Có công việc ‘xịn’ từ trên ghế nhà trường
Đó là những sinh viên nghị lực, bản lĩnh. 20 tuổi đã là nhân viên chính thức của tập đoàn quốc tế. Hay nữ sinh 19 tuổi đã trở thành thư ký trưởng một công ty du lịch, sau chuỗi ngày rửa chén, giao trứng vịt.
Minh Khang năng động tự tạo cơ hội cho chính mình – THÚY HẰNG
Món quà bất ngờ
Ở tuổi 20, Nguyễn Minh Khang, sinh viên năm 3 ngành kinh tế đối ngoại Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở TP.HCM), đã trở thành nhân viên chính thức phòng marketing của một tập đoàn giáo dục. Đồng thời, Khang cũng đang là nhân viên trẻ tuổi nhất của hệ thống giáo dục có 75 trường học trên thế giới này.
Tuy nhiên, không phải điều này dễ dàng đến, Khang đã chủ động đi làm thêm từ năm nhất đại học và trải qua nhiều công việc, từ tay chân tới trí óc. Điều kiện kinh tế gia đình không dư giả, nên Khang đã tự lập cuộc sống với các công việc, từ pha chế trong quán cà phê tới thiết kế bán thời gian, đồng thời tham gia các hoạt động liên quan sự kiện, truyền thông tại Trường ĐH Ngoại thương.
Khang chia sẻ: “Thiết kế là sở thích, tôi dành nhiều thời gian tự học với nó. Có một cơ duyên đó là những công việc tôi làm thêm đều liên quan lĩnh vực giáo dục. Càng làm, tôi càng cảm nhận môi trường này giúp con người mình hoàn thiện hơn”.
Tình cờ thấy một tập đoàn giáo dục đăng tuyển nhân viên thiết kế bán thời gian, Khang ứng tuyển và trúng. Cơ hội đến với Khang khi người sếp hiện tại không chỉ giao cho Khang những công việc liên quan thiết kế, Khang được thử thách các phần việc khác trong marketing, đúng những gì bạn đã và đang học ở trường.
Kiên trì, bền bỉ, tâm huyết trong các dự án, tổ chức những sự kiện có chất lượng, giàu ý tưởng sáng tạo, Khang được đánh giá cao. Món quà bất ngờ đến với Khang vào tháng 6.2019 ở tuổi 20, khi đang là sinh viên năm 3, chưa nhận bằng tốt nghiệp ĐH, bạn đã trở thành nhân viên chính thức của tập đoàn.
Video đang HOT
Không chỉ làm tốt công việc chuyên môn, Khang còn đang dành thời gian thực hiện một dự án cá nhân, mong muốn chia sẻ cho những người trẻ khác cách chăm sóc sức khỏe tinh thần, tránh trầm cảm dẫn tới những cái kết buồn.
“Tôi nghĩ rằng mỗi người trẻ đều đang nỗ lực để xây dựng sự nghiệp cho riêng mình. Song, cần cân bằng giữa sức khỏe thể chất, tinh thần, luôn suy nghĩ lạc quan, biết trắc ẩn với chính mình và giữ lòng biết ơn từ những điều nhỏ bé là chìa khóa để bạn cảm thấy mỗi ngày trôi qua đều ý nghĩa”, Khang chia sẻ.
Kiều Anh – cô gái chịu khó trong mọi hoàn cảnh
Bí quyết của nữ sinh 19 tuổi
Trần Kiều Anh, 19 tuổi, đang là sinh viên năm 2 Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, khiến bạn bè nể phục bởi ý chí và năng lực của mình. Quê ở thị trấn An Phú, H.An Phú (An Giang), là học sinh chuyên hóa Trường THPT Thủ Khoa Nghĩa, Kiều Anh trúng tuyển ngành kế toán được học bổng miễn giảm 50% nhưng mong muốn được tự lập, không để mẹ ở quê phải lo toan nhiều, từ năm học thứ nhất, Kiều Anh đã làm rất nhiều công việc bán thời gian.
Tôi luôn biết ơn vì công việc cho tôi nền tảng rất tốt, những kinh nghiệm tuyệt vời để sau này mình làm ở bất cứ đâu
Trần Kiều Anh, sinh viên Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM
Không nề hà công việc tay chân, Kiều Anh đi chạy bàn trong một quán ăn. Đặc thù công việc là phải luôn đứng, không được ngồi, kể cả lúc không có khách. Kết thúc 10 giờ làm việc, Kiều Anh được trả 250.000 đồng. Rồi người thân ở quê có trại vịt, cô mang trứng lên TP.HCM giao cho các quán cơm, nhưng nhiều lần cô bị quán tráo hàng trứng hỏng để ép giá nên Kiều Anh lại gạt mồ hôi, tìm công việc khác cũng không nhàn hơn: rửa chén, bưng bê ở một quán bún đậu mắm tôm…
Thấy bạn làm việc quá cực, một người bạn của Kiều Anh giới thiệu cô sang làm hướng dẫn viên cho một công ty lữ hành. Công việc của cô là đưa người nước ngoài đi thăm những địa điểm du lịch, của TP.HCM, tới những quán ăn đặc sản của Việt Nam. Với lợi thế tiếng Anh, Kiều Anh hay trò chuyện với khách, hỏi thăm khách. Thấy cô chăm chỉ, chịu khó và ham học hỏi, một đồng nghiệp đề xuất để Kiều Anh lên làm công việc văn phòng.
Ghi nhận sự nỗ lực của Kiều Anh, tháng 11.2019, khi đang là sinh viên năm thứ 2, Kiều Anh đã trở thành thư ký trưởng công ty. Mới đây, cha dượng của cô bị tai biến, cô viết đơn xin nghỉ để lo chuyện gia đình, ổn định tâm lý cho các em. Nhưng Kiều Anh chia sẻ: “Tôi luôn biết ơn vì công việc cho tôi nền tảng rất tốt, những kinh nghiệm tuyệt vời để sau này mình làm ở bất cứ đâu”.
Trường ĐH có phương thức xét tuyển nào ngoài điểm thi tốt nghiệp THPT?
Năm 2020, các trường ĐH mở rộng thêm các phương thức xét tuyển mới, đồng thời tăng chỉ tiêu của các phương thức xét tuyển khác ngoài điểm thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019 - NGỌC DƯƠNG
Ngày mai 6.5, Báo Thanh Niên tiếp tục thực hiện chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến về chủ đề 'Phương thức xét tuyển khác ngoài điểm thi tốt nghiệp THPT'.
Chương trình được phát sóng trên thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên.
Trước phương án chỉ còn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, các trường ĐH và CĐ đồng loạt điều chỉnh phương án tuyển sinh cho phù hợp với tình hình mới. Đáng chú ý là việc mở rộng hình thức và tăng chỉ tiêu của các phương thức xét tuyển khác ngoài điểm thi tốt nghiệp THPT.
Tham gia buổi trực tuyến, đại diện các trường ĐH sẽ thông tin chi tiết những điều chỉnh trong phương án tuyển sinh các trường. Đặc biệt là những phương thức xét tuyển riêng như: xét học bạ, ưu tiên xét tuyển, xét điểm thi năng lực...
Các chuyên gia tham dự chương trình gồm có:
-Tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức;
-Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân;
- Thạc sĩ Trần Lê Trọng Phúc, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Mở TP.HCM;
- Thạc sĩ Phạm Doãn Nguyên, Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế - tài chính TP.HCM;
- Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc Tuyển sinh, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn;
- Thạc sĩ Trương Quang Trị, Phó trưởng khoa Du lịch và Việt Nam học, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.
Bạn đọc quan tâm tới chương trình có thể đặt câu hỏi tương tác trực tiếp với khách mời của các trường.
UEF đào tạo ngành Kinh doanh thương mại trước bối cảnh ngành hàng bán lẻ lên ngôi Khi các ông lớn thuộc ngành hàng bán lẻ, cung cấp dịch vụ cung ứng trong và ngoài nước thi nhau tăng trưởng nóng tại Việt Nam, kéo theo tốc độ duy trì và phát triển đó là đòi hỏi về đội ngũ nhân lực được đào tạo đúng chuyên môn, vững nghiệp vụ, kỹ năng, giỏi ngoại ngữ cần đáp ứng. Từ...