, ở Vĩnh Long) đã phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn đuông dừa. Cụ thể, sau khi ăn hai con đuông dừa khoảng 3 giờ, nữ bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, da nổi đỏ, mẩn ngứa khắp người, kèm theo cảm giác mệt, khó thở.
Gia đình đã lập tức chuyển bệnh nhân đến BV đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cấp cứu. Sau quá trình thăm khám và khai thác bệnh lý, bác sĩ xác định bệnh nhân bị dị ứng dọa sốc do ăn đuông dừa và nhanh chóng cho bệnh nhân truyền dịch, dùng thuốc kháng histamin, corticoid.
Cảnh báo về những nguy cơ do những món ăn được chế biến từ côn trùng, theo Cục An toàn thực phẩm, ở nhiều nước trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, việc sử dụng côn trùng làm thức ăn có từ lâu, khá phổ biến như cào cào, châu chấu, nhộng tằm, dế, ong, mối, nhộng ve sầu, sâu cây chít, sâu cây dâu, sâu cây sắn dây... thậm chí còn được chế biến thành những món ăn đặc sản (bọ cạp chiên, châu chấu sốt sa tế, bọ xít rang lá chanh, trứng cà cuống phơi khô để làm bánh ngọt, dế chiên...). Tuy nhiên, việc sử dụng côn trùng để chế biến thành thức ăn đã và đang xuất hiện nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người ăn.
Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp trong các vụ ngộ độc do ăn côn trùng là buồn nôn, nôn, run tay chân, một số trường hợp nặng nôn nhiều, co giật tay chân, chóng mặt, tăng tiết, cứng hàm, kích thích vật vã, khó thở, hôn mê, sẩn ngứa, ban dạng mảng toàn thân... và có thể t.ử v.ong.
Biểu hiện lâm sàng với các triệu chứng nhiều hay ít, nhẹ hay nặng tùy theo độc tố trong côn trùng, tổng lượng đã ăn vào và cơ địa người ăn (người già, có uống rượu, phụ nữ có thai, t.rẻ e.m... thường bị nặng).
Nguyên nhân các vụ ngộ độc trên là do sử dụng côn trùng đã c.hết sinh ra độc tố; côn trùng bị nhiễm nấm độc; côn trùng chứa nhựa cây độc như cây cọc rào, cây cỏ lào, thầu dầu tía... (chứa nhóm alcaloit, nhóm glucozit...) hoặc các chất tiết có độc tố không bị phá hủy ở nhiệt độ chế biến; côn trùng có nhiều protein lạ gây ra dị ứng với những người có cơ địa mẫn cảm để chế biến thức ăn.
Việc thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức trong lựa chọn, sơ chế, chế biến côn trùng làm thức ăn, tâm lý chủ quan khi lựa chọn côn trùng lạ để "thử nghiệm" theo kinh nghiệm "đồn thổi" để chế biến (ăn tái, ăn sống, ngâm rượu...) và sử dụng các món ăn chế biến từ côn trùng, ấu trùng... đã và đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ngộ độc và thậm chí gây ra t.ử v.ong cho người ăn.
Hiện nay khi chưa có các nghiên cứu sâu, đầy đủ về côn trùng sử dụng trong chế biến thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị c.hết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.
Lựa chọn những loại nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thường, phổ biến, còn tươi sống để chế biến thành thức ăn. Đặc biệt những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn, nếu nghi ngờ thì không ăn.
Trong trường hợp sau khi ăn mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa... cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Nhiều ca sốt xuất huyết nặng, biến chứng nguy hiểm Thời gian qua, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận nhiều ca sốt xuất huyết Dengue nặng, diễn biến phức tạp với nhiều dấu hiệu cảnh báo và biến chứng nguy hiểm, nguy cơ t.ử v.ong cao. Sốt xuất huyết tại Hà Nội tiếp tục tăng Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong...