Có cần xem xét việc ông Chu Ngọc Anh bổ nhiệm cán bộ trước khi bị bắt?
ĐBQH Lê Thanh Vân cho rằng ông Chu Ngọc Anh bổ nhiệm 6 cán bộ trước khi bị bắt là hợp pháp. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng cần phải làm rõ quy trình bổ nhiệm này có vấn đề gì hay không.
Chiều 9-6, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, ĐB Lê Thanh Vân (Cà Mau) đã phân tích pháp lý việc ông Chu Ngọc Anh, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội, bổ nhiệm 6 cán bộ cấp sở trước khi bị bắt.
Theo ĐB Lê Thanh Vân, về mặt pháp lý, việc ông Chu Ngọc Anh ký các quyết định bổ nhiệm cán bộ cấp sở như vậy là bình thường, hợp pháp. Bởi thời điểm đó, ông Chu Ngọc Anh chưa bị đình chỉ, chưa bị hạn chế, ngăn chặn nên vẫn phải thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Nhưng ông Vân cho rằng phải xem xét rõ các quyết định bổ nhiệm đó của ông Chu Ngọc Anh có đúng quy trình, quy định hay không. Người được bổ nhiệm có xứng đáng với vị trí của mình hay không.
Báo chí đặt câu hỏi “liệu việc ông Chu Ngọc Anh trước khi bị bắt ký 6 quyết định bổ nhiệm như vậy có giống như việc thủ trưởng các đơn vị “làm chuyến tàu vét” trước khi về hưu hay không?”. Ông Vân trả lời rằng: “Việc ông Chu Ngọc Anh ký các quyết định trước khi bị bắt khác hoàn toàn việc một thủ trưởng ký các quyết định trước khi nghỉ hưu”.
Tuy vậy, ông Vân nói cần phải xem xét hai vấn đề trong việc ông Chu Ngọc Anh bổ nhiệm 6 cán bộ trước khi bị bắt. Thứ nhất, quy trình bổ nhiệm đó đã khách quan hay chưa. Thứ hai, đối tượng được bổ nhiệm có xứng đáng hay không, đúng tiêu chuẩn hay không?
Video đang HOT
ĐB Lê Thanh Vân trao đổi với báo chí chiều 9-6. Ảnh: DT
“Về công tác cán bộ thì ngay kể cả ông Chu Ngọc Anh không bị bắt thì vẫn phải xem xét vấn đề này bất cứ lúc nào”, ông Vân nói.
Theo ông Vân, các cơ quan liên quan đến việc bổ nhiệm 6 cán bộ này đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước quy định của Đảng. Cụ thể, họ phải lật lại từ quá trình giới thiệu, thẩm định hồ sơ, quy trình bỏ phiếu… Việc rà soát lại để xem trong các bước đó có gian lận hay không.
Khi báo chí đặt vấn đề liệu Bộ Nội vụ có nên vào cuộc xem xét vụ việc này không, ông Vân trả lời: “Khi dư luận đặt vấn đề thì các cơ quan chức năng rất cần vào thanh tra, xem xét, để có câu trả lời thích đáng”.
Thậm chí, ông Vân còn mở rộng thêm: “Trong bối cảnh hiện nay, theo tôi, các cơ quan chức năng không chỉ xem xét quy trình bổ nhiệm 6 cấp sở của Hà Nội mà cần phải có một cuộc tổng ra soát trên toàn quốc. Bởi hiện nay, nhiều cán bộ trước khi bổ nhiệm thì được cho là trong sạch, được đánh giá rất tốt, nhưng sau một thời gian lại trở thành tội phạm”.
Những cán bộ ông Chu Ngọc Anh bổ nhiệm hôm 2-6, gồm: một cán bộ ở Văn phòng UBND TP Hà Nội, 2 cán bộ ở Sở Tài chính, 1 cán bộ thuộc Sở Ngoại vụ, 1 cán bộ ở Quỹ Đầu tư phát triển TP Hà Nội và 1 cán bộ ở Sở Nội vụ Hà Nội.
Miễn nhiệm Chủ tịch Hà Nội với ông Chu Ngọc Anh
Chiều nay 7.6, 100% đại biểu HĐND TP.Hà Nội đã nhất trí biểu quyết thông qua việc miễn nhiệm vị trí Chủ tịch UBND TP.Hà Nội với ông Chu Ngọc Anh.
15 giờ 30 chiều nay, 7.6, HĐND TP.Hà Nội đã triệu tập kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 6) HĐND thành phố khoá 16, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố.
Ông Chu Ngọc Anh bị miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.Hà Nội từ chiều 7.6. Ảnh NGỌC THẮNG
100% đại biểu có mặt đã bỏ phiếu thông qua quyết định miễn nhiệm Chủ tịch UBND TP.Hà Nội với ông Chu Ngọc Anh.
Trước đó, chiều 6.6, Bộ Chính trị triệu tập hội nghị T.Ư bất thường để xem xét kỷ luật các ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ KH-CN.
Tại hội nghị, T.Ư Đảng đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Chu Ngọc Anh, đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính theo đúng quy định đối với cá nhân đã bị kỷ luật Đảng.
Vi phạm của ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long liên quan tới việc nghiên cứu, chuyển giao, cấp phép, hiệp thương giá và mua sắm kit xét nghiệm Covid-19 của Công ty CP công nghệ Việt Á diễn ra từ 3.2.2020 tới nay. Các vị phạm đã được Ủy ban Kiểm tra T.Ư kết luận trước đó.
Theo các thông tin đã được công bố, vào ngày 3.2.2020, ông Chu Ngọc Anh, khi đó giữ chức Bộ trưởng KH-CN, là người phê duyệt đề tài khoa học - công nghệ cấp quốc gia "Nghiên cứu, chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng virus Corona mới 2019 (2019-nCoV)" với kinh phí 18,98 tỉ đồng, theo đề xuất của Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng). Thời gian thực hiện từ tháng 2.2020 - 7.2021.
Ông Chu Ngọc Anh, 57 tuổi, quê tại H.Ba Vì, Hà Nội, là tiến sĩ Vật lý lý thuyết. Ông Chu Ngọc Anh là Ủy viên T.Ư Đảng khóa XI (dự khuyết), XII, XIII.
Ông Chu Ngọc Anh từng là Thứ trưởng Bộ KH-CN từ 2010 - 2013, sau đó làm Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ (đến 2015). Từ 2016, sau khi trúng cử T.Ư Đảng khóa XII, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ KH-CN.
Đến ngày 18.9.2020, ông Chu Ngọc Anh được Bộ Chính trị điều động giữ chức Phó bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015 - 2020, sau đó được HĐND TP.Hà Nội bầu làm Chủ tịch UBND TP.Hà Nội thay ông Nguyễn Đức Chung đã bị khởi tố, bắt tạm giam.
Cảnh sát xuất hiện tại nhà ông Nguyễn Thanh Long Sáng 7/6, cảnh sát đi xe biển xanh 80A đến khu 671 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình. Đây là nơi cư trú của cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Sáng 7/6, theo ghi nhận của Zing, 2 ôtô biển xanh xuất hiện tại nhà ông Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Y tế) ở tổ hợp số 671 Hoàng Hoa...