Có cần thiết phải “thi thử”?
Khi thời điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT và Tuyển sinh đại học, cao đẳng đang đến gần, theo thông lệ, nhiều trường đã tổ chức “thi thử” để chuẩn bị tốt nhất về kiến thức và tâm lý cho học sinh. Tuy nhiên, có trường cho rằng việc này chỉ gây thêm quá tải cho học sinh và “thi thử” cũng không được Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích.
Ảnh: X.H
An tâm hơn khi “thi thử”?
Từ cuối tháng ba, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Ninh Bình đã tổ chức cho học sinh “thi thử” ĐH, CĐ trong hai ngày vơi năm khối thi: A, A1, B, C, D. Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT Ninh Bình, mục đích là nhằm khảo sát chất lượng học tập tám môn thi ĐH, CĐ làm cơ sở điều chỉnh kế hoạch, nội dung, phương pháp dạy – học và ôn tập cho học sinh đồng thời giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm, làm quen với quy chế thi, áp lực thi…
Kỳ “thi thử” này được tổ chức như thi thật với đầy đủ Hội đồng in sao đề thi, Hội đồng chấm thi, coi thi… Sở GD-ĐT Ninh Bình cũng thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát việc sao in đề thi, bảo mật đề thi và quy trình tổ chức coi thi, chấm thi tại các hội đồng thi thử.
Theo nhiều thầy cô, việc tổ chức “thi thử” nếu được tổ chức nghiêm túc ở tất cả các khâu sẽ mang lại lợi ích thực sự cho học sinh trước khi bước vào kỳ thi chính thức. Tuy nhiên, hiện cũng có những quan điểm ngược lại, cho rằng không cần thiết phải tiến hành công đoạn “thi thử” trước khi “thi thật”. Học sinh có thể bị quá tải khi đối mặt với các kỳ thi liên tiếp.
Video đang HOT
Đối với kỳ thi Tốt nghiệp THPT, những năm trước đây, nhiều trường cũng tham gia “thi thử” do các Sở GD-ĐT tổ chức. Tuy nhiên, năm nay, hầu như không có trường nào tiến hành “thi thử”.
Hiệu trưởng trường THPT Phú Xuyên A (Hà Nội) Nguyễn Công Chúng cho biết năm nay trường không có thời gian để tổ chức “thi thử” mà chỉ tập trung cho công tác ôn tập kiến thức cho học sinh. “Năm nay với thay đổi là học sinh được lựa chọn môn thi tốt nghiệp nên số môn, số lớp cần ôn tập tăng lên. Chúng tôi phải tổ chức nhiều lớp và sắp xếp thời khóa biểu ôn tập cho học sinh hợp lý”.
Vậy nếu không “thi thử”, liệu học sinh có vững tâm trước kỳ thi quan trọng và làm thế nào nhà trường có thể đánh giá mức độ ôn tập và lượng kiến thức của học sinh đã đủ để sẵn sàng hay chưa? Thầy Nguyễn Công Chúng tự tin cho biết: “Việc tổ chức thi thử chưa chắc đã đạt được như ý muốn, mà ngược lại có thể khiến học sinh mất thêm thời gian cho việc này”. Học sinh sẽ được giáo viên đánh giá thông qua quá trình ôn tập và kết quả kiểm tra học kỳ là đủ.
Không có khái niệm “thi thử”
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Vũ Đình Chuẩn khi được hỏi quan điểm về “thi thử” đã khẳng định “Bộ GD-ĐT không khuyến khích việc tổ chức thi thử”.
Ông Chuẩn cho biết: Trong Luật Giáo dục chỉ có khái niệm thi tốt nghiệp và tuyển sinh, không có khái niệm “thi thử’. Cũng không có khái niệm thi học kỳ mà là kiểm tra học kỳ một, kiểm tra học kỳ hai. Chữ thi đôi khi bị dùng lạm dụng đã dẫn tới sự hiểu lầm.
Vậy có nên tổ chức “thi thử” hay không và tổ chức “thi thử” mấy lần thì phù hợp? Ông Chuẩn cho rằng trong quá trình ôn tập cho học sinh, nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên vẫn nên lấy các thông tin phản hồi của học sinh. Có thể bằng nhiều cách còn qua “thi thử” thì Bộ GD-ĐT không khuyến khích tổ chức. Nếu trường có điều kiện, có thể tổ chức khảo sát để nắm được học sinh ôn tập chứ không làm đến mức gây tốn kém và ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh. Làm quá mức có khi lại ảnh hưởng đến kết quả của học sinh. Chỉ nên lấy các thông tin cần thiết một cách nhẹ nhàng, cụ thể thế nào thì đó là việc tính toán của từng trường. “Chúng tôi không khuyến khích việc tổ chức quá nhiều lần gây tốn kém cho học sinh” – ông Chuẩn nhấn mạnh.
Hiện nhiều trang trực tuyến cũng đưa ra những bài thi để thí sinh thử sức với rất đông thành viên tham gia. Các em có thể tiếp cận những bài thi theo dạng đề thi của từng môn. Có những trang hoàn toàn miễn phí và không giới hạn số lần tham gia làm bài. Theo nhiều thí sinh, điều quan trọng nhất vẫn là kiến thức. Khi kiến thức đã được ôn luyện và củng cố vững vàng thì tâm lý vào phòng thi cũng sẽ nhẹ nhàng, thoải mái.
Theo NLĐ
"Đừng chọn môn thi theo phong trào"
Ngày 25-4 các thí sinh mới chính thức đăng ký môn thi tốt nghiệp THPT theo quy định của Bộ GD-ĐT. Về cách thức thi mới này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh các thí sinh không nên lựa chọn theo phong trào mà theo năng lực sở trường của mình.
Thí sinh chỉ còn 2 tháng để lựa chọn và ôn thi tốt nghiệp THPT
Môn tự chọn nghiêng về khối tự nhiên
Mặc dù đến 25-4 mới là thời điểm bắt đầu đăng ký môn thi tốt nghiệp THPT nhưng đến thời điểm này, phần lớn các trường THPT đều đã cho học sinh đăng ký để thăm dò chuẩn bị kế hoạch ôn tập. Số liệu khảo sát tại một số trường THPT ở Hà Nội cho thấy, các môn Vật lý, tiếng Anh, Hóa học là những môn có tỉ lệ học sinh đăng ký thi nhiều nhất, đặc biệt là Vật lý.
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức cho biết, việc đăng ký chọn môn thi của học sinh hiện nay mới chỉ mang tính thăm dò. Tỷ lệ đăng ký môn thi ở trường này cho thấy 62,2% chọn Ngoại ngữ, 53,8% Vật lý, 46,5% Hóa học, 20,2% Địa lý, 6,6% Sinh học, 4,6% Lịch sử. "Học sinh vẫn có thể tiếp tục tìm hiểu, lấy ý kiến tư vấn của thầy cô, cha mẹ trước khi đăng ký chính thức" - ông Nguyễn Quốc Bình cho biết. Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội, cho biết mặc dù chưa đến thời điểm đăng ký môn thi chính thức, nhà trường vẫn ghi nhận nguyện vọng về môn thi tự chọn của học sinh. Theo đó có tới 80% học sinh đăng ký thi Vật lý, 60% thi tiếng Anh, 34% thi Hóa học, 16% thi Địa lý. Môn Sinh và Lịch sử chỉ có 8%.
Trước việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay với điểm mới là được đăng ký 2 môn tự chọn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng học sinh cần tùy theo năng lực sở trường của mình hoặc hướng chọn nghề tương lai để chọn môn thi cho phù hợp. Nếu thích môn nào thì các em chọn môn đó, đừng chọn theo "phong trào". Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, việc ôn thi tốt nghiệp cũng là dịp để học sinh rèn luyện một số kỹ năng sau này phục vụ cho cuộc sống, nghề nghiệp của bản thân, vì vậy học sinh nên tận dụng hết hiệu quả của việc tìm hiểu những môn thi mình đã đăng ký. Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng lưu ý học sinh không được học lệch, học tủ để có bài kiểm tra đánh giá kết thúc năm học cho tốt. Vì kết quả học các môn đóng góp 50% đánh giá việc hoàn thành tốt nghiệp của các em, những môn thi tốt nghiệp THPT thì ôn sâu hơn.
Hạn cuối đăng ký môn thi là 7-5
Hướng dẫn mới nhất của Bộ GD-ĐT về kỳ thi tốt nghiệp THPT cho biết, từ nay đến 25-4 các Sở GD-ĐT phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ thi cho cán bộ các nhà trường, các địa phương về việc chuẩn bị và tổ chức kỳ thi tốt nghiệp, đồng thời chỉ đạo các trường phổ thông tổ chức cho các đối tượng thí sinh đăng ký dự thi. Từ 25-4 đến 7-5, trường THPT thu phiếu đăng ký dự thi, hồ sơ đăng ký dự thi và nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm máy tính. Sau khi đã nhập xong dữ liệu của từng lớp, sẽ in danh sách đăng ký dự thi theo lớp và giao cho giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh rà soát và ký xác nhận. Trong thời gian này, học sinh có thể cân nhắc khi đăng ký dự thi hai môn tự chọn. Các em có thể thay đổi môn thi nếu thấy lựa chọn trước đó không phù hợp.
Thí sinh cần lưu ý ngày 7-5 là hết hạn đăng ký dự thi. Sau thời điểm này, thí sinh không được đổi môn thi tự chọn. Các trường kiểm tra toàn bộ hồ sơ đăng ký dự thi và các hồ sơ có liên quan kỳ thi, xem xét điều kiện dự thi của từng thí sinh, xác nhận tư cách thí sinh, quyết định không cho thí sinh dự thi nếu không đủ điều kiện và hồ sơ hợp lệ; đồng thời, thông báo trực tiếp cho thí sinh. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay diễn ra trong 3 ngày từ 2 đến 4-6 và kết quả chấm thi, xét công nhận tốt nghiệp và cơ sở dữ liệu của kỳ thi từ tất cả các địa phương sẽ phải gửi về Bộ GD-ĐT chậm nhất ngày 18-6. Theo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, sau khi báo cáo Bộ GD-ĐT, Giám đốc Sở GD-ĐT sẽ công bố kết quả tốt nghiệp và thông báo cho các trường phổ thông để niêm yết danh sách tốt nghiệp và cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho thí sinh.
Cũng theo hướng dẫn trên, học sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận vào ngày 24-6. Những trường hợp xét phúc khảo bài thi sẽ được công bố kết quả chậm nhất vào 28-6, đảm bảo để học sinh đủ điều kiện về thủ tục dự thi tuyển sinh ĐH-CĐ.
Theo ANTD
Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2014? Sau khi bỏ dự định miễn thi tốt nghiệp cho 20% học sinh, Bộ GD & ĐT đã công bố cụ thể điều kiện miễn thi tốt nghiệp. Vhững đối tượng được miễn thi gồm: Người học lớp 12 được tuyển chọn tham gia các cuộc thi quốc tế hoặc khu vực về khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao, văn hoá...