Cô bé ‘hạt tiêu’ không đầu hàng trước số phận
Không may sinh ra với thân hình nhỏ bé, nhưng Linh lại có ý chí, thông minh, lanh lẹ. Em vừa học vừa làm nhiều thứ kiếm thêm thu nhập phụ bà và mẹ.
Về Thôn Nam, xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình hỏi cô bé Trần Thị Ngọc Linh có lẽ ai cũng biết. Ở xã này, mọi người đã quá quen thuộc với hình ảnh cô bé Linh loắt choắt, hôm nào cũng chạy đôn chạy đáo khắp làng để tìm người mẹ bị tâm thần. Còn nói về cuộc đời của Linh thì có lẽ ai khi nghe đến cũng không khỏi xót xa. Gần chục năm nay, Linh sống với bà ngoại và mẹ trong căn nhà nhỏ do bà con trong xóm thương tình xây cho.
Mẹ Linh bị bệnh tâm thần, thiểu năng trí tuệ từ nhỏ, lớn lên thường đi lang thang khắp trong xóm ngoài làng. Trong một lần lang bạt ra ngoại tỉnh, cô bị kẻ xấu lợi dụng và sau đó là sinh ra Linh. Hồi Linh ra đời, cảnh nhà rất khó khăn. Bà ngoại Linh đã ngoài 70 tuổi. Bà đã chịu đựng biết bao cảnh đắng cay vì con không được minh mẫn, lại còn bị mang tiếng chửa hoang.
Bà kể, lúc linh ra đời không lâu, mẹ của em vẫn bệnh cũ đày đọa, lang thang đó đây. Bà vừa làm bà vừa làm mẹ. Linh sinh ra được có hơn một cân, ốm yếu như con mèo hen và hay quấy khóc đòi mẹ. Bà cắn răng làm lụng nuôi mẹ con Linh khôn lớn. Nhà chỉ trông vào gần ba sào ruộng cấy. Bà giờ cũng già yếu, ruộng vườn mùa được mùa không nên bữa đói bữa no.
Cũng thật may là ông trời không bao giờ lấy đi của ai tất cả. Cô bé Linh lớn lên trong éo le, nhưng lại có một ý chí phi thường, thông minh, lanh lẹ và hiếu thảo với đấng sinh thành. Nhiều khi Linh bị bạn bè trêu chọc vì có mẹ tâm thần, nhưng em không hề ấm ức hay oán giận mà càng thương mẹ nhiều hơn. Chiều nào cũng thế, em chạy khắp xóm để dỗ mẹ về tắm rửa, ăn cơm, không một tiếng than thở, cáu giận. Bác hàng xóm đùa với tôi: “Nhiều khi không biết cái Linh là con hay là mẹ của bà tâm thần này nữa…”. Có lần, mẹ Linh lang thang ra tận thành phố Thái Bình, em phải đạp xe hơn ba mươi cây số, hỏi han đủ mọi người để tìm mẹ về.
Dù bé loắt choắt và đen nhẻm nhưng Linh rắn rỏi và chứng chạc so với tuổi lên tám. Em không bao giờ la cà với chúng bạn, mà cứ hết giờ học là lại về thẳng nhà giúp bà dọn dẹp nhà cửa, cho lợn, gà ăn, nấu cơm và chơi với mẹ. Lúc rảnh, em nhận tranh thêu chữ thập về tranh thủ làm kiếm thêm thu nhập. Tháng nào em chịu khó cũng kiếm được hơn trăm nghìn mua gạo và sách vở, đồ dùng. Em còn khoe hè năm nay em đã biết đi cấy cùng bà rồi. Bà khen em khéo tay lắm.
Linh cũng rất thích được đi học. Em bảo đi học rất vui và không nghĩ ngợi chuyện buồn của gia đình nữa. Ở lớp, em rất siêng năng học bài và luôn được thầy cô giáo khen ngợi về sự chăm chỉ, hoạt bát và thông minh. Năm nào em cũng được nhà trường tuyên dương về nghị lực vượt khó và thành tích học tập tốt ở tất cả các môn. Em đặc biệt học giỏi môn toán và tiếng Việt. Em hay được cô giáo chọn làm mẫu cho các bạn học tập. Ở nhà, em cũng thường dạy mẹ cách làm tính, viết chữ. Nhờ thế, mẹ Linh cũng bớt đi lang thang, tình cảm hai mẹ con cũng gắn bó hơn. Có lẽ cũng vì thế mà ước mơ làm cô giáo đã hình thành trong Linh. Em mơ sau này được đứng trên bục giảng để truyền kiến thức cho học sinh.
Video đang HOT
Tạm biệt cô bé ‘hạt tiêu’ không đầu hàng nghịch cảnh. Mong rằng em sẽ luôn lạc quan và theo đuổi ước mơ của mình.
Theo VNE
Các bạn không thể đầu hàng số phận một cách tiêu cực như thế?
Mỗi người đàn ông phải cố gắng chiến đấu tới cùng cho lẽ phải để bảo vệ mình và gia đình chứ không thể đầu hàng số phận một cách tiêu cực như vậy có phải không hỡi những người tự hào là "phái mạnh"?
Suốt đêm qua tôi không ngủ được, tôi cứ day dứt đi tìm câu trả lời về 2 bức thư tuyệt mệnh của 2 người đàn ông trước khi họ quyên sinh bằng cách đau lòng nhất: Tự sát! Khi đọc những thông tin báo chí về hai vụ việc đau xót này, tôi không cầm được nước mắt, không phải vì tôi là một nhà thơ mà vì tôi đơn giản chỉ là một người bình thường không cho phép mình vô cảm trước nỗi đau của con người hôm nay.
Thứ nhất là bức thư dài trên Facebook của ông N.V.L, Tổng giám đốc một tập đoàn ở Hải Phòng nhắn nhủ vợ "Hãy quý trọng những gì đang có, hãy nhân ái với người xung quanh" trước khi buông mình rơi từ tầng 19 xuống đất đêm 6/11/2015.
Theo thông tin báo chí, ông L. được cho là đã viết bức thư có tựa đề "Tặng vợ thương" trên Facebook cá nhân với lời tâm sự: "Khi chúng ở bên ta, hãy biết quý trọng và nâng niu. Khi chúng mất đi, ta cũng đừng quá nuối tiếc. Hãy chấp nhận sự ra đi đó như một điều hiển nhiên phải có. Không có gì ở lại với ta mãi mãi. Hãy sống nhân ái với những người xung quanh ta.Cuộc đời này rất ngắn ngủi, hãy bỏ qua những giận hờn, ghen tức, những tranh chấp hơn thua, để sống một cuộc sống nhẹ nhàng và thanh thản nhất có thể. Hãy dành cho con những điều tốt đẹp nhất hơn bất cứ ai khác trong cuộc đời của chúng ta".
Những dòng trạng thái trên facebook mà vị Tổng giám đốc gửi vợ mình trước khi tự tử. Ảnh: Facebook nhân vật.
Đọc những tâm sự nói trên của ông L, tôi thấy trào dâng trong mình một niềm tiếc thương xa xót với câu hỏi day dứt đặt ra: Tại sao một người đàn ông yêu thương vợ, con như vậy và thấm thía, thấu hiểu lẽ đời như thế lại chọn cách tự sát khi buông mình từ tầng 19 xuống đất? Phải chăng bạn (xin phép được gọi người vừa quyên sinh là bạn!) đã chọn cách ra đi đau lòng nhất (đối với những người thân và bạn bè) để chứng tỏ một điều gì đang còn ẩn khuất chăng?
Tôi nghĩ có thể bạn đã sai lầm lớn, một sai lầm không có cơ hội sửa chữa được vì cái chết không phải là cách giải quyết tốt nhất đối với một ẩn ức lớn, một đổ vỡ lớn, một bất bình lớn...trong cuộc đời đầy thăng trầm của mỗi con người trên thế gian này.
Tôi không lý giải được vì sao, một người đàn ông có đủ nghị lực, trí tuệ và sự yêu thương vợ con lại chọn cách ra đi đau lòng như thế. Không có lẽ bạn lại đầu hàng số phận một cách dễ dàng như vậy? Nhưng dù sao, tôi cũng nghiêng mình kính trọng và thương tiếc bạn, một người đàn ông đã viết những dòng thư cuối cùng trên Facbook thấm đẫm tình yêu vợ con và đầy tính nhân văn.
Một trang trong bức thư tuyệt mệnh của ông H. trước khi đầu độc vợ con và treo cổ tự sát. Ảnh: vntinnhanh.
Bức thư thứ hai tôi muốn nói đến là bức thư liên quan đến cái chết bi thảm và đầy ẩn ức của 4 người trong một gia đình tại thành phố Thanh Hóa ngày 1/11/2015 mà thông tin báo chí ban đầu cho biết đây là một vụ tự sát (?). Bức thư này bước đầu được cho là của ông N.L.H (45 tuổi) đã treo cổ tự sát trong ngôi nhà của mình bên cạnh thi thể của vợ là bà T.T.N (42 tuổi) cùng hai con trai là N.D.T (23 tuổi) và N.Q.N (12 tuổi).
Nhìn bức ảnh đầy hạnh phúc trước đó chụp 4 thành viên gia đình ông N.L.H trong một ngày đẹp trời, tôi thấy tim mình quặn thắt một nỗi đau: Tại sao N.L.H lại có thể dùng thuốc ngủ liều cao để đầu độc vợ con mình trước khi tự treo cổ trong vụ tự sát cả gia đình mình như vậy?
Bức thư tuyệt mệnh dài 7 trang giấy cùng đoạn băng ghi âm mà N.L.H để lại, bước đầu cho ta thấy nguyên nhân của vụ tự sát kinh hoàng này bắt đầu từ việc ông N.L.H bị một người khác lừa đảo trong việc góp vốn "chạy dự án" với số tiền lên tới 27,6 tỷ đồng mà ông N.L.H phải đi vay mượn, đưa cho ông kia để chạy dự án với số tiền ông N.L.H phải trả lãi hàng năm từ 4 - 5 tỷ đồng.
Một tờ báo đưa tin, trong bức thư tuyệt mệnh này, ông N.L.H trăn trở: "Tôi không còn nghị lực để sống trong cõi đời này, vì vô cùng nhục nhã không còn mặt mũi nào để nhìn thiên hạ và người đời nữa. Già thế này mà vẫn bị cho vào tròng, bị lừa. Bây giờ nó trở mặt quay ngoắt 180 độ, áp lực công việc tồn đọng, dở dang. Khối lượng các công trình nợ thuế, nợ vay trong và ngoài tất cả là do tôi không biết tính toán, u mê nghe nó nịnh nọt, nói ngon nói ngọt, chổng mông đi vay tiền để đưa cho nó. Bây giờ nó quỵt không chịu ký giấy nhận nợ, thất thoát giật mình tỉnh lại thì quá muộn. Lãi mẹ đẻ lãi con, một năm trả lãi hết 4 đến 5 tỷ...".
Cuối lá thư, ông N.L.H tạ lỗi với trời đất, đức Phật, tổ tiên, gia đình: "Con xin lạy trời đất hãy bỏ qua tội lỗi của con vì con đã tước đoạt mạng sống của vợ con con để họ phải đi theo con xuống âm phủ. Vì có ở lại có sống cũng không bằng chết, làm sao mà sống được với dư luận, nhục nhã, ê chề. Vậy con xin trời đất, Phật pháp hãy bỏ qua để gia đình con được sống với nhau kiếp sau. Con xin lỗi, xin gia tiên, tiền tổ hai dòng họ Ngô Đình và dòng họ Trần Văn. Con xin lỗi mợ, mẹ, các anh chị, các em để gia đình con được ra đi thanh thản được hầu hạ gia tiên hai dòng họ. Xin được hỏa táng quy nhà con vào...".
Đọc bức thư tuyệt mệnh của ông N.L.H ở TP.Thanh Hóa, tôi bất chợt liên hệ với bức thư tuyệt mệnh của ông N.V.L ở TP.Hải Phòng. Cũng là tự sát, nhưng một người đàn ông chọn cách ra đi đau đớn một mình và để lại bức thư tràn đầy tình yêu thương cho vợ con, một người thì lại chọn cách tiêu cực hơn nhiều là bắt vợ con cùng đi theo khi đáng lẽ ra, anh ta phải tự mình làm rõ vụ việc lừa đảo "chạy dự án" kia để đưa ra ánh sáng dư luận và pháp luật.
Cả hai vụ việc chấn động dư luận này vẫn đang được các cơ quan điều tra làm rõ sự thật của những dòng thư tuyệt mệnh kia, và sự thật về những cái chết đau lòng đang còn là nghi vấn.
Tôi thấy mình không có quyền phán xét sự lựa chọn đau lòng của hai người đàn ông nói trên bởi chính họ mới là người đau khổ nhất khi tìm cách rời bỏ thế gian này bằng cách đau thương như vậy. Nhưng tôi chợt nghĩ rằng, trong cuộc đời đầy gian truân, khổ ải và nhiều thử thách này, mỗi người đàn ông chúng ta phải cố gắng hết mình để trở thành một "hiệp sĩ" hoặc là môt "đấu sĩ" thực sự, với tinh thần chiến đấu tới cùng để bảo vệ lẽ phải, sự công bằng đối với bản thân mình, gia đình mình và những đồng loại xung quanh ta. Chúng ta không thể đầu hàng số phận một cách tiêu cực như vậy, có phải không hỡi những người đàn ông đang tự hào cho mình là người của "phái mạnh"?
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến
Theo_Người Đưa Tin
Những điểm giống nhau kỳ lạ về số phận của Wanbi Tuấn Anh - Minh Thuận Wanbi Tuấn Anh Minh Thuận là hai ca sĩ tài hoa nhưng đều qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo khiến người hâm mộ không khỏi xót xa, thương tiếc. Wanbi Tuấn Anh - Minh Thuận: Hai ca sĩ trẻ tài hoa nhưng đều mắc bệnh hiểm nghèo Wanbi Tuấn Anh sinh ngày 9/1/1987. Mặc dù gia đình không theo truyền thống nghệ...