Cơ điện lạnh (REE) báo lãi quý III/2020 giảm 14% do hụt thu từ hoạt động tài chính, liên doanh, liên kết
Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ REE giảm 18% xuống mức 977 tỷ đồng, hoàn thành 65% mục tiêu cả năm.
Ảnh minh họa.
CTCP Cơ điện lạnh (mã REE) đã công bố báo cáo tài chính quý III/2020 với doanh thu hợp nhất đạt 1.504 tỷ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn tăng thấp hơn giúp biên lãi gộp được cải thiện từ 25% lên 28,2% tương ứng lợi nhuận gộp 425 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ.
Doanh thu tài chính giảm 57% xuống 40 tỷ đồng chủ yếu do lãi tiền gửi giảm mạnh trong khi chi phí tài chính lại tăng tới 66% lên 136 tỷ đồng do lỗ chênh lệch tỷ giá và dự phòng giảm giá đầu tư. Lãi từ liên doanh, liên kết giảm 20% xuống 164 tỷ đồng trong khi chi chí quản lý doanh nghiệp tăng 45% lên 64 tỷ đồng.
Kết quả, REE báo lãi ròng giảm 11% so với cùng kỳ, xuống mức 368 tỷ đồng trong đó lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 347 tỷ đồng, cũng giảm 14% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Tính chung 9 tháng, REE ghi nhận 3.974 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 11,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lãi ròng lại giảm 15,5% so với cùng kỳ xuống 1.049 tỷ đồng do hụt thu từ hoạt động tài chính, liên doanh, liên kết. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ cũng giảm 18% xuống mức 977 tỷ đồng qua đó hoàn thành 65% mục tiêu cả năm.
Doanh nghiệp cho biết mảng M&E trong 9 tháng đầu năm bị ảnh hưởng do nhiều khách hàng gặp khó khăn về tài chính bởi dịch bệnh Covid-19. Tổng giá trị hợp đồng ký mới trong 9 tháng đạt 1.811 tỷ đồng, tương đương 65% kế hoạch năm; tổng giá trị lũy kế đạt 3.430 tỷ đồng.
Mảng điện lạnh (REE Tech) ghi nhận khối lượng tiêu thụ 9 tháng giảm 24% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận cải thiện nhờ sự đóng góp của REE Pro – công ty con REE Tech trong mảng sản xuất và phân phối sản phẩm cơ khí công trình, nhà thầu EPC chính cho các dự án điện mặt trời áp mái.
Mảng nước hoạt động tốt, sản lượng của các nhà máy xử lý nước tiếp tục tăng. Song hoạt động các công ty phân phối kém ổn định do chính sách giá được quản lý vĩ mô bởi nhà nước, cơ cấu khách hàng tiêu dùng bị thay đổi trước ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid-19.
Hoạt động cho thuê văn phòng duy trì tỷ lệ lấp đầy 99%, đóng góp vào kết quả kinh doanh có thêm phần diện tích cho thuê từ tòa nhà e.town 5. Tòa nhà e.town 6 dự kiến khởi công xây dựng vào đầu năm 2021, thời gian thi công là 26 tháng và hoàn thành vào quý I/2023.
Mảng điện ghi nhận kết quả kém khả quan do kết quả từ các công ty điện giảm trước tình hình thủy văn không thuận lợi ở các hồ thủy điện miền nam, cũng như sản lượng được phát giảm của các nhà máy nhiệt điện. Sản lượng thủy điện 9 tháng đạt 2.020 triệu kWh, giảm 15% so với cùng kỳ năm trước.
Habeco báo lãi quý 3 gấp đôi nhờ cắt giảm quảng cáo, hơn 2.000 tỷ gửi ngân hàng
Nhờ cắt giảm mạnh 40% chi phí bán hàng nên Habeco ghi nhận lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ hơn 312 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ 2019.
Trong quý 3/2020, Tổng CTCP Bia rượ u nước giải khát Hà Nội (Habeco, HNX: BHN) ghi nhận doanh thu thuần tăng nhẹ gần 2% so cùng kỳ khi đạt 2.720 tỷ đồng.
Lợi nhuận gộp cũng tăng hơn 2% lên 805 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lãi gộp biên cải thiện từ 29,4% lên 29,6% trong kỳ này.
Trong khi đó, nguồn thu từ hoạt động tài chính suy giảm gần 30% về mức 38 tỷ đồng; cộng thêm lãi liên doanh liên kết cũng lao dốc 80% về vỏn vẹn hơn 1 tỷ đồng; lợi nhuận khác cũng giảm 62% về còn 22 tỷ.
Tuy nhiên, nhờ Habeco cắt giảm mạnh 40% chi phí bán hàng về còn 346 tỷ đồng. Trong đó, đáng kể nhất là chi phí quảng cáo, khuyến mại, hỗ trợ khi giảm từ 421 tỷ của cùng kỳ xuống còn 193 tỷ đồng, tức gấp đôi.
Do đó, hãng bia này ghi nhận lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ hơn 312 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ 2019.
Luỹ kế 9 tháng, do quý 1/2020 Habeco kinh doanh thua lỗ gần 72 tỷ đồng nên lợi nhuận 9 tháng chỉ tăng nhẹ hơn 3% lên 488 tỷ đồng.
Theo Habeco, lợi nhuận hợp nhất quý 3 tăng khá do công ty tiết giảm các chi phí sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, trong năm 2020, Habeco chịu ảnh hưởng lớn từ tác động kép của quy định về sử dụng rư ợu bia và đại dịch Covid-19 trong những tháng đầu năm. Do vậy, Habeco đang tạm dừng và tiết giảm nhiều hoạt động để chủ động ứng phó kịp thời với các tình huống.
Tại thời điểm 30/9/2020, ngoài khoản tiền mặt 1.031 tỷ thì Habeco còn có gần 2.082 tỷ tiền gửi ngân hàng, tăng gần 500 tỷ so với đầu kỳ. Trong khi đó, Habeco đang vay ngắn hạn gần 200 tỷ, và dài hạn 107 tỷ đồng, giảm đáng kể so với đầu kỳ.
Habeco có vốn điều lệ 2.318 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm chủ yếu với 81,79%, còn đối tác ngoại Calsberg Breweries A/S sở hữu 17,34% và Công ty TNHH Thương mại Carlberg Việt Nam 0,16%.
Khám phá cổ phiếu của công ty thiết kế 80% hạ tầng viễn thông của Tập đoàn Viettel Là công ty con thuộc hệ sinh thái của Viettel, đảm nhiệm thiết kế trên 80% công trình hạ tầng viễn thông của Viettel, thông tin Viettel thoái vốn tại Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Viettel (VTK) nhận được sự quan tâm lớn. Theo đó, ngay sau khi các thông tin về việc Tập đoàn Viettel sẽ thoái vốn tại...