Cô bé ‘hạt tiêu’ cao 70cm đậu ĐH Sư Phạm
Không sở hữu thân hình lành lặn như bạn bè nhưng cô bạn nhỏ nhắn Trương Thị Thương (sinh năm 1989, thường trú tại xã Đại Hồng, Đại Lộc, Quảng Nam) lại may mắn có được đầu óc nhanh nhạy, thông minh…
Nghị lực mạnh mẽ của cô bé “hạt tiêu”
Thông tin cô bạn Trương Thị Thương được đặc cách vào thẳng trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng khiến không ít người ở xóm ven sông Thu Bồn ngạc nhiên. Cả vùng quê xưa nay yên tĩnh bỗng dưng trở nên ồn ào, xôm tụ. Từ ngày nhận được thông tin của ban giám hiệu ĐH Đà Nẵng, không chỉ gia đình Thương mà bà con hàng xóm như cũng hòa chung với niềm vui của gia đình.
Thương sinh năm 1989, nay năm đã tròn 22 tuổi nhưng do ảnh hưởng di chứng chất độc da cam, cô bạn chỉ cao 70cm và nặng chưa đến 30kg. Mọi sinh hoạt phụ thuộc hoàn toàn vào bố, mẹ, người thân trong gia đình. Những năm cấp 1, khi kinh tế gia đình còn chật vật, việc học tập của Thương gián đoạn trong suốt ba năm liền. Sau này, khi mọi chuyện đã đi vào quỹ đạo và có tiến triển, bố mẹ Thương mới có thể sắp xếp thay nhau đèo cô bạn ngày hai buổi đến trường. Hơn mười hai năm trời, thời gian đủ dài để khắc sâu vào tâm trí cô bạn những kỉ niệm, kí ức vui buồn.
Thương bên cúp lưu niệm của tỉnh đoàn Quảng Nam.
Trong suốt quá trình học tập, Thương đều đạt học lực khá giỏi và nhận nhiều bằng khen, giấy khen của nhà trường, các cấp đoàn. Thương còn là một trong hai gương mặt đại diện của huyện đoàn Đại Lộc trong lễ trao danh hiệu Thanh niên xuất sắc tỉnh Quảng Nam năm 2006.
Video đang HOT
Cầm xấp giấy khen dày cộp của con, anh Trương Công Bảy hồ hởi: “Thương được cái học giỏi, chịu khó nên bạn bè thầy cô quý mến tạo điều kiện học tập. Đợt trước, giấy khen của nó cứ nói là treo đầy tường nhà nhưng do đợt lũ lớn năm vừa rồi, gia đình không cất giữ cẩn thận nên để trôi gần hết”. Bố của Thương – anh Bảy cũng là người đồng hành cùng con suốt ba năm cấp ba, vượt hơn bốn cây số đường bộ để ngày ngày đưa cô bạn đến trường.
Chia sẻ về ước mơ của mình, Thương nhỏ nhẹ: “Mình đam mê vi tính và mong muốn có thể trở thành một lập trình viên tài giỏi để sau này có thể tự lo cho bản thân, phụ giúp ba mẹ nuôi các em ăn học”. Hỏi vui Thương thích nghe thể loại nhạc gì thì cô bạn cười tươi: “Mình thích nghe nhạc của ba, của mẹ. Những bài nhạc nhẹ, sâu lắng, ý nghĩa!”.
Niềm vui cũ chưa đi, nỗi lo mới đã tới
Niềm vui được đặc cách vào thẳng đại học đến chưa lâu, nỗi lo về điều kiện ăn ở học tập của Thương đã ập đến. Với vai trò lao động chính của gia đình, mẹ Thương ngoài việc đồng áng còn mở thêm quán giải khát tại nhà, ngày đắt khách thu nhập cao thì có đồng ra đồng vào gần một trăm nghìn. Thương đi lại không được, giờ đậu đại học xa nhà biết tìm ai lo cho cô bạn?
Mẹ Thương bên hàng chè “nuôi” cả nhà
Mẹ Thương – chị Huệ thở dài: “Tôi bị bệnh nặng mấy năm nay nhưng thương con ham học nên chủ yếu dồn hết tiền của vào cho nó chẳng màng chi đến thân mình. Giờ con đậu đại học chẳng biết kiếm tiền đâu ra để lo, sợ con bé biết lại tủi thân nên cũng chẳng dám kêu ca, than vãn”. Cũng theo chị Huệ, hai vợ chồng đã thống nhất với nhau để chị cùng Thương thuê một phòng trọ ngoài Đà Nẵng, sáng chị cùng Thương lên lớp rồi tranh thủ tìm việc làm thêm, trang trải cơm canh qua ngày. Cuộc sống gia đình đã khó khăn, chật vật nay còn túng thiếu hơn.
Bố của Thương vừa mừng vừa lo: “Vậy là mười hai năm đèn sách, con bé cũng vào được đại học rồi”.
Nói về nguyện vọng hiện tại của mình, Thương cho biết: “Mình mong có một chiếc máy tính mới để phục vụ cho việc học sắp tới. Máy tính để bàn được mấy cô chú hảo tâm tặng giờ hỏng rồi, không tài nào khởi động được”. Thương còn nói thêm “Mình sẽ cố gắng học thật giỏi”.
Theo BĐVN
Nữ sinh khiếm thị duy nhất thi đại học
Được đặc cách, tuyển thẳng vào ĐH Bách Khoa Hà Nội nhưng Yến vẫn tiếp tục dự thi khoa Tiếng Anh, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với mong muốn chứng tỏ được năng lực của bản thân.
Mùa tuyển sinh năm nay, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội có 3 thí sinh khiếm thị thi vào trường: một em ở Hà Nội, một ở Hoà Bình và một ở Hà Nam (trường hợp của Yến).
Không giống như hai thí sinh nam còn lại, trường hợp của Cao Thị Yến (học sinh Trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội) quê Phủ Lý, Hà Nam đã được thông báo trước nên nhà trường đã bố trí giám thị, kĩ thuật và phòng riêng ngay từ sớm để làm bài thi trên chữ nổi Braille.
Yến (ngoài cùng bên phải) trong buổi làm thủ tục dự thi vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Số phận không may khi cả gia đình Yến 6 người con thì chỉ có em bị khiếm thị do di chứng từ người cha, từng đi bộ đội, bị nhiễm chất độc da cam.
Sinh ra em vẫn bình thường như bao đứa trẻ khác, mãi cho đến khi lên 3, sau cơn sốt dài Yến mới hoàn toàn mất đi khả năng cảm nhận ánh sáng. Bố Yến cũng bị tâm thần vì ảnh hưởng của di chứng.
Gia đình Yến 8 người chỉ trông vào mấy sào ruộng cùng đôi vai quanh năm gánh gồng, chạy chợ của mẹ em. Được theo học Trường Nguyễn Đình Chiểu rồi sau đó là Trường THPT Trần Nhân Tông ở Hà Nội là may mắn, quyết tâm và cả những nỗ lực không ngừng của Yến.
Mẹ Yến đã từng ôm con mà khóc khi cô con gái nhỏ đòi mẹ cho đi học lớp học ở trường dành cho học sinh khiếm thị (Trường Nguyễn Đình Chiểu) sau khi con học hết lớp chữ nổi của tỉnh Nam Định: "Con ơi nhà ta nghèo lắm, lấy đâu tiền cho con đi học đây".
"Con xin mẹ, dù phải nhịn ăn, nhịn đói chứ đừng bắt con nghỉ học" - Cô bé nhỏ nước mắt giàn giụa. Rồi mẹ cũng "xuôi" trước sự cương quyết của con. Thật may khi em được trường miễn gần hết các khoản đóng góp. Lên cấp III, Yến cùng một số bạn khác may mắn được Trường THPT Trần Nhân Tông, một trong số rất ít những trường THPT trên địa bàn thủ đô nhận vào học.
Được ĐH Bách khoa Hà Nội đặc cách, tuyển thẳng nhưng Yến vẫn quyết tâm thi vào khoa Tiếng Anh, ĐH Sư phạm Hà Nội với mong muốn được thể hiện sức mình. Trước và cả khi sau thi, Yến chỉ khiêm tốn: "Vì em sợ nói trước bước không qua. Em sẽ cố gắng hết sức. Trở thành cô giáo dạy tiếng Anh cũng là mơ ước của em".
Theo VNN
Đi cấp cứu trong giờ thi Lịch sử Tại Hội đồng thi ĐH Công đoàn, thông tin từ Hiệu trưởng Dương Văn Sao cho biết, trrong buổi chiều, trường không có thí sinh nào vi phạm quy chế, nhưng đã có 1 trường hợp bị ốm nặng, phải đi cấp cứu. Thông tin từ các hội đồng tuyển sinh, buổi chiều nay số lượng thí sinh bỏ thi không nhiều. Ảnh:...