Có cần nhịn ăn để thử máu?
Chỉ một số xét nghiệm đặc trưng mới cần nhịn ăn để tránh ảnh hưởng đến kết quả, như kiểm tra đường huyết, chức năng gan thận…
Ảnh minh họa
Theo WebMD, nhiều người thắc mắc có cần nhịn đói trước khi thử máu. Thực tế, chỉ một số test đặc trưng mới cần nhịn ăn trước khi thử máu để tránh ảnh hưởng kết quả, bao gồm:
- Mỡ máu, đặc biệt là hàm lượng Triglyceride và LDL cholesterol.
- Kiểm tra chức năng hoạt động gan, thận.
- Lượng sắt trong máu.
Video đang HOT
Nhịn đói như thế nào trước khi thử máu? Thường thời gian nhịn ăn là 8-12 giờ, tức ăn tối khoảng 19-20h, sau đó nhịn tới sáng đi làm xét nghiệm máu. Có thể uống nước lọc. Nước không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu và được chấp nhận khi phải nhịn ăn. Tránh sử dụng thực phẩm có chất kích thích như rượu, trà, cà phê, nước trái cây, nhai kẹo su. Những thức uống này thúc đẩy quá trình tiêu hóa và có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
Tránh tập thể dục bởi cũng ảnh hưởng đến yếu tố tiêu hóa và kết quả xét nghiệm. Nếu bạn lỡ ăn hoặc uống trong thời gian cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm do quá đói hoặc do nhầm giờ, thì cần nói chuyện với bác sĩ và dời lịch hẹn xét nghiệm máu.
Theo Vnexpress
Vụ sảy thai sau uống thuốc đẩy dịch ứ: Bệnh viện sẽ kiện người bệnh?
Sau khi tái khám tại Bệnh viện FV, bệnh nhân tiếp tục đưa thông tin về việc bị Ban giám đốc Bệnh viện xúc phạm tại phòng khám. Trong cuộc tiếp xúc báo chí, phía bệnh viện nhiều lần đề cập đến ý định sẽ kiện người bệnh để bảo vệ "cái đúng" của mình.
Bệnh nhân "tố" bị Ban giám đốc FV xúc phạm
Căng thẳng giữa người bệnh và phía Bệnh viện FV trong bài viết: "Sảy thai vì bác sĩ cho uống thuốc đẩy dịch ứ trong lòng tử cung" tiếp tục "leo thang".
Thông tin mới nhất từ facebook của bệnh nhân M.Ch. chia sẻ: "Đúng lịch hẹn của FV, ngày 25/6 tôi quay lại tái khám. Sau sự thăm khám ân cần, chu đáo của bác sĩ Trưởng khoa Sản, tôi gặp lại ê-kíp gây ra sự cố mấy ngày trước. Dằn lại nỗi đau, tôi vẫn hợp tác với họ vì tôi nghĩ bác sĩ cũng là con người, mà con người ai chẳng có lúc nhầm lẫn"...
Hình trên trang cá nhân với đề nghị làm rõ 2 đại diện bệnh viện đã xúc phạm vợ chồng bệnh nhân
Chị M.Ch. viết tiếp: "Bác sĩ trưởng khoa sau khi xem xét rất kỹ và thông báo với tôi rằng, kết quả không tốt lắm và đề nghị tôi phải chụp MRI, thử máu lại để có thể đánh giá bệnh kỹ hơn. Trong tâm trạng lo lắng và căng thẳng thì bỗng nhiên Ban Giám đốc FV gồm 1 ông Tây và 1 phụ nữ người Việt đường đột đẩy cửa bước vào. Không 1 lời hỏi thăm, ông tây lên giọng giận dữ và khẳng định sẽ thưa tôi ra tòa án vì "cố tình vu khống bác sĩ điều trị..."
Bệnh nhân cho biết thêm: "Chồng tôi nói, chúng tôi đến đây để điều trị, trong khi cô ấy bị như vậy, ông có thể nói chuyện này với tôi vào lúc khác không?" Nhưng họ vẫn cố gắng nói tiếp, cắt ngang cả buổi thăm khám. Họ không ngừng xúc phạm chúng tôi bằng những lời lẽ khó nghe. Dù chưa thực hiện hết chu trình khám, khuyến cáo của trưởng khoa nhưng không thể chấp nhận việc đối xử với bệnh nhân như vậy, chồng tôi đã dìu tôi ra về với tâm trạng hoàn toàn thất vọng về cách đối xử được gọi là y đức ở đây".
"Khi ra đến thang máy, đuối sức vì không có xe lăn và quá sốc trước sự việc, tôi đã ngất xỉu và được ê-kíp mang trở lại Khoa sản. Tỉnh dậy, tôi đã bật khóc và nhất định phải rời thật nhanh, đi ra khỏi FV dù ekip vẫn muốn giữ tôi lại vì sẽ không tốt cho sức khỏe của tôi lúc này"...
Có thai hay không có thai?
Từ những thông tin được bệnh nhân phản ánh, trong buổi tiếp xúc báo chí chiều 26/6, trước câu hỏi của phóng viên Báo Dân trí về việc có hay không sự việc "1 ông Tây và 1 phụ nữ người Việt buông lời lẽ căng thẳng với người bệnh trong phòng khám của bệnh viện? BS Jean - Marcel Guillon, Tổng giám đốc bệnh viện và bà Nguyễn Thị Lệ Thu, Giám đốc Tiếp thị và Phát triển Kinh doanh của bệnh viện không phủ nhận sự vụ này.
Bệnh viện FV cho rằng dù thai lưu hay tụ dịch trong lòng tử cung thì chỉ định điều trị vẫn đúng
Lý giải cho cho việc tồn tại 2 chẩn đoán trái ngược nhau có thai và không có thai trên cùng một bệnh nhân diễn ra cùng ngày tại Bệnh viện FV, BS Jean - Marcel Guillon cho biết: "Bệnh nhân vào viện trong tình trạng bị rong kinh nhiều ngày. Trên siêu âm bác sĩ chỉ thấy bị tụ dịch, không thấy túi thai, test nhanh que thử thai cho kết quả âm tính, độ chính xác của que thử khoảng 95% đến 97%".
Cũng theo ông: "Đôi khi sẽ có những xét nghiệm, chẩn đoán kết hợp cho người bệnh nếu cần thiết. Trong trường hợp này không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân có thai ngoài tử cung hoặc dấu hiệu có thai nên không cần phải thực hiện các kiểm tra khác. Việc phát hiện các chỉ số có thai thì thai đã bị lưu, bắt buộc phải bỏ nếu không sẽ rất nguy hiểm... Thuốc (Misoprostol Stada 200mg) bệnh nhân được bác sĩ kê toa có tác dụng tạo cơn co tử cung để tống xuất tụ dịch trong lòng tử cung ra ngoài. Trong sản khoa, thuốc được sử dụng phá thai đối với những trường hợp bỏ thai sớm".
Người đứng đầu Bệnh viện FV cho biết thêm: "Bệnh viện đã thành lập hội đồng y khoa, mời những chuyên gia hàng đầu để xem xét cụ thể ca bệnh trên. Hội đồng y khoa kết luận, việc tiếp nhận, chẩn đoán cho người bệnh là đúng, chỉ định điều trị đúng".
Bệnh viện sẽ kiện người bệnh?
Trả lời câu hỏi của phóng viên Dân trí về việc "bệnh viện sẽ kiện bệnh nhân?" BS Jean - Marcel Guillon cho hay: "Cách viết của người bệnh khiến mọi người hiểu trời ơi kinh khủng quá, bác sĩ đã giết chết bào thai của tôi và bệnh nhân vừa phải đối mặt với cái chết. Nhưng trên thực tế không phải như vậy, những chia sẻ cá nhân của bệnh nhân diễn ra 1 ngày sau khi xuất viện".
BS Jean - Marcel Guillon không che giấu ý định sẽ khởi kiện bệnh nhân
"Trước khi xuất viện, BS đã giải thích thai của bệnh nhân bị hư và hư trước khi vào viện nhưng ngày hôm sau bệnh nhân vẫn đăng những thông tin, để câu chuyện trên trang cá nhân trở nên nhiều tình tiết đã viết sai sự thật. Thực tế, khi tới bệnh viện vẫn tỉnh táo. Khi bệnh nhân được thông báo kết quả dương tính, bệnh nhân không khóc. Chỉ số hồng cầu cũng ở mức bình thường không phải một ca bệnh cấp cứu do sốc vì thiếu máu" - người đứng đầu Bệnh viện FV bức xúc.
Bà Nguyễn Thị Lệ Thu cho rằng: "Những thông tin sai sự thật của người bệnh xuất phát từ việc bệnh nhân yêu cầu bỏ thông tin sử dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp sau quan hệ tình dục cách đó khoảng 4 tuần dẫn tới bị ra máu rỉ rả nhưng không được bác sĩ chấp thuận vì đây là dữ kiện lâm sàng liên quan đến tình trạng bệnh".
BS Jean - Marcel Guillon khẳng định: "Luật nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức đưa những thông tin bóp méo sự thật để bôi nhọ tổ chức cá nhân khác. Tổ chức, cá nhân bị bôi nhọ có quyền khởi kiện. Bệnh viện không muốn chia sẻ thông tin cho người ngoài và công chúng, nhưng đây là tình huống bất khả kháng bởi bệnh nhân đã chia sẻ những thông tin sai sự thật, bất lợi cho bệnh viện. Chúng tôi có quyền tự vệ để bảo vệ uy tín của toàn bệnh viện và niềm tin của người bệnh".
Vân Sơn
Theo Dân trí
7 món canh bổ dưỡng, tăng sức đề kháng cho cơ thể nên ăn mỗi ngày Những món canh đơn giản, dễ làm những tác dụng của nó mang lại cho cơ thể là hết sức bất ngờ 1. Canh bầu nấu nghêu Nghêu giàu phốt pho, protein, vitamin A, C, sắt, kẽm... rất có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt chính vì lượng sắt trong nghêu nhiều hơn cả thịt bò nên rất bổ máu, thích hợp cho...