Có cầu, HS không phải vượt sông đến lớp
Năm học mới này, học sinh thôn Trằm Mé (xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) không còn phải qua 3 lần đò mới tới được lớp nữa, bởi đã có 1 cây cầu mới và 1 cây cầu khác bắc qua sông Son đang được xây dựng…
Nỗ lực vượt sông Son
Tình trạng hàng trăm học sinh các cấp ở thôn Trằm Mé muốn đến trường học chữ phải vượt hàng chục km đường và phải qua 3 chuyến đò ngang đầy nguy hiểm. Vẫn phải vượt sông Son trên chuyến đò ngang gập ghềnh nhưng mùa tựu trường năm nay, đến Trằm Mé chúng tôi ghi nhận những nỗ lực vượt bậc của chính quyền địa phương và phụ huynh trong việc hỗ trợ con em đến trường học chữ.
Theo Bộ GTVT, tại khu vực 17 tỉnh miền Trung thời gian tới sẽ có 41 điểm cầu được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ xây dựng, nâng cấp để hạn chế tình trạng người dân, học sinh phải đi đò giang nguy hiểm.
Ông Trần Văn Tự – Phó thôn Trằm Mé dẫn chúng tôi ra thăm công trường cầu treo vượt sông Son, nói: “Sau phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng, năm 2011, Chính phủ Nhật Bản ký kết hợp đồng viện trợ không hoàn lại 105.500USD để xây dựng cây cầu treo. Hiện cây cầu đã sắp hoàn thành, chúng tôi đã bớt được nỗi lo hàng ngày khi con em mình phải vượt sông đến trường, nhất là trong mùa mưa lũ”.
Về tiến độ cây cầu treo này, ông Bùi Quốc Thanh – Trưởng ban quản lý các dự án huyện Bố Trạch cho biết, do địa hình ở thôn Trằm Mé hiểm trở nên việc thi công rất khó khăn. Tiến độ cầu chậm hơn dự kiến một chút, nhưng vẫn cố gắng hoàn thành trong năm nay. Thôn hiện có gần 180 học sinh các cấp. Khi cây cầu treo hoàn thành, các em được đi đường thẳng và chỉ phải qua 1 chuyến đò ngang.
Cảnh học sinh chen chúc đến trường trên chiếc đò sẽ không còn khi cây cầu treo hoàn thành.
Video đang HOT
Trở lại với việc đi lại ở Trằm Mé, ông Tự cho biết, bằng sự hỗ trợ của Nhà nước qua Chương trình 135, năm 2010, chính quyền địa phương và người dân thôn Trằm Mé đã xây dựng cây cầu nối xóm Mộc với xóm Mé trị giá hơn 200 triệu đồng. Cây cầu này đã giúp học sinh ở xóm Mộc không còn phải lội suối và đi đò đến trường nữa. Xã cũng trang bị cho thôn một chiếc đò sắt vững chãi trang bị áo phao, cặp phao cho học sinh khi đến trường…
Thôn nghèo hiếu học
Nằm ngay cửa kỳ quan đệ nhất động Phong Nha nhưng Trằm Mé vẫn là một trong những thôn nghèo nhất xã Sơn Trạch. Hơn 1.000 người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp ít ỏi trên những mảnh ruộng bạc màu nằm dọc sông Son. Ngoài sự cách trở đò giang, thì hoàn cảnh nghèo khó đã cản đường học của không ít học sinh. 5 năm về trước, việc học của con em thôn Trằm Mé chỉ dừng lại ở lớp 5, rất ít em học lên cấp 2 vì phải vượt 3 lần sông về tận trung tâm xã mới có trường cấp 2.
Hiện nay, ý thức về việc học của người dân thôn Trằm Mé đã được nâng lên rõ rệt, cộng với đi lại thuận tiện, chính sách hỗ trợ học bổng, sách vở… đã giúp học sinh nơi đây có điều kiện tới trường. Giờ đây, rất ít học sinh Trằm Mé phải bỏ học giữa chừng và năm nào thôn cũng có học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng. Ở thôn này, không khó để tìm những gia đình hiếu học tiêu biểu như: Gia đình ông Trần Văn Tự có 5 người con đều tốt nghiệp cấp 3, hiện 2 học cao đẳng, đại học anh Trần Xuân Vinh có 4 con đang đi học từ cấp 1 đến cấp 3…
Năm nay thôn Trằm Mé có 1 học sinh đậu vào trường đại học ở TP. HCM, đó là em Lê Thị Thanh. Gia cảnh của Thanh hết sức khó khăn, mẹ thường xuyên ốm đau, bố phải đi làm thuê để nuôi gia đình 7 miệng ăn. Năm học lớp 10, do quá khó khăn, bố mẹ buộc Thanh phải bỏ học ở nhà để nhường suất học đó cho các em đang học ở cấp 1 và cấp 2. Sau đó, được hỗ trợ và giao thông thuận tiện hơn, Thanh trở lại học cấp 3 và giờ sắp vào đại học.
Theo dân việt
Chòng chành đò nhỏ qua sông đến trường
Bến đò Hoa Hải, thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu, Nghệ An với lưu lượng người qua lại rất đông, trong đó có nhiều em học sinh. Điều đáng nói là con đò chở khách ở bến đò này vừa nhỏ, vừa cũ kỹ nên cực kỳ nguy hiểm.
Mùa tựu trường đã đến, bến đò Hoa Hải nối hai bờ sông Hiếu của thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu lại nhộn nhịp hơn.
Chòng chành đò nhỏ qua sông
Được biết, bến đò ngang này mỗi ngày đón, đưa gần 1.000 học sinh. Bình quân mỗi chuyến đò chỉ chở đươc từ 10-15 em, vì thế, đò phải qua lại gần 100 lượt. Em Lê Việt Hoàng - lớp 6A2 Trường THCS thị trấn Tân Lạc, nói: "Mỗi buổi sáng em phải thức dậy thật sớm để chờ đò, vì sợ trễ học. Em mong muốn một cái cầu để mỗi buổi đi học đỡ vất vả và an toàn khi qua sông".
Một số HS mặc áo phao, số khác thì không
Đã có nhiều HS bị trôi sách vở khi đi đò qua sông
Vất vả đợi đò, các em học sinh còn phải đối mặt với nguy hiểm khi sang sông. Vào mùa mưa, lụt, ở địa bàn miền núi Quỳ Châu có độ dốc lớn nên dòng sông chảy xiết cộng thêm nhiều cây rừng trôi nổi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn. Ông Đậu Công Nhân - người lái đò, bến đò Hoa Hải cho biết: "Khi nước lớn, đi đò mô cũng nguy hiểm, đò nhỏ sợ lật còn đò máy lại nguy hiểm hơn, bởi thường bị hỏng máy do cây cối trôi sông cuốn vào".
Đường đi ra bến đò lở lói, lầy lội
Chờ đò
Ngoài ưu tiên phục vụ đưa đón gần 1.000 học sinh, hàng ngày bến đò này còn phục vụ cho hơn 2.000 người dân của 6 bản thuộc xã Châu Hạnh và 3 khối thuộc thị trấn Tân Lạc đi lại.
Mong ước một cây cầu để không trễ giờ học
Được biết, từ trước năm 1980, nhà nước đã đầu tư xây dựng cây cầu qua sông ngay gần bến đò này. Nhưng chẳng hiểu vì lý do gì mà cây cầu, niềm ao ước của người dân nơi đây chỉ xây dựng xong... mố cầu.
Theo phụ nữ Tp.HCM
Nói thẳng nói thật 'ước mơ nghề nghiệp' cùng chuyên gia Việc mơ hồ về ngành học khiến các sinh viên dễ rơi vào tình trạng hụt hơi, hoặc chán nản khi phát hiện ra ngành học không phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. Mùa tựu trường đã đến và rất đông các tân sinh viên đang háo hức làm thủ tục nhập học tại các điểm trường đại...