Có chứng chỉ IELTS 4.0 được miễn thi ngoại ngữ THPT quốc gia?
“Theo quy định của kỳ thi THPT quốc gia 2017, thí sinh có được miễn thi ngoại ngữ nếu đạt IELTS 4.0?”, bạn Vũ Duy Quang hỏi.
- Bạn Khánh Dương: Em ở Hà Nội, là thí sinh tự do. Em biết năm nay thí sinh tự do được thi ở cụm riêng nhưng khi xem danh sách thì thấy Hà Nội chỉ có duy nhất cụm thi của sở GD&ĐT là sao ạ?
- Trả lời:
Bạn đang nhầm lẫn giữa cụm thi và phòng thi. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, năm nay, 3 đối tượng dự thi THPT quốc gia là thí sinh THPT (đang học lớp 12), thí sinh tại các Trung tâm giáo dục thường xuyên và thí sinh tự do (học xong lớp 12 năm 2016, có thể chưa tốt nghiệp, thi để xét tốt nghiệp hoặc đã tốt nghiệp thi để xét tuyển sinh ĐH).
Bộ GD&ĐT bố trí mỗi đối tượng thí sinh ngồi phòng thi khác nhau. Như vậy, bạn sẽ ngồi trong phòng thi dành cho thí sinh tự do.
Còn cụm thi, mỗi sở GD&ĐT là một cụm, gồm rất nhiều hội đồng thi. Mỗi hội đồng thi lại có các điểm thi, trong mỗi điểm thi gồm các phòng thi.
- Bạn Vương Dương: Mình là thí sinh tự do thi lại đại học. Mình không rõ trong túi hồ sơ bao gồm bản sao bằng tốt nghiệp và bản sao 2 mặt chứng minh thư cần photo công chứng không?
- Trả lời:
Trong quy chế thi THPT quốc gia và xét tốt nghiệp THPT 2017, Bộ GD&ĐT quy định: Hồ sơ thí sinh tự do khi đăng ký dự thi và xét tuyển ĐH gồm 2 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau; học bạ THPT; học bạ hoặc Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX (bản sao).
Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thí sinh phải có bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú.
Hai ảnh cỡ 4×6 cm, 2 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.
Giấy khai sinh (bản sao); Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú theo nội dung quy định tại điểm c khoản 2 điều 12 quy chế này nếu thuộc trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12.
Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm c khoản 2 điều 12 quy chế này.
Bằng tốt nghiệp THCS hoặc trung cấp (bản sao).
Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.
Tất cả giấy tờ bản sao đều phải công chứng.
Bạn Phan Thị Thanh An: Mỗi cụm thi tốt nghiệp THPT thi ở mấy địa điểm? Con tôi học ở trường THPT Minh Khai, Đức Thọ, Hà Tĩnh thì thi ở đâu?
- Trả lời:
Video đang HOT
Năm nay, kỳ thi THPT quốc gia được Bộ GD&ĐT giao cho các sở GD&ĐT tổ chức. Vì vậy, mỗi cụm thi có bao nhiêu địa điểm, thi ở chỗ nào là do các sở GD&ĐT quy định. Bộ GD&ĐT không quy định cứng vấn đề này.
Khi nào Sở GD&ĐT Hà Tĩnh công bố kế hoạch tổ chức thi, con bạn sẽ nhận được thông tin cụ thể thi tại trường đang học hay tại trường THPT khác.
- Bạn Lê Thảo: Nếu em có chứng chỉ ngoại ngữ đúng với yêu cầu được miễn thi của Bộ GD&ĐT, hạn chót nộp bằng chứng chỉ là khi nào?
- Trả lời:
Khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi, bạn cần nộp kèm các loại giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên, cộng điểm khuyến khích hay chứng chỉ để miễn thi.
Bạn Vũ Tùng: Đối tượng ưu tiên là con thương binh được cộng mấy điểm?
- Trả lời:
Quy chế thi THPT quốc gia và xét tốt nghiệp THPT 2017 quy định:
Diện 2: Cộng 0,25 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81% (đối với GDTX).
- Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; con của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động.
Diện 3: Cộng 0,5 điểm đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau:
- Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên (đối với GDTX).
- Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
- Bạn Vũ Duy Quang: Theo quy định của kỳ thi THPT quốc gia 2017, thí sinh có thể được miễn thi ngoại ngữ nếu đạt IELTS 4.0?
- Trả lời:
Theo hướng dẫn thực hiện quy chế thi THPT quốc gia 2017 và xét tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT quy định các trường hợp được miễn thi bài thi ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT:
- Thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn ngoại ngữ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
- Thí sinh có một trong các chứng chỉ có giá trị sử dụng đến ngày 20/6:
Như vậy, bạn cần đáp ứng các điều kiện có chứng chỉ IELTS 4.0 còn giá trị sử dụng đến ngày 20/6. Chứng chỉ được cấp bởi một trong hai tổ chức British Council (BC) hoặc International Development Program (IDP).
Ngoài ra, bạn cần lưu ý, chứng chỉ này chỉ là để miễn thi tốt nghiệp THPT, không phải để xét tuyển sinh vào ĐH năm 2017.
Theo Zing
Nhiều trường thi thử đánh giá học sinh
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo quy chế thi THPT quốc gia, nhiều trường đã rục rịch cho học sinh chuẩn bị thi trắc nghiệm 8 môn và môn tự luận để từ đó có đánh giá chất lượng.
Ông Nguyễn Văn Nguyên, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Huệ, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho rằng dự thảo quy chế có điểm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh.
"Tuy nhiên, điều khiến trường và phụ huynh lo lắng chính là năm nay có nhiều môn thi hơn nên cả giáo viên, học sinh sẽ vô cùng vất vả trong dạy và học", ông nói.
Thầy, trò chạy đua thời gian
Ông Nguyên cho biết sau khi có dự thảo, trường bắt tay vào chuẩn bị cho học sinh kiểm tra học kỳ I như kỳ thi THPT quốc gia. Học sinh được đánh số báo danh theo tên A, B, C và xếp 24 học sinh/phòng. Vì chưa có khả năng làm được mỗi học sinh một đề, trường chỉ cố gắng mỗi phòng thi có 4 mã đề khác nhau.
Giáo viên các môn cũng được huy động làm ngân hàng đề dựa theo cấu trúc đề minh họa 70% trắc nghiệm, 30% tự luận để học sinh tập dượt.
Ông Nguyễn Quý Xuân, Hiệu trưởng trường THPT Phúc Lợi, quận Long Biên (Hà Nội) cũng cho biết khoảng giữa tháng 12, trường sẽ tổ chức kiểm tra học kỳ với 5 bài thi như quy định của kỳ thi THPT quốc gia.
Giáo viên được giao ra đề theo cấu trúc đề minh họa. Kỳ kiểm tra sẽ được tổ chức nghiêm ngặt, đảm bảo không có học sinh quay cóp để đánh giá chất lượng học sinh.
Nhiều trường lo lắng tổ chức thi học kỳ như thi THPT quốc gia để đánh giá năng lực học sinh. Ảnh: Tiền Phong.
Cẩn trọng với 5 bài thi
Cô Thái Văn Anh, giáo viên một trường THPT tại Hà Nội cho rằng năm 2015, học sinh dự thi tốt nghiệp chỉ cần thi 4 môn, năm nay đã tăng lên thành 6 môn là một thay đổi lớn.
Từ khi Bộ Giáo dục công bố phương án thi đến nay, giáo viên phải tự đổi mới cách dạy lẫn phương pháp ra đề. Học sinh cũng vừa học vừa lo luyện đề trắc nghiệm để rèn kỹ năng nhanh nhạy chạy đua với thời gian làm bài thi.
Ông Nguyễn Văn Nguyên cũng cho rằng Bộ GD&ĐT tạo điều kiện cho học sinh đăng ký cả 5 bài thi nhưng lần này, trường cũng quyết định thi thử cả 9 môn (trừ Tin học, Thể dục) để từ kết quả đó có đánh giá chất lượng học sinh cũng như giúp học sinh có cái nhìn về khả năng của mình để lựa chọn môn thi đúng đắn hơn.
Việc trước mắt, từ nay đến kỳ thi không còn nhiều thời gian, trường sẽ tập trung toàn bộ đội ngũ giáo viên giỏi cho lớp 12 để dạy học và ôn tập. Lãnh đạo Phòng khảo thí của một sở GD&ĐT bày tỏ lo lắng kỳ thi năm nay với nhiều đổi mới sẽ ảnh hưởng tiêu cực ít nhiều đến kết quả thi của thí sinh.
Ông phân tích có những môn lần đầu thi trắc nghiệm như Lịch sử, Giáo dục công dân, Toán... giáo viên, học sinh vô cùng bối rối trong việc tìm kiếm tài liệu, đề thi để luyện đề trong khi Bộ không phát hành tài liệu ôn thi nào. Chưa kể, ở thời điểm này, nhiều sở mới cuống cuồng đi tập huấn cho giáo viên phương thức ra đề thi trắc nghiệm.
Nhiều trường ĐH muốn tự chủ tuyển sinh
PGS Đoàn Quang Vinh, Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng, cho biết trường muốn được tự chủ xét tuyển sinh ĐH bằng kết quả thi THPT quốc gia. Còn theo kinh nghiệm sau một năm thực hiện tuyển sinh theo nhóm, PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng nếu cả nước là nhóm lớn thì rất phức tạp về mặt kỹ thuật.
"Nếu đơn thuần các trường chốt cứng chỉ tiêu thì phần mềm kỹ thuật chạy được ngay lập tức và chỉ sau vài giờ đồng hồ là cho ra kết quả. Nhưng câu chuyện không đơn giản như thế vì còn phụ thuộc số lượng thí sinh đăng ký vào từng ngành; có ngành phải điều chỉnh, có ngành không điều chỉnh nên sẽ rất khó khăn", PGS.TS Trần Văn Tớp cho hay.
Hơn nữa, theo phân tích của Hiệu phó ĐH Bách khoa Hà Nội, trong quá trình chạy phần mềm, có những vấn đề sẽ xảy ra khó có thể lường trước được. Với một nhóm nhỏ, việc xử lý sự cố còn dễ, với hơn 400 trường ĐH, lúc đó xử lý thế nào?
Ví dụ tại nhóm GX năm 2016, ngành Công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa có 400 chỉ tiêu nhưng có tới 1.800 thí sinh đăng ký. Lúc chạy phần mềm lần đầu, điểm trúng tuyển trung bình lên đến 9,3. Trường phải đưa ra các tiêu chí phụ để đưa mức điểm chuẩn về 8,7 với 600 thí sinh trúng tuyển, nhưng chỉ có 320 thí sinh nhập học.
Chính vì vậy, PGS Trần Văn Tớp cho rằng năm 2017, thay vì tổ chức cả nước là một nhóm lớn, bộ có thể đưa ra các nhóm nhỏ theo khu vực địa lý với nguyên tắc các trường có thể tự nguyện tham gia, như thế vừa đảm bảo quyền tự chủ của các trường vừa chống ảo.
Riêng nhóm GX, nếu Bộ GD&ĐT quyết định cả nước chỉ xét tuyển chung một phần mềm thì các trường trong nhóm cũng hoàn toàn ủng hộ. Còn nếu bộ cho các trường tự quyết thì nhóm dự kiến sẽ mở rộng nâng số trường lên khoảng 20 trường trong khu vực Hà Nội.
Trong khi đó, một chuyên gia giáo dục cho rằng tuyển sinh là quyền tự chủ của các trường. Bộ nên để các trường tự làm công việc của mình, chỉ hỗ trợ khi cần thiết, không nên làm thay các trường.
Giải pháp nào chống 'ảo'?
Các trường mong muốn được giao quyền tự chủ nhưng bên cạnh đó, lại rất lo "ảo". PGS.TS Đoàn Quang Vinh, Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng, đề xuất lần đầu xét tuyển, bộ nên cho thí sinh chỉ có một nguyện vọng.
"Kinh nghiệm năm 2016 cho thấy 25% thí sinh đủ điểm xét tuyển không đỗ lần đầu nhưng vẫn không tham gia xét tuyển những lần bổ sung tiếp theo. Có thể hiểu các em chỉ có nhu cầu học ở một trường, ngành nhất định nào đó, trượt thì thôi nên cho các em đăng ký nhiều nguyện vọng cũng không cần thiết. Một nguyện vọng, xét xong, không đỗ thì xét bổ sung, các trường thiếu cũng tuyển bổ sung", PGS Đoàn Quang Vinh nêu ý kiến.
Đồng ý với ý kiến của PGS Đoàn Quang Vinh, một vị chuyên gia giáo dục cho rằng lần đầu xét tuyển nên cho mỗi thí sinh một nguyện vọng.
Trước đó, từ năm 2015, khi tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT đã có ý tưởng cả nước chung một phần mềm xét tuyển. Nhưng năm đó, các trường không đồng tình.
Đến năm 2016, ý tưởng này tiếp tục được đưa ra dù trước đó, bộ đã quyết định cho nhóm GX được tuyển sinh. Nhưng sau đó, Bộ GD&ĐT vẫn vấp phải sự phản đối của các trường.
Theo Nguyễn Hà - Nghiêm Huê / Tiền Phong
Nhiều trường băn khoăn vì thi sớm Nhiều trường THPT than rằng hạn kết thúc nhận hồ sơ quá sớm nên không có thời gian chuẩn bị, kể cả việc ôn tập chu đáo cho học sinh. Ngày 21/3, tại hội nghị tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017 cho các trường THPT và các trung tâm giáo dục thường...