Có cần nhịn ăn khi chụp MRI?
Chụp cộng hưởng (hay còn gọi MRI) là bước tiến vượt bậc trong ngành chẩn đoán hình ảnh, hiện được các bác sĩ chuyên khoa lựa chọn hàng đầu để tăng khả năng phát hiện bệnh sớm, từ đó nâng cáo hiệu quả chẩn đoán và theo dõi bệnh sau điều trị.
TS. Niketa Chotai – Chuyên gia tư vấn Chẩn đoán hình ảnh, Radlink hàng đầu của Singapore, cho biết kỹ thuật MRI sử dụng một từ trường mạnh (Bo) và hệ thống phát các xung có tần số vô tuyến (RF: radio frequancy) để điều khiển hoạt động điện từ của hạt nhân nguyên tử, mà cụ thể là nhân nguyên tử hydro của cơ thể, nhằm bức xạ năng lượng dưới dạng các tín hiệu có tần số vô tuyến. Các tín hiệu này sẽ được một hệ thống thu nhận và xử lý điện toán để tạo ra hình ảnh của bệnh nhân vừa đưa vào từ trường đó.
Ưu điểm vượt trội của kỹ thuật MRI là không bị nhiễm xạ nên an toàn cho người bệnh, hệ thống MRI mới không có tiếng ồn nên tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho bệnh nhân. Và những ưu điểm khác như độ phân giải tốt, đa xung thu hình, áp dụng cho hầu hết các bộ phận cơ thể, có thể thực hiện được ở nhiều hướng cắt khác nhau, có nhiều chuỗi xung khác nhau cho phép tiếp cận tới gần bản chất mô học của tổn thương ,… đó là những thế mạnh mà chỉ có thế hệ hệ cộng hưởng từ mới nhất của hãng GE (Mỹ) có được.
Hệ thống MRI được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán, theo dõi và phát hiện sớm tất cả khối u, các bệnh lý khác ở các tạng trong ổ bụng như gan, tụy, đường tiêu hóa; sọ não; cột sống; cơ xương khớp; toàn thân; thai nhi,…
Video đang HOT
Chia sẻ tại Hội nghị “Ứng dụng kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị” do Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức cuối tuần qua, TS Chotai khuyến nghị: “Trong tất cả các loại chụp MRI, chỉ có chụp gan mật bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi chụp, còn lại không ảnh hưởng bởi các yếu tố khác”.
Chụp cộng hưởng từ cũng giúp kiểm tra chẩn đoán chính xác khối u, các tổn thương, từ đó nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị bệnh.
Nhân Hà
Theo Dân trí
Khối u não của cô bé bỗng dưng biến mất, bác sĩ cũng ngỡ ngàng
Cô bé 11 tuổi ở Mỹ mới đây đã đón nhận một tin vui chẳng khác nào phép lạ. Khối u não không thể phẫu thuật của em bỗng dưng biến mất. Ngay cả các bác sĩ cũng ngỡ ngàng, không thể giải thích được.
Khối u não của bé Roxli Doss đã bỗng dưng biến mất - ẢNH CHỤP MÀN HÌNH NEW YORK POST
Bệnh nhi là bé Roxli Doss, sống ở bang Texas, Mỹ. Vào tháng 6.2018, em bị chẩn đoán mắc khối u não glioma pontine nội tại khuếch tán (DIPG). Khối u dạng này khó điều trị và thường xuất hiện trẻ em từ 5 - 9 tuổi, theo Fox News.
"Căn bệnh này rất hiếm, khi chúng tôi kiểm tra thì tình trạng đã rất nghiêm trọng", bác sĩ Virginia Harrod, tại Bệnh viện Dell Children's Medical Center (Mỹ), nơi Roxli đang điều trị, cho biết.
Khối u sẽ khiến bệnh nhân dần dần suy giảm khả năng nuốt, đôi khi là mất thị lực, khả năng nói và cuối cùng là thở. Roxli đã trải qua nhiều tuần hóa trị.
Bố mẹ cô bé là ông Scott và bà Gena đã không ngừng cầu nguyện cho một phép lạ có thể giúp con khỏi bệnh. Dường như phép mầu đã xuất hiện, khối u của Roxli bỗng dưng biến mất.
Khi bác sĩ Harrod xem hình ảnh chụp cộng hưởng từ của Roxli, ông đã không còn nhìn thấy khối u. Hiện tượng này khiến các bác sĩ điều trị cho cô bé ngỡ ngàng.
"Điều đó thực sự là bất thường", bác sĩ Harrod nói.
Hiện tại, Roxli đang sống vui vẻ với gia đình. Cô bé vẫn tham gia các hoạt động bình thường như trước đây.
Roxli sẽ tiếp tục trải qua một số phương pháp điều trị bổ sung, trong đó có liệu pháp miễn dịch, để ngăn chặn khối u tái phát, theo New York Post.
Theo thanhnien
Làm sao nhận biết nam giới còn 'trinh' hay không? Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng khi quan hệ, "cậu nhỏ" cũng có hiện tượng máu chảy. Vậy đây có phải là hiện tượng "mất trinh" ở nam giới? Liệu có cách nhận biết nam giới còn "trinh" hay không? Xét về mặt y học thì cánh mày râu hoàn toàn không có màng da mỏng che ở của bộ hạ. Các...