Có được phép nộp nhiều bộ hồ sơ ĐKDT?
Hỏi: Trong hô khâu thương tru cua em thi co ghi em thuôc dân tôc Mương, ma em lai thuôc xa Ngoc Lương – Yên Thủy – Hòa Binh. Nhưng khi hoc câp 3 em lai hoc ơ khu vưc khac la huyên Nho Quan cua tinh Ninh Binh. Vây em muôn hoi ban tư vân la vơi trương hơp cua em thi khi đi thi đai hoc em thuôc KV mây? Va co đươc công điêm ưu tiên dân tôc không? Nêu la trương hơp như thê thi em đươc công tât ca bao nhiêu điêm vao điêm thi đai hoc? Va nêu như thê em cân lam nhưng giây tơ gi đê đươc ưu tiên? Em xin ban tư vân noi ro cho em đê khi em lam hô sơ đăng ky dư thi không bi thiêu va sai sot. Cho em hoi nưa la Trương ĐH Công nghiêp HN co hê CĐ, vây hê CĐ cua trương đo chi xet tuyên hay co ca thi nưa? (changlangtuchungtinh@gmail.com)
Trả lời:
Em nên lưu ý điểm này: Đối với kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ có hai loại điểm ưu tiên. Một là điểm ưu tiên đối tượng, hai là điểm ưu tiên khu vực.
Theo quy chế tuyển sinh hiện hành thì nếu thí sinh có bố mẹ là người dân tộc thiểu số thì sẽ thuộc đối tượng 01 nhóm ưu tiên 1. Như vậy em cần đối chiếu xem bố hoặc mẹ của mình có phải là người dân tộc thiểu số hay không thì lúc đó mới được hưởng quyền ưu tiên chứ dựa trên hộ khẩu thì chưa thể giải quyết được vấn đề.
Đối với điểm ưu tiên khu vực thì tính theo nơi cư trú của trường THPT mà thí sinh theo học chứ không tính theo hộ khẩu thường trú. Theo quy định thì khu vực của huyện Nho Quan thuộc KV1 nên khi em học trường THPT ở huyện này thì sẽ được hưởng mức điểm ưu tiên khu vực KV1.
Theo quy định thí sinh thuộc diện đối tượng ưu tiên từ 01-04 sẽ được cộng 2 điểm vào kết quả thi. Và thí sinh thuộc diện đối tượng ưu tiên từ 05-07 thì sẽ được cộng 1 điểm vào kết quả thi. Nếu thí sinh thuộc nhiều diện đối tượng ưu tiên khác nhau thì chỉ được hưởng duy nhất ở một mức đối tượng ưu tiên cao nhất.
Điểm ưu tiên khu vực được tính theo mức sau: KV1 được cộng 1,5 điểm, KV2-NT được cộng 1 điểm; KV2 được cộng 0,5 điểm.
Như vậy nếu em thuộc diện đối tượng ưu tiên 01, học tại trường THPT thuộc huyện Nho Quan thì sẽ được cộng tối đa 3,5 điểm vào kết quả thi.
Để được hưởng mức ưu tiên là đối tượng 01 thì em cần phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc bố hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số.
Riêng với ưu tiên khu vực thì em không cần phải nộp giấy tờ gì vì các trường sẽ căn cứ trên mã trường THPT mà thí sinh theo học để xác định vùng ưu tiên khu vực của thí sinh.
- Em nên để ý điều này, tất cả các hệ CĐ của các trường ĐH đều không tổ chức thi tuyển mà chỉ xét tuyển mà thôi. Thông thường thì các hệ này chủ yếu xét tuyển từ kết quả kì thi ĐH, rất ít trường xét tuyển từ kết quả kì thi CĐ.
Em là sinh viên năm nhất của trường CĐ Điện lực Miền Trung, ngành Tài chính ngân hàng, nhưng em không thích học trường này. Em muốn năm nay thi lại ĐH, mà em vừa học tại trường vừa ôn thi ĐH. Em hỏi nếu em thi ĐH thì nhà trường có cho em thi không và em làm hồ sơ nộp tại sở GD-ĐT mình ở hay tại trường em đang theo học?(giomuadong2006_1991@yahoo.com)
Theo quy chế tuyển sinh hiện hành thì những người thuộc diện dưới đây không được dự thi ĐH, CĐ: Không chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự; Đang trong thời kỳ thi hành án hình sự; Bị tước quyền dự thi tuyển sinh hoặc bị kỷ luật buộc thôi học chưa đủ hai năm (tính từ năm bị tước quyền dự thi hoặc ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày dự thi).
Học sinh, sinh viên chưa được Hiệu trưởng cho phép dự thi; cán bộ, công chức, người lao động thuộc các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân chưa được thủ trưởng cơ quan cho phép đi học.
Như vậy chiếu theo quy chế này thì để được dự thi ĐH em bắt buộc phải được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường. Nếu em không thích học tiếp trường mình đang theo học thì tốt nhất là cần phải rút toàn bộ hồ sơ nhập học (làm thủ tục thôi học) trước khi dự thi. Khi em làm điều này thì coi như mình là thí sinh tự do và không cần phải xin phép Ban giám hiệu nhà trường nữa.
Việc nộp hồ sơ ĐKDT thì em có hai lựa chọn: Nộp theo tuyến Phòng, Sở GD-ĐT nơi mình đang cư trú hoặc nộp trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ.
Video đang HOT
Đối với các trường quân đội, khi tuyển sinh thì phải khám sơ tuyển, vậy em phải khám ở đâu và cách thức nộp hồ sơ ra sao? (tam_lecong@yahoo.com)
Để có thể dự thi vào khối các trường quân đội thì bắt buộc thí sinh phải tham gia sơ tuyển tại Ban chỉ huy quân sự nơi mình đăng ký hộ khấu thường trú. Chỉ có những thí sinh đạt sơ tuyển thì cán bộ tuyển sinh mới thẩm tra lý lịch và cấp hồ sơ ĐKDT.
Em nên lưu ý: Mẫu hồ sơ ĐKDT của khối trường quân đội là do Bộ Quốc phòng cấp phát không bán công khai. Chỉ có những thí sinh ĐKDT hệ dân sự của khối các trường quân đội thì không phải tham gia sơ tuyển mà chỉ cần mua mẫu hồ sơ của Bộ GD-ĐT và làm theo hướng dẫn sau đó nộp theo theo đúng thời gian quy định.
Em muốn hỏi làm hồ sơ dự thi như thế nào? Và ví dụ như thi khối A thì chỉ được nộp hồ sơ vào 1 trường hay được nhiều trường? (white_rabbit9x@yahoo.com.vn)
Để làm hồ sơ ĐKDT em chỉ cần mua một bộ hồ sơ ĐKDT và làm theo hướng dẫn. Để có thể làm chính xác em cần phải tham khảo thêm thông tin mã ngành, mã trường mình muốn ĐKDT ở cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010″.
Bên cạnh đó em cần tham khảo thêm đối tượng ưu tiên (nếu mình thuộc diện đối tượng ưu tiên) và mã trường, mã tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Gần đến ngày làm hồ sơ ĐKDT, Ban tư vấn sẽ có hướng dẫn chi tiết để các bạn thí sinh có thể tham khảo.
Ở hồ sơ ĐKDT chỉ có mục 2 và mục 3 là các bạn thí sinh thường hay nhầm lẫn. Em cần nhớ điều này: Nếu đăng ký nguyện vọng vào trường có tổ chức thi thì chỉ ghi mục 2, bỏ trống hoàn toàn mục 3.
Nếu đăng ký NV vào trường không tổ chức thi thì đồng thời ghi cả mục 2 và mục 3. Trong đó mục 2 là ghi trường muốn đăng ký dự thi nhờ (trường này có tổ chức thi) và bỏ trống ô mã ngành. Mục 3 là trường thí sinh muốn đăng ký nguyện vọng (ghi đầy đủ các mục tên trường, khối thi, mã ngành)
- Hiện tại Bộ chưa có một quy định nào cấm thí sinh ĐKDT nhiều trường. Chính vì thế ở mỗi khối thi em hoàn toàn có quyền nộp hồ sơ ĐKDT vào nhiều trường.
Theo em được biết thì trường ĐH Cửu Long có tuyển sinh một số ngành kinh tế khối B như Tài chính tín dụng, quản trị kinh doanh. Em dự định thi khối B, vậy trường này tuyển sinh như vậy có đúng không? (khuugia10@yahoo.com.vn)
Thật ra vào thời điểm hiện tại mặc dù có nhiều trường đã công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2010 nhưng đó mới chỉ là dự kiến. Việc được phân bổ chỉ tiêu ra sao, khối dự thi đầu vào là khối nào sẽ do Bộ GD-ĐT cân nhắc và quyết định. Thông tin này chỉ được cập nhật vào trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010″. Chính vì thế em nên đợi quyển cẩm nang này phát hành để biết chính xác trường ĐH Cửu Long có tuyển sinh khối B đối với một số ngành kinh tế hay không.
Theo Ban tư vấn được biết thì các năm trước đây trường ĐH Cửu Long là trường không thi tuyển mà chỉ xét tuyển. Nhằm tăng số lượng sinh viên vào trường nên có xét tuyển khối B ở một số ngành kinh tế. Tuy nhiên với sự quản lý chặt thì năm 2010 điều này sẽ khó có thể xảy ra nữa.
Em có xem lại các đề thi đại học môn Tiếng Anh từ năm 2006 đến năm 2009. Ở phần ngữ âm, tất cả các đề đều chỉ cho dạng bài tập về dấu nhấn, chứ không có dạng bài tập về phát âm. Em xin hỏi đây có phải là một quy tắc áp dụng cho tất cả các đề thi đại học môn Tiếng Anh không? Nếu vậy thì em có nên bỏ qua phần bài tập ngữ âm dạng phát âm không? (nguyendinhtan1992@gmail.com)
Theo Ban tư vấn thì em nên bám theo cấu trúc đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ để ôn tập. Về cơ bản thì cấu trúc đề thi ĐH, CĐ năm 2010 không khác so với năm 2009 nên em có thể tìm cầu trúc năm 2009 để nắm rõ hơn về những phần kiến thức phải học.
Qua kiểm tra của Ban tư vấn thì về lĩnh vực ngữ âm thì yếu tố/chi tiết cần kiểm tra là trọng âm từ (chính/phụ); trường độ âm và phương thức phát âm. Như vậy không thể có cơ sở để kết luận là đề thi môn Tiếng Anh sẽ không có bài tập về phát âm.
Em có một câu hỏi chung và cũng là thắc mắc của rất nhiều các bạn. Năm nay em đang là sinh viên năm thứ nhất của 1 trường ĐH, đã thi xong HK1. Hiện nay, em có nhu cầu bảo lưu kết quả để ôn thi lại. Vậy em muốn hỏi sau khi bảo lưu thì em có phải là thí sinh tự do không và đi thi có cần xin phép hiệu trưởng không? Nếu em đậu trường mới thì có bị xử lý theo quy chế không? (ip2007pro@gmail.com)
Trước hết phải nhấn mạnh với em điều này, đề được bảo lưu còn có những quy định ràng buộc chứ không có chuyện sinh viên nào muốn được bảo lưu thì nhà trường đều chấp nhận cả.
Theo quy định thì nếu hết thời gian bảo lưu mà sinh viên không đến học tiếp thì coi như bỏ học và sẽ bị xóa hồ sơ. Dựa vào điểm này thì có thể khẳng định khi sinh viên được nhà trường đồng ý cho bảo lưu thì hoàn toàn có thể coi mình là thí sinh tự do để dự thi lại ĐH mà không nhất thiết phải xin phép Ban giám hiệu nhà trường.
Nếu sau này em thi đậu không đến trường cũ tiếp tục học thì sau khi hết hạn bảo lưu thì coi như em đã bỏ học ở trường đó.
Các mảng kiến thức thường gặp trong đề thi các môn khối A
Môn Toán
Nội dung đề thi trong kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ hằng năm thường được chia thành những mảng kiến thức sau
1. Giải tích (4 điểm)
a/ Khảo sát hàm số (2đ): Thường được cho dưới dạng vẽ đồ thị hàm số cùng các câu hỏi liên quan: giao điểm của hai đồ thị, tiếp tuyến, biện luận tăng giảm, cực trị và biện luận số nghiệm của một phương trình bằng phương pháp đồ thị...
Đặc biệt, HS phải nắm vững phương pháp tìm phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực đại và cực tiểu của đồ thị hàm số bậc 3 và hữu tỉ. Trong phần đồ thị, cần nắm vững phương pháp vẽ đồ thị hàm số chứa giá trị tuyệt đối.
b/ Tích phân (1đ): Bao gồm các bài toán tính một tích phân cụ thể và ứng dụng tích phân để tìm diện tích hình phẳng, thể tích vật thể tròn xoay. Để làm tốt phần này, HS cần nắm vững các phương pháp tích phân như: phương pháp phân tích, đổi biến số, từng phần.
c/ Giải tích tổ hợp (1đ): Cần nhận định rõ khi nào dùng cùng công thức khai triển nhị thức Newton và sử dụng số hạng thứ k để tìm số hạng chứa.Vận dụng để khai triển lũy thừa ba số hạng dạng (a b c)x .
2. Hình học (3 điểm): Gồm hình học giải tích phẳng và hình học giải tích trong không gian:
- Đối với hình học giải tích phẳng (1đ): HS phải nắm vững cách viết phương trình đường thẳng, đường tròn, elip... thỏa mãn một điều kiện cho trước và cách viết phương trình tiếp tuyến với đường tròn, elip... Đặc biệt: viết phương trình đường thẳng đi qua hai tiếp điểm.
- Đối với hình học giải tích trong không gian (2đ): Nắm vững cách chuyển đổi giữa các phương trình tham số, chính tắc, tổng quát cùng các vấn đề về đường thẳng mặt phẳng, mặt cầu và các bài toán liên quan. Khi giải toán hình học không gian ngoài phương pháp tổng hợp, học sinh phải biết cách chọn hệ trục tọa độ để giải toán. Nắm vững cách chọn hệ trục khi giả thiết cho tam diện 3 góc vuông , hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ, hình chóp...
3. Toán sơ cấp (3 điểm)
- Lượng giác: Học sinh cần nắm vững các phương pháp giải các phương trình lượng giác cơ bản. Khi gặp phương trình lượng giác bất kì biết hạ bậc, biến đổi về cung giống nhau và đem về dạng tích số để giải. Biết nhìn vào đường tròn lượng giác để giải các bất phương trình đơn giản . Vận dụng điều kiện có nghiệm của phương trình để tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số.
- Đại số: HS phải nắm vững cách giải phương trình và bất phương trình: vô tỉ, mũ, logarit, chứa trị tuyệt đối. Cũng cần chú ý các hệ đối xứng loại 1, loại 2 và hệ có vế trái đẳng cấp bậc 2 cùng điều kiện để các hệ này có nghiệm. Trong các bài toán đặt điều kiện để phương trình có nghiệm, vô nghiệm HS cố gắng chuyển bài toán về phương pháp sử dụng đồ thị để biện luận. Trong các bài toán đặt điều kiện để bất đẳng thức đúng với mọi x thuộc đoạn [a:b] hoặc bất phương trình nhận mọi x thuộc [a:b] làm nghiệm, ta nên chuyển bài toán về sử dụng min, max.
Thí sinh cần nắm vững các kiến thức và cách vận dụng tam thức bậc hai để giải toán. Đặc biệt các định lý đảo về dấu tam thức thức bậc hai. Riêng HS học chương trình phân ban còn lưu ý thêm các dạng toán về số phức.
Cuối cùng, để làm tốt bài thi và đạt điểm cao trong kỳ thi, khi làm bài phải trình bày rõ ràng, mạch lạc, không nên sử dụng kiến thức ngoài chương trình phổ thông để giải toán. Các bạn hãy nhớ rõ phương châm: dễ làm trước, khó làm sau.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Môn Vật lí
5 "bí quyết" để làm bài tốt:
1. Nắm rõ các định luật vật lý, các định nghĩa, công thức một cách chính xác. Các bạn hãy tự tóm tắt thật ngắn gọn, nhưng đầy đủ các kiến thức Vật lí cần thiết, đặc biệt là bảng tóm tắt các công thức, các hằng số Vật lí thường gặp.
2. Chú ý về đơn vị, thứ nguyên và tính hợp lý của kết quả. Khi làm xong các phép tính, bạn cần lưu ý đơn vị ở câu trả lời của đề thi, bạn hãy cân nhắc xem đáp số có phù hợp với thực tế không, bạn hãy chú ý về đơn vị và cách viết kết quả theo quy tắc khoa học. Ví dụ nên viết: 1,2.10-3 m thay vì 0,0012 m; hoặc nên viết 3,5.106 m/s thay vì 3500000 m/s!
3. Để ý đến các sơ đồ mạch điện, cách bố trí các quang cụ và các câu hỏi về đồ thị. Dạng câu hỏi này ít được quan tâm trong các kỳ thi tự luận nhưng sẽ xuất hiện nhiều trong bài thi trắc nghiệm. Do các hiện tượng Vật lí xảy ra theo những quy luật nhất định nên có thể tìm thấy bài toán đồ thị ở mọi nội dung của chương trình. Kỹ năng đọc và vẽ đồ thị đối với học sinh phổ thông có lẽ chưa được tốt lắm! Bạn hãy luyện tập với loại bài tập này nhiều hơn.
4. Chú ý đến các hiện tượng Vật lí và ứng dụng trong thực tế. Đề thi trắc nghiệm sẽ khai thác tối đa các hiện tượng, khái niệm hoặc công thức mà học sinh do chưa nắm kỹ dễ bị nhầm lẫn, ví dụ: Hiện tượng phản xạ thông thường và phản xạ toàn phần; tính chất và tác dụng của các bức xạ không nhìn thấy; tính chất và ứng dụng của các loại sóng vô tuyến; khái niệm cùng pha, lệch pha giữa các đại lượng Vật lí; điều kiện để có cộng hưởng, có phản xạ toàn phần, có hiện tượng quang điện, có hiện tượng quang dẫn...
5. Cần vận dụng linh hoạt phương pháp loại trừ và phỏng đoán khi làm bài trắc nghiệm để chọn nhanh câu trả lời mà không cần phải mất thời gian tính toán.
Môn Hóa học
Đề thi thường có các câu hỏi giáo khoa hoặc bài tập có tính toán nhỏ (thường là câu I và câu III) có nội dung của kiến thức vô cơ - đại cương. Để lấy điểm trọn vẹn câu này, TS phải nắm thật vững giáo khoa và làm bài thật chuẩn xác. Với các câu này, nội dung thường nằm trong các phần: cấu tạo nguyên tử - bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học; phản ứng oxy hóa khử, chuyển dịch cân bằng, dung dịch - sự điện ly, các bài toán pH, tính chất hóa học của những chất thuộc các nguyên tố halogen S, O, N, P, Al, Fe.
Những câu có nội dung hóa hữu cơ thường có nội dung nằm trong các bài tiêu biểu thuộc các nhóm nguyên tố:(C, H); (C, H, O) và (C, H, O, N), kết hợp halogen với các cách cho thường gặp như viết phản ứng, nêu hiện tượng thí nghiệm, hoàn thành sơ đồ phản ứng, điều chế, nhận biết và tách chất.
Về bài toán vô cơ, chủ yếu là các bài toán về kim loại và hợp chất của kim loại phản ứng với axit; muối; phản ứng nhiệt luyện, các phản ứng trong dung dịch. Ở câu này, yêu cầu ở TS cao hơn, để lấy được điểm tối đa phải là các TS khá giỏi!
Các bài toán hữu cơ có yêu cầu tìm công thức và định lượng trên các chất tiêu biểu thuộc các nhóm nguyên tố: (C, H, O); (C, H, O, N) . Câu này thường ít có TS lấy được điểm tối đa.
Hiển nhiên với đề thi trắc nghiệm thì có nhiều câu hỏi hơn so với đề thi tự luận, cho nên nội dung các câu hỏi sẽ phân bố khắp chương trình từ lớp 10-12 (nhưng chủ yếu vẫn là kiến thức ở lớp 12).
Đề thi năm nay sẽ có nội dung trọng tâm nằm ở các phần sau: Cấu tạo nguyên tử - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - liên kết hóa học. Những câu hỏi trong phần này sẽ đơn giản, chỉ cần hiểu các cách giải câu hỏi này như những đề tự luận của các năm trước là có thể có kết quả tốt.
Phản ứng oxy hóa khử; cân bằng hóa học; các bài toán sự điện ly, pH cũng cho ở mức độ vừa phải, cần tham khảo kỹ các câu hỏi của đề thi từ các năm trước là TS có thể lấy được điểm tối đa. Còn lại là các câu hỏi nằm ở phần trọng tâm của chương trình lớp 12. Các câu hỏi giáo khoa cũng có nội dung tương tự những năm trước. Đối với yêu cầu về định lượng, năm nay sẽ khai thác mạnh các định luật và các kỹ thuật giải toán nhanh, đây là xu thế của cách ra đề trắc nghiệm.
Học sinh phải mua hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ tại trường Để giúp học sinh tránh mua nhầm hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH,CĐ giả, Sở GD - ĐT Hà Nội vừa có thông báo, hướng dẫn học sinh mua hồ sơ ĐKDT, tại liệu tuyển sinh tại trường. Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi! Ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD- ĐT Hà Nội cho biết,...