Cô bé khiếm thính từng khiến khán giả khóc hết nước mắt trong quảng cáo Tết nay “lột xác” khó nhận ra
Nhiều năm trước, khán giả Việt khắp nơi đã không khỏi thổn thức trước đoạn TVC cảm động ngày Tết với diễn xuất của cô bé diễn viên nhí khiếm thính.
Năm 2013, một đoạn quảng cáo mùa Tết đã thu hút sự chú ý đặc biệt với khẩu hiệu “Về nhà đón Tết – Gia đình trên hết”, nhờ vào nội dung nhân văn và sâu sắc. Trong phần nội dung, quảng cáo kể về một cô bé khiếm thính tràn đầy niềm vui, háo hức chờ đón bố về nhà để cùng nhau chào đón Tết. Tuy nhiên, do bận rộn với công việc, bố của cô bé không thể về nhà như dự định. Sự vắng mặt của người bố khiến cô bé trở nên buồn bã.
Trong đêm giao thừa, cô bé vẫn kiên nhẫn ngóng chờ bố trở về. Đến khi không ai ngờ tới, người bố xuất hiện đột ngột, mang theo niềm vui và hạnh phúc. Cả gia đình hòa mình trong không khí ấm áp và hạnh phúc, chào đón một năm mới tràn ngập niềm hạnh phúc và tình thân.
Với diễn xuất tự nhiên, cô bé này đã làm xúc động không ít khán giả ngay từ thời điểm quảng cáo được phát hành. Cô bé khi đó đã thành công trong việc thu hút và ghi điểm trong lòng khán giả. Đáng chú ý, nữ diễn viên chính trong quảng cáo này là Đào Lương Trúc Anh, sinh năm 2004, đến từ Thành phố Hồ Chí Minh. Bản thân Trúc Anh ngoài đời cũng không may khiếm thính kể từ khi mới sinh.
Trúc Anh trong quảng cáo năm xưa
Video đang HOT
Trước khi tham gia đóng quảng cáo này, Trúc Anh đang theo học tại một trường đặc biệt dành cho trẻ khiếm thính. Trong một lần đạo diễn tình cờ ghé thăm trường để tìm kiếm diễn viên nhí cho dự án quảng cáo, ông đã phát hiện Trúc Anh và ngay lập tức quyết định chọn cô bé.
Sau khi tham gia đóng quảng cáo đó , Trúc Anh nhận được nhiều lời mời tham gia trong lĩnh vực nghệ thuật. Tuy nhiên, do điều kiện sức khỏe của mình, cô đã phải từ chối tất cả những cơ hội đó. Mặc dù vậy, cho đến hiện tại, Trúc Anh vẫn lưu giữ những kỷ niệm đẹp từ những cảnh quay đã “gây bão” nhiều năm trước.
Trúc Anh hiện tại đã “lột xác” ngoạn mục
Đã 11 năm trôi qua, Trúc Anh hiện là một thiếu nữ xinh xắn và đáng yêu, phản ánh đúng với lứa tuổi của mình. Sau vài năm học tại trường chuyên biệt, Trúc Anh đã chuyển đến học tại Trường Việt Mỹ VASS (TP.HCM). Cô giờ đây có khả năng hoà nhập tốt với bạn bè và đạt được học lực khá trên trường. Hơn nữa, khả năng nghe nói của Trúc Anh đã có sự cải thiện đáng kể sau khi cô được gia đình hỗ trợ phẫu thuật đeo tai ốc.
Theo đuổi Youtube vì đam mê, chàng trai thất nghiệp thu về chục tỷ đồng mỗi năm
Seth Fowler có 1,1 triệu người đăng ký theo dõi các bài đánh giá giày thể thao của anh ấy trên YouTube.
Nhờ tài trợ và doanh thu quảng cáo, Fowler đã thu về 485.000 USD vào năm ngoái từ YouTube.
Sau khi học thiết kế ở trường đại học, vào năm 2016, Seth Fowler đã đưa kiến thức chuyên môn của mình lên YouTube bằng các bài đánh giá về giày sneaker. Anh ấy nói trong các video của mình về chất lượng của một đôi giày, chất liệu, sự thoải mái, mức giá, kích cỡ,...
Vào năm 2018, sau khi bị sa thải và thất nghiệp, Seth Fowler tập trung toàn bộ thời gian vào đam mê của bản thân. Thời điểm đó, kênh của anh có khoảng 150.000 người đăng ký và đến tháng 11 năm ngoái, con số trên đã tăng lên 1 triệu.
Kênh YouTube hiện có 1,1 triệu người đăng ký, mang về tổng doanh thu khoảng 485.000 USD từ các hợp đồng quảng cáo và tài trợ vào năm ngoái. Nhưng Fowler không chỉ gắn bó với YouTube - đế chế kinh doanh mới chớm nở của anh còn bao gồm doanh số bán hàng trên nền tảng mua sắm trực tiếp Whatnot và công ty may mặc của riêng anh.
Fowler đồng sáng lập Athcry vào năm 2020 với mong muốn "tạo ra những đôi tất tốt nhất từ trước đến nay". Trong năm 2022, hãng đạt khoảng 900.000 USD doanh thu. Nền tảng Whatnot, SneakerCon và Takout NY cũng giúp Fowler kiếm thêm hơn 100.000 USD. Năm nay, anh sẽ tái đầu tư số tiền đó vào công ty thay vì nhận tiền lương. Người trong cuộc xác nhận rằng Athcry vào năm 2023 có doanh thu gần 800.000 USD cho đến nay.
Kiếm tiền từ tình yêu dành cho giày thể thao
Anh ấy đã từng tính phí quảng cáo rất rẻ, chỉ 200 USD cho mỗi quảng cáo dù anh ấy nhận được khoảng 30.000 lượt xem mỗi video. Các YouTuber về giày thể thao khác đã nói với anh ấy rằng mức giá có thể tăng lên vài nghìn USD. Giờ đây, với lượng khán giả lớn hơn, anh thường kiếm được từ 5.000 đến 10.000 USD cho một lần quảng cáo.
Phần lớn doanh thu YouTube của Fowler đến từ quảng cáo - ước tính trong năm 2022 mang lại khoảng 292.500 USD. Tính đến đầu năm nay, anh chàng đã kiếm được khoảng 178.500 USD từ quảng cáo trên YouTube.
Giáng sinh luôn là khoảng thời gian quan trọng - thời điểm người tiêu dùng mạnh tay chi lớn cho quần áo và đồ dùng. Chỉ riêng tháng 9 năm 2022, Seth Fowler đã kiếm được 38.000 USD.
Marketing
Athcry tập trung thực hiện chiến dịch marketing thông qua quảng cáo trên Facebook và Google. Hãng cũng cố gắng tiếp cận các nhà bán lẻ và hợp tác với nhiều KOLs hơn. Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí, nhất là đối với một doanh nghiệp nhỏ lẻ như của Fowler. Dẫu vậy, việc tiếp thị thông qua những người sáng tạo nội dung mới có thể giúp thương hiệu tiếp cận đúng những tệp khách hàng thực sự yêu thích giày thể thao.
Được biết, Seth Fowler có mối quan hệ thân thiết với rất nhiều thương hiệu lớn, trong đó có Jordan. Những đôi giày của các hãng nổi tiếng như Vans, Puma, Converse, Nike,... cũng được anh review tỉ mỉ và rất chân thực.
Những lần CĐM rúng động vì nội dung độc hại trên TikTok, không thiếu 'phốt' từ các TikToker nổi tiếng Có thể nói, TikTok là một trong số những nền tảng phổ biến nhất hiện nay song cũng ẩn chứa nhiều mối nguy hại tới người dùng nếu không được kiểm duyệt một cách kỹ lưỡng. TikTok không chỉ phổ biến tại thị trường Việt Nam mà còn trên quy mô toàn cầu. TikTok đã trở thành ứng dụng di động được tải...