Có công nghệ, thầy giáo hay robot dạy học?
Những giáo viên chỉ chăm chăm vào công nghệ, thiếu kỹ năng sư phạm và kỹ năng tự học sẽ chẳng khác nào robot trên bục giảng.
Đó là chia sẻ của Ths Hà Văn Thắng, giảng viên khoa Địa lý, trường ĐH Sư phạm TP.HCM tại diễn đàn kết nối trẻ “ Vai trò của giáo viên trẻ trong thời kỳ cách mạng 4.0” do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức chiều 22-3.
Chủ đề này đã thu hút đông giáo viên trẻ, sinh viên sư phạm tham gia lắng nghe và trao đổi.
Giáo viên mầm non ví mình là osin, vú em
TS Nguyễn Thị Bích Hồng, giảng viên khoa Tâm lý học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đặt vấn đề: “ Cách mạng công nghiệp 4.0 khiến thầy giáo “ảo” xuất hiện ngày càng nhiều, vậy liệu có còn thầy giáo thật nữa. Thời gian gần đây có nhiều vụ việc xảy ra gây bức xúc dư luận bởi cách cư xử vụng về, sai trái của một số giáo viên trong việc dạy dỗ học trò. Tại sao lại như vậy, phải chăng do họ chưa được trang bị tốt kỹ năng ứng xử sư phạm?”.
TS Hồng cho rằng, nghề giáo là lao động sư phạm rất nhọc sức, nhọc tâm. Cho nên thời nào cũng vậy, người thầy trước hết phải luôn phải có kỹ năng sư phạm, năng lực xã hội, năng lực hợp tác và thích ứng.
“Nhiều giáo viên mầm non tự ví mình là osin, vú em là không ổn về nhận thức nghề nghiệp. Chưa kể, hai năm trở lại đây, giá trị nghề giáo bị lung lay vì thu nhập thấp, vị thế người thầy cũng đang giảm dần. Do đó, giáo viên phải nhận thức được giá trị nghề nghiệp của mình là nhà giáo dục. Có như vậy, vị trí của người thầy thật mới không bị mất đi, mới lấy lại được lòng tin, dù trong thời đại nào” – bà Hồng thẳng thắn.
Theo bà Hồng, công nghệ 4.0 phát triển rất nhanh, thông tin tràn ngập và phức tạp. Học sinh chỉ cần lên mạng là biết hết mọi thứ. Thậm chí khi đi thực tế, nhiều giáo viên phổ thông than rằng học trò hiện nay mất lòng tin vào mọi thứ, khó tiếp cận và khó cảm hóa. Tuy nhiên, TS Hồng cho rằng giáo viên thời đại mới cần ý thức được sự thay đổi này, càng 4.0 thì càng phải kiên trì, phải biết tự học, kể cả sinh viên sư phạm cũng cần được trang bị kỹ tự học để hiểu học sinh và định hướng giá trị lành mạnh cho các em.
Giáo viên trao đổi tại diễn đàn. Ảnh: PHẠM ANH
Robot có thay thế giáo viên?
Chia sẻ tại diễn đàn,Ths Thắng cho rằng, công nghệ như máy tính, internet, máy chiếu… là không thể thiếu trong thời cách mạng công nghệ 4.0. Nó sẽ biến lớp học truyền thống thành lớp học đa phương tiện, giúp buổi dạy thú vị, hấp dẫn hơn, giúp học sinh tiếp cận nhiều kiến thức mới mẻ một cách nhanh chóng….
Tuy nhiên, theo Ths Thắng, cũng chính công nghệ sẽ rất dễ trở thành bức tường ngăn cách mối quan hệ thầy trò. Bởi khi thầy mải mê với máy móc, say sưa với những ứng dụng kết nối trực tuyến… thì học trò cũng bị cuốn theo. Không có sự kết nối cảm xúc giữa người dạy và học.
Tiếp đó, Ths Thắng lại minh chứng ngược lại bằng việc thực hiện bối cảnh khác thông qua việc thực hiện một lớp học không có công nghệ. “Khi không có công nghệ, tôi thấy mối quan hệ thầy trò trở nên tốt hơn, việc dạy học trở nên thật thoải mái, thời gian như dài hơn và có nhiều cơ hội hơn để quan tâm đến học sinh. Khoảng cách giữa thầy và trò dần được xóa bỏ và những ngày tháng trên bục giảng trở nên giàu cảm xúc” – Ths Thắng thừa nhận.
Video đang HOT
Từ đó, Ths Thắng nhận xét rằng: “Thời đại 4.0 hay bao nhiêu đi chăng nữa, theo tôi, thứ mà công nghệ không thể thay thế được là vai trò của người thầy trong việc truyền bá và lan tỏa những giá trị đến học trò. Phải truyền được cảm hứng về cuộc sống, con người đến với học trò. Những điều này máy móc hoàn toàn không thể thay thế được”.
Từ đây, Ths Thắng cũng kiến nghị, để giáo viên giữ được vị thế và vai trò của mình, nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa trong việc bồi dưỡng giáo viên về các phương pháp dạy học. Đồng thời đầu tư nền tảng công nghệ thông tin nhiều hơn cho giáo viên để họ sẵn sàng thích ứng vào thời đại mới.
Tuy nhiên, một số giáo viên trẻ đang giảng dạy tại TP.HCM cũng bày tỏ lo ngại rằng làm sao để người thầy giữ được nguồn cảm hứng giảng dạy khi công nghệ ngày càng được ứng dụng nhiều?
Về vấn đề này, TS tâm lý Bùi Hồng Quân, giảng viên Học viện cán bộ TP.HCM cho rằng, bản thân người thầy phải thực sự yêu nghề mới truyền được cảm hứng cho học sinh, dù có công nghệ hay chỉ phấn trắng bảng đen. Công nghệ chỉ là hỗ trợ, người thầy phải tự học, tự tìm tòi để làm mới kiến thức mới thu hút được học trò.
Giáo viên hãy đặt mình vào vị trí của học trò
Tại diễn đàn, một số giáo viên trẻ bày tỏ khó khăn khi ứng xử với những học sinh bị ảnh hưởng quá nhiều từ mạng xã hội, bị lôi cuốn vào những thông tin xấu rồi mất lòng tin vào thầy cô?
Theo TS Nguyễn Thị Bích Hồng, với tốc độ phát triển của internet và công nghệ, thay vì cấm học sinh tiếp cận thì giáo viên nên lấy đó là cơ hội để cùng trao đổi, thảo luận với các em để làm rõ vấn đề, từ đó rút ra những bài học, kinh nghiệm hay cho cả thầy lẫn trò. Chúng ta nên hiểu học sinh bằng tâm thế của các em chứ đừng áp đặt suy nghĩ của người lớn vào các em. Có như thế mới hiểu để định hướng nhận thức cho các em về sau.
PHẠM ANH
Theo plo.vn
Tuyển sinh 2019: Nhiều ngành mới độc, lạ
Robot và trí tuệ nhân tạo, kinh doanh số, khoa học thông tin địa không gian... là những ngành mới các trường tung ra để thu hút học sinh giỏi.
Tính đến thời điểm này, cả nước có gần 40 trường ĐH công bố phương án tuyển sinh dự kiến cho năm 2019. Theo đó, so với năm 2017, các trường không chỉ có những điều chỉnh về phương án tuyển sinh mà còn tung ra những ngành học mới, lạ nhằm đáp ứng xu thế mới, tăng cơ hội lựa chọn cho học sinh (HS).
Những ngành chỉ dành cho HS giỏi
Theo kế hoạch dự kiến của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, trường sẽ mở mới bốn ngành học là robot và trí tuệ nhân tạo, quản lý hạ tầng kỹ thuật xây dựng, vật liệu dệt may và kinh doanh quốc tế.
Theo PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường, những ngành mới này nhằm đáp ứng đào tạo nguồn nhân lực cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Do còn mới và đào tạo phức tạp nên ngành robot và trí tuệ nhân tạo chỉ tuyển 20 chỉ tiêu, dành cho những HS giỏi, thi THPT quốc gia đạt 24 điểm trở lên ở khối A, A1 và ưu tiên HS trường chuyên.
"Đặc biệt, sinh viên theo học sẽ được miễn học phí hoàn toàn, ngành được đào tạo bằng tiếng Anh do giáo viên Việt Nam và quốc tế giảng dạy. Đây là ngành học xuyên ngành vì có sự phối hợp của ba khoa là cơ khí, điện điện tử và công nghệ thông tin. Đây là bước đột phá trong tư duy về ngành nghề ở bậc ĐH trong kỷ nguyên số" - GS Dũng khẳng định.
Một số trường ĐH tại Hà Nội cũng dự kiến mở các ngành mới, lạ để thu hút. Đơn cử như ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến mở ngành kinh doanh số, quản trị điều hành thông minh, đầu tư tài chính, công nghệ tài chính... Trong đó, ngành kinh doanh số là khoa học liên ngành công nghệ thông tin - kinh doanh và phân tích dữ liệu.
Trường sẽ xét tuyển từ kết quả kỳ thi THPT quốc gia, trong đó ưu tiên tuyển thẳng những em có tham gia vòng thi tuần của chương trình Đường lên đỉnh Olympia và những HS có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết quả cao như đạt IELTS 6.5 trở lên, TOEFL ITP 575 điểm trở lên, TOEFL iBT 90 trở lên.
Trường ĐH KHTN (ĐH Quốc gia Hà Nội) cũng xây dựng kế hoạch mở các ngành mới trên lĩnh vực về công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý... Trước đó, trường này đã mở ngành khoa học thông tin địa không gian.
Sinh viên Trường ĐH KHTN (ĐH Quốc gia TP.HCM) thực hiện và trình diễn những mô hình robot từ ứng dụng toán-tin. Ảnh: phạm anh
HS cần bình tĩnh chọn lựa
Đánh giá về các ngành học trên, ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho rằng hiện tại và tương lai rất cần nguồn nhân lực cho nhóm công nghệ kỹ thuật, đặc biệt là khối cơ khí có kết hợp công nghệ thông tin. Tuy nhiên, mở ngành là một chuyện, quan trọng nhất vẫn là chất lượng đào tạo.
Năm 2019, ĐH Quốc gia TP.HCM dự kiến nâng số lượng mã ngành/nhóm ngành/chương trình tuyển sinh trình độ ĐH lên 197.
Trong đó, một số ngành mới như quản trị thông tin, Việt Nam học, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của Trường ĐH KHXH ĐH Kinh tế luật TP.HCM có hai ngành mới là luật tài chính-ngân hàng chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp và quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành...
"Nhân lực 4.0 là phải đáp ứng năm yếu tố: Nghề nghiệp, kỹ năng, kỷ luật, am hiểu công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Tức là phải đào tạo ra con người có kiến thức tổng hợp. Tất cả ngành nghề đều phải đổi mới đào tạo để nâng chất lượng phù hợp với thời cuộc" - ông Tuấn nói.
Ông Tuấn đề xuất ngành giáo dục và LĐ-TB&XH phải rà soát lại các ngành nghề đào tạo, ngành nào không còn phù hợp thì bỏ hoặc gom lại, không để mở ngành mới liên tiếp mà không giảm đi cái không cần thiết.
"Hiện chúng ta có 367 ngành nghề ở hệ ĐH, CĐ là 575 ngành, trung cấp là 822 ngành. Như vậy là quá nhiều, tư vấn hướng nghiệp rất khó và các em cũng sẽ mơ màng không định hướng được" - ông lưu ý.
Ông Tuấn nhắc nhở HS và gia đình đừng ngộ nhận ngành mới, tên ngành "sang" thì mới tìm được việc làm.
"HS thường chạy theo thị hiếu để chọn ngành trong khi thực tế cho thấy có việc làm tốt hay không là do bản thân mà ra. Các em phải bình tĩnh, cân nhắc cái gì phù hợp với năng lực bản thân thì chọn. Sau đó là thái độ học tập và làm việc có kỷ luật, xây dựng được giá trị nghề nghiệp, kết hợp với công nghệ, phát triển tư duy. Có như thế việc chọn ngành và học tập của các em mới thành công" - ông Tuấn nhấn mạnh.
Sáu nhóm ngành nghề hot trong cách mạng công nghiệp 4.0
Nhóm 1: Công nghệ thông tin (phân tích dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, an ninh mạng,...) và công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh tài chính và nhiều lĩnh vực khác.
Nhóm 2: Công nghệ tự động hóa (cơ điện tử, điện tử, điều khiển tự động, chế tạo ô tô, chế tạo vật liệu,...).
Nhóm 3: Các ngành kỹ thuật xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, năng lượng, công nghệ in 3D.
Nhóm 4: Các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, kỹ thuật y sinh (tích hợp kỹ thuật số - vật lý - sinh học),...
Nhóm 5: Nhóm ngành quản trị, dịch vụ quản trị tài chính-đầu tư, logistics, du lịch, dinh dưỡng,...
Nhóm 6: Nhóm ngành nghệ thuật, xã hội, nhân văn và sáng tạo (như kiến trúc, thiết kế, dịch thuật,...).
Ngoài ra, có tám ngành nghề mà lao động có kỹ năng tay nghề cao được 10 nước ASEAN thống nhất công nhận giá trị tương đương của chứng chỉ đào tạo của các nước thành viên là dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ điều dưỡng, kiến trúc, giám sát thi công, kế toán, bác sĩ, nha sĩ, du lịch.
Ông TRẦN ANH TUẤN, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM
PHẠM ANH
Theo plo.vn
ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM mở 'ngành xuyên ngành' đào tạo kỹ sư 4.0 Năm 2019, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ mở 'ngành không ngành' và 'ngành xuyên ngành' đào tạo kỹ sư 4.0. PGS.TS Đỗ Văn Dũng tư vấn cho học sinh trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - Ảnh: TRẦN HUỲNH Chiều 5-12, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - hiệu trưởng Trường ĐH...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nữ ca sĩ Việt 3 đời chồng: "Khi mình không làm ra tiền, ngồi ở nhà thì mọi chuyện mới xảy ra"
Tv show
06:15:01 29/04/2025
Sao phim "Sex and the city" khoe ảnh chụp trên giường, nhan sắc tuổi U70 khiến fan trầm trồ
Sao âu mỹ
06:12:02 29/04/2025
Hàn Quốc ra lệnh sơ tán hơn 1.200 cư dân do cháy rừng
Thế giới
06:00:51 29/04/2025
Vét tủ lạnh, nhà có gì dùng đó, mẹ đảm đem gà luộc còn thừa hấp với miến được món ngon, thanh mát lại dễ ăn
Ẩm thực
05:54:50 29/04/2025
Phim 18+ gây tranh cãi nhất sự nghiệp Son Ye Jin: Cảnh nóng không dùng thế thân, nhan sắc 15 năm trước thế nào?
Phim châu á
05:54:16 29/04/2025
Cặp đôi ngôn tình đang viral khắp Trung Quốc: Nhà trai là tổng tài hàng real, nhà gái sở hữu đôi chân đẹp siêu thực
Hậu trường phim
05:52:29 29/04/2025
Nghi ngờ vì con trai không giống mình, tôi lén đi xét nghiệm ADN thì phát hiện ra 2 bí mật động trời, càng thương nỗi khổ tâm của vợ
Góc tâm tình
05:28:39 29/04/2025
Thám Tử Kiên: Kỳ Án Không Đầu - Phim trinh thám Việt đủ sức khiến Conan gọi bằng điện thoại
Phim việt
23:55:05 28/04/2025
Khoảnh khắc cực đẹp của Tăng Thanh Hà trong dịp đại lễ 30/4
Sao việt
23:44:18 28/04/2025
Park Hyung Sik: Vươn đến đỉnh cao nhờ chọn đúng 'nền văn minh'
Sao châu á
23:31:23 28/04/2025