Cơ chế đặc biệt cho Viện Toán
Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán ra đời với kinh phí 650 tỉ đồng cùng cơ chế đặc biệt “việc sử dụng số kinh phí trên như thế nào là quyền của GS Ngô Bảo Châu và Hội đồng khoa học…”
Dành 650 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước để Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán hoạt động, song Chính phủ không yêu cầu Viện phải nghiên cứu cái gì, việc sử dụng số kinh phí trên như thế nào là quyền của GS Ngô Bảo Châu và Hội đồng khoa học…
Thông tin này được Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân khẳng định tại buổi lễ ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán trong những ngày đầu năm 2012 đã mang lại niềm vui cho không chỉ những người làm về toán học mà cả những người làm khoa học nói chung cũng vui lây. Hoạt động đầu tư cho nghiên cứu dường như đang khởi sắc.
Cơ chế mở
Kể về sự ra đời của Viện Nghiên cứu toán cao cấp, GS Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ. Khi xây dựng Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học giai đoạn 2010-2020 đã xác định, đến năm 2020 toán học Việt Nam có thể xếp hạng xung quanh thứ 40 trên thế giới. Đến năm 2020 đội ngũ giảng viên toán ở các trường đại học ít nhất 70% phải có trình độ tiến sĩ. Khi quyết định chương trình này, giải pháp quan trọng là phải có một viện nghiên cứu cao cấp về toán.
PTT Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa cho GS Ngô Bảo Châu
“Lúc đó chúng tôi chưa biết ai sẽ làm giám đốc Viện. Đúng hai ngày sau khi Chính phủ phê duyệt Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học giai đoạn 2010 đến 2020 (ngày 17.8.2010), tin về GS Ngô Bảo Châu được nhận giải Fields (Ấn Độ), chúng tôi rất mừng và thấy rằng đây là sự trùng hợp đặc biệt”, GS Nhân nhớ lại.
Video đang HOT
Một điều đặc biệt nữa, lần đầu tiên Chính phủ dành 650 tỷ đồng để Viện hoạt động, Phó Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ không yêu cầu Viện phải nghiên cứu cái gì, việc sử dụng số kinh phí trên như thế nào là quyền của GS Ngô Bảo Châu, Hội đồng khoa học… “Chính phủ chỉ có mong muốn thông qua đây, với quy chế đặc biệt Viện sẽ trở thành một Trung tâm toán học xuất sắc của Việt Nam và khu vực, tạo môi trường làm việc tốt tương đương với các nước đang phát triển. Là nơi trao đổi học tập giữa các nhà khoa học trong nước và nước ngoài” Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Hiện nay số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên toán học và các nhà khoa học nghiên cứu về toán của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Cả nước chỉ có 50 khoa Toán trong các trường đại học, học viện và có khoảng 150 nhà khoa học nghiên cứu về Toán
Nhận trọng trách
GS Ngô Bảo Châu đã đứng ra nhận trọng trách của Chính phủ giao phó. Minh chứng cho điều này, từng động thái chuẩn bị cho sự ra đời của Viện cũng được gấp rút thực hiện. Những ngày đầu năm 2012, về nước 1 tuần, GS Ngô Bảo Châu liền bắt tay vào công việc tại Viện Toán cao cấp. GS Châu chia sẻ, Viện nghiên cứu về toán sẽ hoạt động khác so với những Viện nghiên cứu đang có ở Việt Nam, Viện sẽ không có hoặc có rất ít cán bộ nghiên cứu cơ hữu.
“Viện hoạt động theo mô hình nghiên cứu và tổ chức các nhóm nghiên cứu có quy mô lớn nhỏ khác nhau để cho khác biệt, và từ đó lôi cuốn được nhiều các nhà khoa học quốc tế xuất sắc đến Việt Nam. Đồng thời tạo điều kiện để các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước có cơ hội tiếp xúc với những gì là “ nóng hổi” nhất trong môi trường nghiên cứu toán học quốc tế”, GS Châu nói.
Sự ủng hộ của Chính phủ đã phần nào chứng minh cho sự “cởi trói” trao quyền tự chủ cho nhà khoa học. Đây cũng là điều mà cộng đồng khoa học Việt Nam mong ước từ lâu. Theo GS Châu, hiện còn có một vài doanh nghiệp ủng hộ những việc cụ thể. Ví dụ, ủng hộ lớn nhất là của ông Đào Hồng Tuyển (Chủ tịch tập đoàn Tuần Châu) đã tặng biệt thự ở Hạ Long cho Viện nghiên cứu cao cấp về Toán, để các nhà khoa học trong thời gian làm việc có thể đến nghỉ và hội thảo ở đó. “Cũng có khá nhiều người ủng hộ, nhiều doanh nghiệp ủng hộ giấu tên”, GS Châu chia sẻ.
Sự kiện ra đời Viện nghiên cứu cao cấp về Toán, sự ủng hộ của Chính phủ, các doanh nghiệp trong những ngày đầu năm mới 2012 được đánh giá là mốc quan trọng trong lịch sử còn non trẻ của ngành toán học Việt Nam. Trước đó, trong một buổi gặp mặt với bộ Khoa học và Công nghệ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng có những chỉ đạo rất quyết liệt về sự đổi mới cơ chế để tạo môi trường mở khiến cho các nhà khoa học, doanh nghiệp say mê với khoa học, hăng hái đầu tư đổi mới công nghệ. Nếu trong từng thời điểm, từng ngành trọng điểm được tạo cơ chế mở, để nhà khoa học tự chịu trách nhiệm, chắc chắn khoa học sẽ tạo được sự đột phá.
Theo ĐVO
"Sờ" râu thầy Văn Như Cương
Tôi lo lắng, mất ăn mất ngủ đến mấy ngày khi hẹn gặp PGS Văn Như Cương, trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, một người thầy đáng kính, chỉ để hỏi về... bộ râu. Nhưng những lo lắng ấy đã tan thành mây khói vì chính thầy cũng rất hào hứng khi nói về một phần tạo nên con người mình, là bộ râu.
Tìm lại hồi ức về những tháng ngày xưa cũ, thầy kể: "3 năm làm nghiên cứu sinh ở Nga tôi đã để râu. Lúc tôi về nước thì cái bộ râu này cực kỳ có hại. Vợ tôi không đồng ý. Mẹ tôi không đồng ý. Nhiều lần tôi đang lim dim ngủ, mẹ tôi bàn với vợ tôi là "mẹ lên mẹ cắt cái bộ râu của nó, để nó phải cạo đi. Ai lại để râu như thế, trông không hợp tí nào". Đúng là lúc ấy, để râu là có vấn đề. Hoặc là bất mãn hoặc là gì đó, nhất là để râu hoặc cạo tóc.
Lúc đó tôi mới thuyết phục vợ tôi: "Em ơi, anh để râu là rất có lợi. Giờ ai cũng biết cái ông ở trường sư phạm có để bộ râu. Anh đi ra đường mà làm việc gì khuất tất là ai cũng biết. Ví dụ, anh sàm sỡ ai thì ai cũng biết". Thế là tôi thuyết phục được cả mẹ và vợ. Chứ còn họ hàng bạn bè nhiều người nói lắm".
Suýt không được tuyển dụng vì có râu
Nghiên cứu sinh ở Nga trở về, tôi trở lại Đại học Sư phạm Vinh, còn vợ tôi ở Hà Nội. Tôi muốn xin chuyển ra Hà Nội để gia đình tụ họp, nhưng không ai nhận tôi vào làm việc chỉ vì tôi để râu. Khi đó, GS Lê Văn Thiêm là thầy học của tôi làm viện trưởng Viện Toán, chị Hoàng Xuân Sính cũng là bạn của tôi. Tôi viết đơn xin vào Viện Toán học nhưng không được nhận. Lúc đó chị Sính hỏi: Anh Thiêm ơi, sao không nhận Văn Như Cương về Viện Toán. Nó mới làm tiến sĩ ở Nga về, đang làm ở Vinh nhưng muốn ra Hà Nội, anh cho nó vào Viện Toán đi. Thầy Thiêm lúc đó cười: Nhưng tổ chức bảo rằng ông ấy để râu! Đó là năm 1971.
Sau đó tôi mới xin về trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhưng lúc đầu cũng không được nhận. Nhà trường đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn có nên nhận tôi về hay không, vì tôi là cán bộ cũ của trường. Lúc đó thầy Nguyễn Cảnh Toàn là hiệu trưởng mới quyết đồng ý để tôi về, nhưng kèm một yêu cầu trước khi về trường thì đến gặp thầy một tí.
Gặp tôi thầy bảo: Tôi sẽ nhận anh về, nhưng giờ anh đến gặp cái thằng tổ chức ấy, thì anh cạo cái bộ râu đi. Chúng nó ghét lắm đấy! Tôi bảo vâng vâng, em sẽ làm. Tôi về suy nghĩ một đêm và quyết định không cạo. Hôm sau vẫn mang hồ sơ đến gặp anh trưởng phòng tổ chức. Anh ấy vẫn nhận và đón tiếp tôi rất niềm nở, tôi cũng không hiểu vì sao.
Muốn lên truyền hình, phải cạo râu
Năm 1979, tôi có gửi một đề thi toán học quốc tế sang Hunggary mà chị Hoàng Xuân Sính là trưởng đoàn đưa học sinh Việt Nam đi. Đề toán của tôi lúc đó được sử dụng, và là đề toán duy nhất của Việt Nam cho đến nay. Kết quả là em Nguyễn Tự Quốc Thắng làm được đề của tôi cùng với em ở Mỹ và Đức. Đó là các em được huy chương vàng. Lúc đó, đài truyền hình tổ chức một cuộc nói chuyện. Buổi truyền hình có chị Hoàng Xuân Sính, tôi và em Thắng. Tôi nói đề toán và em Thắng nói lời giải của em.
" Thực ra tôi không gặp khó khăn gì cả. Việc chăm sóc râu cũng như tóc."
Hôm sau tôi được biết, người ta gọi cái ông đạo diễn cái buổi truyền hình đó lên để khiển trách rằng: Tại sao lại để một ông râu ria xồm xoàm đen ngòm như thế lên vô tuyến? Tôi cũng không biết cái ông đó có bị kỷ luật gì không. 6 tháng sau thì chị Sính nói với tôi là người ta muốn mời tôi và chị lên nói vấn đề về giáo dục gì đó ở trên vô tuyến, nhưng người ta yêu cầu "thầy Cương phải cạo râu đi". Chị Sính bảo: "Các anh có biết bộ râu của anh ấy bạc triệu hay không? Các anh trả cho anh ấy bao nhiêu tiền mà bắt ông cạo râu đi. Thế là họ không mời tôi nữa".
Không được tăng lương vì có râu
Nhưng chuyện này vẫn chưa hay đâu... PGS Văn Như Cương nhớ lại: "Khi ở Nga về giảng dạy tại Đại học Sư phạm Vinh cũng là đến đợt những người cùng công tác với tôi được tăng lương theo thâm niên công tác, từ 74đ lên hơn 80đ gì đó. Riêng tôi không được tăng. Tôi lên phòng tổ chức của trường để hỏi vì sao tôi không được tăng lương? Phòng tổ chức mới bảo: Có anh ở trên Bộ nói rằng vì anh để râu. Tôi gặng: Ai ở trên Bộ nói thế? Anh đó mới sợ quá bảo: Sao anh lại hỏi thế? Tôi bảo: Thằng nào ở trên Bộ nói thế để tôi lên tôi quát cho nó một trận? Nhưng anh này nhất định không nói là ai.
Tôi liền viết thư cho ông Nguyễn Văn Huyên, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Trong thư có đoạn: Tôi hiện nay cùng cấp với một số bạn bè, những người cùng học một trường, cùng ra một khóa. Tôi dạy ở đại học, lương 74đ. Bạn tôi dạy ở trường cấp 3, lương hơn 80đ. Bạn tôi không phải phó tiến sĩ, dạy trường cấp 3 và đã được lên lương rồi, trong khi tôi là phó tiến sĩ. Vậy tôi trân trọng đề nghị ông: Một là cho tôi về dạy cấp 3 để tôi được bằng lương với bạn tôi. Hai là cho tôi được trả lại cái bằng phó tiến sĩ để được lĩnh cái lương cao hơn. Bởi vì chỉ có 2 lý do khiến lương của tôi thấp hơn bạn cùng lứa với tôi: Một là tôi dạy đại học. Hai là tôi có bằng phó tiến sĩ. Ngay sau đó thì tôi được tăng lương. Sau đó không thấy ai ở Bộ nói về bộ râu của tôi nữa.
Có lúc người ta nói tôi để râu để chơi trội. Lúc đi sơ tán ở Thạch Thành (Thanh Hóa), tóc tôi bị nấm, tôi phải cạo trọc tóc nhưng râu vẫn để. Một hôm có cậu nói với tôi: Hôm nay họp bàn chuyện tại sao anh lại để râu mà cạo tóc. Anh có ý bất mãn gì mà đầu thì cạo, râu thì để dài. Tôi không được họp. Nghe cậu này nói tôi mới bảo: Các cậu cứ đánh giá mình thế nào ấy. Cứ nói, cứ phán thế nào chẳng được. Đừng đánh giá con người qua hình thức. Tớ bị nấm tóc thì tớ phải cạo đi thôi chứ chẳng có vấn đề gì. Sau đó thì họ cũng thông cảm.
Râu dài vì làm việc bằng... mồm
Khi tôi hỏi râu của ông bạc trắng, hệt như GS Dumbledore trong truyện Harry Potter thế này từ khi nào? PGS Văn Như Cương bật cười khà khà: "Tôi còn nhớ năm tôi khoảng 30 - 40 tuổi râu vẫn còn đen lắm, đen nhánh. Đến ngoài 40 tuổi, râu của tôi bắt đầu bạc, trong khi tóc vẫn đen. Lúc đó mọi người hỏi tôi tại sao tóc thầy đen mà râu bạc thế? Tôi bảo: Cái mồm tôi làm việc nhiều, còn cái đầu tôi làm việc ít. Tôi nói vậy, mọi người cười ầm ầm.
"Đến giờ nhiều người tự hỏi, chắc sinh hoạt của tôi khó khăn lắm vì bộ râu. Thực ra tôi không gặp khó khăn gì cả. Việc chăm sóc râu cũng như tóc. Tôi cũng phải "gội râu" thường xuyên kẻo nó có gàu hay nấm. Cứ 3 - 4 tháng, khi râu dài ra, tôi lại tự lấy kéo cắt xoẹt đi phần ngọn. Với tóc cũng vậy, tôi luôn tự cắt cho mình. Nếu ai cũng như tôi thì chắc là cửa hàng gội đầu cắt tóc đóng cửa hàng loạt. Có thể nói bộ râu là một góc trong tính cách con người tôi. Dù cái cá tính mạnh mẽ, dám nói, nói nhiều ấy mãi sau này mới thể hiện rõ".
Có lần khi râu tôi còn đen, đen nhánh giống như Chewvara cơ, tôi và đoàn thầy giáo thời chiến đi ngang một cửa hàng mậu dịch mà ai cũng thèm thuốc lá. Tôi mời một thầy dạy tiếng Nga vào phiên dịch cho tôi. Đồng chí phiên dịch lời của tôi: Đây là đồng chí là chuyên gia người Nga đang phụ trách tên lửa. Đồng chí mua một ít thuốc lá. Cô mậu dịch bảo muốn mua thì phải có tem phiếu. Tôi mới nói: Nhưng đồng chí hết thuốc lá rồi là không bắn tên lửa được đâu. Thế là cô mậu dich bảo: Được rồi tôi sẽ bán, 1 bao thì được. Tôi bảo: Không, một bao không đủ, phải một tút cơ. Cần thì cô mời cửa hàng trưởng xuống. Cô mời ông cửa hàng trưởng xuống, thế là ông đồng ý bán cho tôi. Tôi cầm tút thuốc đem ra chia cho những người đang xếp hàng để mua, mỗi người một bao. Đó là lần duy nhất tôi đem bộ râu đi để lừa người ta.
Theo Bee
Gs Hồ Ngọc Đại tiết lộ bí mật của Gs Ngô Bảo Châu GS. TSKH Hồ Ngọc Đại lần đầu tiên bật mí về những kỷ niệm với những học sinh cá biệt trong cuộc đời làm "thầy" của mình. LTS: Trong cuộc chia sẻ với báo Giáo dục Việt Nam xung quanh vấn đề 3 nữ sinh ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên đánh bạn ngất xỉu và có thể bị nhận quyết định thôi...