Có đúng ‘ngành Toán ở ta yếu toàn diện’?
GS.TS Nguyễn Hữu Dư nêu quan điểm sự đánh giá của xã hội ta đối với Toán học hiện chưa đúng.
Mới đây, tại cuộc thảo luận nhân sự kiện gặp gỡ giữa các nhà toán học do Viện Toán học – Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam (VN) tổ chức, GS Lê Tuấn Hoa – Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, Bộ GD&ĐT – đã đưa ra đánh giá: “So với thế giới, Toán học ở VN cái gì cũng yếu chứ không phải chỉ ứng dụng toán. Nhiều người cứ nói ngành Toán ở ta kém ứng dụng nhưng thực ra là yếu toàn diện”.
Phát biểu của GS Lê Tuấn Hoa khiến nhiều người ngạc nhiên.
Toán Việt Nam đứng ở đâu tùy vào sánh với ai
- Thưa GS.TS Nguyễn Hữu Dư, là người có mặt tại cuộc thảo luận, ông có quan điểm như thế nào về đánh giá của GS Lê Tuấn Hoa?
- Lúc nghe xong ý kiến của GS Lê Tuấn Hoa tôi cũng đã định có ý kiến, tuy nhiên tôi nghĩ đó là quan điểm cá nhân của GS Hoa. Hơn nữa, theo tôi GS Hoa chỉ muốn đưa ra một thông điệp để mọi người chú ý.
Tôi đọc được ý của anh ấy rằng mọi người đừng có ảo tưởng Toán học VN phát triển cao lắm rồi, chứ anh ấy không đánh giá nền Toán học VN thấp như vậy đâu.
Nếu mà yếu so với các nước Âu-Mỹ thì đương nhiên chúng ta yếu rồi. Nhưng mà chúng ta phải xét chúng ta là một nước Đông Nam Á mà GDP của chúng ta chỉ hơn 100 tỷ đồng thì làm sao mà sánh được với các nước mà GDP hàng ngàn tỷ đồng được.
- Vậy còn cá nhân ông, ông đánh giá như thế nào về Toán học VN?
- Toán học VN hiện nay ở khu vực Đông Nam Á có thể coi là mình phát triển hơn cả so với các nước, kể cả Singapore. Nhưng kể cả hơn Singapore, nói như GS Hoa thì hơn nước này cũng không đáng tự hào vì quốc gia này chỉ có hơn năm triệu người.
Tuy nhiên, bên cạnh đó ta cũng có tự hào là thu nhập GDP của Singapore hơn hẳn VN. Sánh với một quốc gia tiên tiến như vậy thì cũng đáng so sánh.
Với Đông Nam Á thì Toán học của nước ta đang xếp thứ nhất, còn trong châu Á chúng ta kém bốn nước là Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trước kia chúng ta hơn Hàn Quốc rất nhiều nhưng hiện nay Hàn Quốc đang hơn chúng ta cả chất lượng lẫn số lượng.
Còn trên tầm thế giới, chúng ta đang nằm ở giai đoạn tiếp cận với trình độ phát triển Toán của các nước tiên tiến. So với họ, chúng ta vẫn còn một khoảng cách.
Hoạt động giảng dạy, trao đổi kiến thức tại Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán.
Ứng dụng toán ở ta gặp khó đủ đường
Video đang HOT
- Vậy còn một đánh giá của GS Hoa nữa đó là so với thế giới, Toán học VN cái gì cũng kém, cả lý thuyết, cả ứng dụng thì ông nghĩ sao?
- Lợi thế của VN về Toán học là ngành về tư duy logic, phải rèn luyện tư duy logic và tính hệ thống, sau đó mới là lĩnh vực ứng dụng. Vì vậy, chúng ta phải đi song song giữa phần lý thuyết và phần ứng dụng.
Phần lý thuyết chúng ta phát triển tương đối rực rỡ, tất nhiên là rực rỡ theo nghĩa so với các ngành khác ở nước ta thì nó là ngành phát triển nhất, tiếp cận được với thế giới nhất.
Về phần ứng dụng thì còn phải cần nhiều mặt tổng thể để áp dụng Toán học vào thì nền kinh tế, khoa học nước nhà cũng phải được tiến lên một bước tương ứng. Nền kinh tế, kỹ thuật, xã hội của nước nhà chưa có những bước tiến đáng kể nên việc áp dụng nó vào còn tương đối khó khăn.
Phát triển ứng dụng toán khác với những ứng dụng khác, rất khó để ra được sản phẩm cuối cùng, mà chúng tôi vẫn nói vui là không thể ra ngô ra khoai để mang ra chợ bán như mọi người, mà chỉ là sự hỗ trợ cho quá trình phát triển công nghệ cao và kỹ thuật bậc cao.
Đó là một công đoạn để người ta hoàn chỉnh, tối ưu hệ thống.
- Giáo sư có thể đánh giá những thuận lợi và khó khăn mà Toán học nước ta đang có?
- Bây giờ phong trào học Toán không rầm rộ như ngày xưa nữa. Nhưng dẫu sao người VN vẫn là người thích Toán và tư duy người VN là tư duy hợp với ngành Toán. Vì vậy, người VN học toán ra nước ngoài cũng khá thành đạt.
Điểm yếu là về diện rộng, sự đánh giá của xã hội đối với toán học chưa đúng. Ví dụ, ở VN bây giờ có quan niệm toán không làm ra sản phẩm, không ra cái gì bán ra thị trường vì vậy phải đẩy toán ra phía bên ngoài.
Ngành Toán phát triển theo diện rộng bị thu hẹp lại. Với lại, ở các nước, đã là giảng viên đại học thì phải nghiên cứu, còn ở ta giảng viên đại học thì chỉ đi dạy thôi. Vì vậy số lượng người làm toán ở nước ta không thật đông đảo như Hàn Quốc.
Ở Hàn Quốc lượng giảng viên đại học chắc là họ không bằng mình nhưng mà phát triển nghiên cứu khoa học của họ rộng lớn hơn ta rất nhiều. Bởi vì giảng viên khoa học của họ đồng nghĩa với nghiên cứu khoa học. Ta thì không bắt buộc.
Phải làm cho Toán gần gũi với mọi người
- Mấy năm gần đây ngành Toán đã được chú ý hơn, bằng chứng là sự ra đời của viện mà ông đang là giám đốc hay chương trình phát triển Toán học. Vậy những nỗ lực đó có tạo ra thành tựu gì cụ thể không, thưa ông?
- Những điều bạn vừa kể là những giải pháp đột phá có thể giúp ngành Toán học VN phát triển và cần được duy trì, nhân rộng hơn. Về thành tựu tôi có thể dẫn chứng là các công bố khoa học của ngành Toán.
Nếu đem so thời điểm 2005-2010 với 2010-2015 thì các công bố toán ra quốc tế, theo ước lượng của chúng tôi, đã tăng 2,5 đến 2,7 lần. Chưa kể chất lượng công bố quốc tế lại cao hơn.
- Theo ông, để vị thế của Toán học được nâng cao hơn ở nước ta thì cần phải làm gì thêm nữa?
- Điều này đòi hỏi nỗ lực của toàn bộ bộ máy nước nhà và đương nhiên cộng đồng ngành Toán cũng phải cố gắng. Cụ thể, cộng đồng ngành Toán phải biến đổi chính mình, biến môn Toán được dạy trong các trường đại học trở thành hữu hiệu hơn.
Phải đổi giáo trình, đổi phương pháp giảng dạy. Toán không bao giờ là môn dễ nhưng phải làm sao để cho mọi người hiểu nó không dễ nhưng gần gũi với mọi người.
TS Trần Nam Dũng, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM:
Đãi ngộ chưa tốt khiến giới toán học khó đột phá
Là người từng đoạt huy chương bạc Olympic toán quốc tế năm 1982 tại Paris, Pháp rồi công tác trong nước cho đến nay, TS Trần Nam Dũng chia sẻ quan điểm với tư cách người trong cuộc: “Tôi đón nhận thông tin mà GS Lê Tuấn Hoa đưa ra một cách không bất ngờ và thấy hoàn toàn hợp lý.
Toán học ở ta từng mảng yếu, lý thuyết cũng yếu và thực hành cũng yếu. Hai mảng đó thông thường lại không liên kết với nhau. Có những nhà làm lý thuyết cứ mải mê làm lý thuyết, còn bên thực hành vẫn chưa giải quyết được những vấn đề lớn của cuộc sống.
Theo tôi, nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu vẫn liên quan đến vấn đề sử dụng người, người giỏi về nước mà không có môi trường để phát triển thì dần dần họ phải tìm cách rời đi hoặc làm nhưng làm nửa này nửa nọ. Chế độ đãi ngộ như hiện nay họ sống được nhưng cũng vất vả, không tập trung được nhiều cho công tác nghiên cứu”.
Theo Viết Thịnh / Pháp Luật TP.HCM
'Đào tạo Toán học của Việt Nam rất yếu so với thế giới'
Đánh giá về chất lượng đào tạo Toán học hiện nay, GS Lê Tuấn Hoa cho rằng đối với khu vực ASEAN, chất lượng đào tạo của Việt Nam thua Singapore và so với thế giới thì rất yếu.
Một cuộc gặp gỡ của các nhà Toán học Việt Nam trong một không gian ấm cúng để chúc mừng 3 giáo sư Toán được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, nhưng quan trọng hơn cả là được nói chuyện về Toán học.
Báo động đào tạo Toán tại đại học
Nói về lịch sử Toán học Việt Nam, GS.TSKH Lê Tuấn Hoa cho biết đầu thế kỷ 20, Việt Nam bắt đầu biết đến Toán học. Trong số các nhà Toán học của Việt Nam giai đoạn đầu tiên, có 5 giáo sư (GS) được đào tạo tại Pháp là GS Lê Văn Thiêm, GS Nguyễn Xiển, GS Tạ Quang Bửu, GS Nguyễn Thúc Hào, GS Hoàng Xuân Hãn.
Việt Nam lần đầu tiên tổ chức thi đại học (ĐH) môn Toán vào năm 1970 và lần đầu tiên tham gia kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 1974. Ngay năm đầu tiên, Việt Nam đã có tấm huy chương vàng quý giá của Hoàng Lê Minh.
Tuy nhiên, theo GS Lê Tuấn Hoa, dù có bề dày lịch sử, số GS được phong là nhà Toán học chưa đến 80 người. Trong số này, 10 người đã mất. PGS có khoảng 300 người, tiến sĩ khoảng 1.000 người, trong đó đang giảng dạy ở các trường ĐH khoảng 400 người.
Bình quân chưa đến một tiến sĩ/trường ĐH, CĐ. Hiện nay, 17 trường ĐH có khoa Toán, 30 trường ĐH đào tạo Toán.
Đánh giá về chất lượng đào tạo Toán học hiện nay, GS Lê Tuấn Hoa cho rằng đối với khu vực ASEAN, chất lượng đào tạo của Việt Nam thua Singapore, so với thế giới thì rất yếu.
"Việt Nam đào tạo đỉnh cao của phổ thông rất tốt, đào tạo tiến sĩ trong nước cũng tốt, thậm chí nhiều luận án không thua kém nước ngoài, nhưng đào tạo ĐH rất yếu. Hơn nữa, sau tiến sĩ, chúng ta không có mô hình đào tạo kế tiếp. Nếu ví tiến sĩ như cái mầm mới nhú khỏi mặt đất, sau tiến sĩ là để nuôi dưỡng cái mầm đó thành cây, ra hoa kết trái, thì chúng ta thiếu hẳn vế sau. Toán ứng dụng của chúng ta cũng kém", GS Lê Tuấn Hoa nêu thực trạng.
GS.TSKH Ngô Việt Trung. Ảnh: Tiền Phong.
Nhiều cơ hội cho người học Toán
Chia sẻ về vấn đề dạy và học Toán hiện nay tại Việt Nam, GS.TSKH Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam cho rằng cần nhìn lại dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới mà Bộ GD&ĐT đưa ra, thấy có nhiều vấn đề phải xem xét lại. Học sinh muốn thích ứng được với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay 5.0, 6.0 thì phải được học những cái cơ bản để giải quyết vấn đề.
"Hãy nhìn chương trình các nước xung quanh và trên thế giới họ học như thế nào để mình học tập. Chương trình phổ thông của chúng ta có nhiều điều bất cập nhưng nhiều người khẳng định Toán học phổ thông đào tạo tương đối tốt. Tôi nghĩ là đúng.
Cái quan trọng của Toán là dạy tư duy. Còn nói quá tải, tôi nghĩ đó là chương trình toán được dạy ở các trường chuyên. Với chương trình phổ thông bình thường, toán của chúng ta mới chỉ ở mức trung bình của thế giới. Muốn hơn họ, ta phải học hơn thế", GS Ngô Việt Trung khẳng định.
Tại buổi giao lưu ngành Toán toàn miền Bắc vừa được tổ chức với sự tham gia của hơn 100 học sinh, giáo viên đến từ nhiều trường THPT, xoay quanh chủ đề "Vẻ đẹp Toán học - Nghệ thuật và ứng dụng", TS Trần Nam Dũng, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM phân tích những cơ hội việc làm cho nhân lực ngành này trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
Ông cũng khuyến khích các bạn trẻ theo đuổi bộ môn khoa học này. Nhiều thông tin thú vị và thực tế được TS Trần Nam Dũng đưa ra khiến chính các học sinh chuyên Toán cùng nhiều thầy cô bất ngờ.
Như vào quý I năm 2017, Amazon đang cần gần 600 nhân sự ngành Toán, Intel cần hơn 700 người, cá biệt có IBM đăng hơn 900 vị trí săn tìm dân ngành Toán. Những tập đoàn khổng lồ như Facebook, Google, Microsoft đều thường trực có hàng chục đến hàng trăm vị trí săn tìm dân học Toán. Với những tập đoàn này, cuộc cạnh tranh săn tìm dân Toán chưa bao giờ ngơi nghỉ. Nói cách khác, học Toán đang rất có giá với các "ông lớn".
TS Nam Dũng cũng chia sẻ thêm trong khi ở nước ngoài, Toán học vẫn là một trong những ngành đào tạo danh tiếng với số lượng sinh viên ổn định qua các năm, thì tại Việt Nam hiện tại chỉ có 4 trường đào tạo ngành Toán lý thuyết trên tổng số hơn 600 trường đại học - cao đẳng toàn quốc.
Như vậy, có thể dự đoán, với xu hướng tuyển dụng săn tìm nhân sự ngành Toán được đào tạo bài bản và ngoại ngữ tốt, dân Toán hoàn toàn có thể sống tốt bằng nghề của mình.
Ba nhà khoa học của Viện Toán học là GS.TSKH Ngô Việt Trung, GS.TSKH Nguyễn Tự Cường, GS.TSKH Lê Tuấn Hoa đã nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về cụm công trình "Các bất biến và cấu trúc của vành địa phương và vành phân bậc".
Như vậy, sau hai giáo sư Toán học nổi tiếng là Lê Văn Thiêm (đã mất) và Hoàng Tụy nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt một (năm 1996), đầu năm 2017, với cụm công trình "Các bất biến và cấu trúc của vành địa phương và vành phân bậc", 3 giáo sư trên thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, vinh dự được trao giải thưởng cao quý này.
Theo Nghiêm Huê / Tiền Phong
GS ĐH Oxford ngạc nhiên vì Việt Nam nhiều phụ nữ học toán GS John Ball, ĐH Oxford, Anh, cho biết, ông hy vọng thông qua bài giảng đặc biệt tại Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (VIASM), sẽ tìm kiếm được những học trò tài năng là người Việt. John Ball là GS đầu tiên bắt đầu chuỗi bài giảng toán ứng dụng của VIASM. Ông hiện là GS cao cấp về khoa học...