Cô bé côi cút tự kiếm tiền ăn học
Cha bỏ đi khi em chưa lọt lòng, lên lớp 4 mẹ lại đi tìm hạnh phúc riêng, chỉ còn mình em sống neo nhờ trong “căn nhà” tuềnh toàng chưa đầy 5m2 tại góc vườn của người bác dâu. Ngần ấy năm qua, em kiên cường sống, tự kiếm tiền nuôi mình ăn học.
Cô bé giàu nghị lực ấy là Nguyễn Thị Hoài, học sinh lớp 9A5, Trường THCS Thanh Cao, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Côi cút từ thủa ấu thơ
Đến xóm Ải, thôn Thượng Thanh, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội thăm Hoài, chúng tôi thấy cô bé đóng chặt cửa một tay cầm vở học bài, một tay cầm mảnh bìa các tông để xua đi cái nắng nóng như đổ lửa giữa trưa hè tháng sáu. Cũng thật may mắn cho chúng tôi vì nếu vào ngày mưa sẽ chẳng có chỗ mà ngồi.
Hoài trong “căn nhà” tuềnh toàng.
Hoài ngậm ngùi kể cho chúng tôi nghe về tuổi thơ đầy bi đát của mình: Bố đi với người đàn bà khác khi em còn chưa ra đời. Một mình mẹ Hoài đã phải vất vả, cực nhọc mang nặng đẻ đau, Hoài ra đời ốm đau quặt quẹo. Khi chưa biết chữ, Hoài đã phải chăn trâu cắt cỏ. Hoài vừa tròn 10 tuổi, mẹ lại đi lấy chồng. Ngày ấy cũng là ngày Hoài bắt đầu cuộc sống tự lập.
Căn phòng Hoài ở chỉ đủ kê một tấm phản gỗ ọp ẹp làm giường, một chiếc tủ cũ kỹ, một chiếc bàn gỗ tồi tàn để lấy chỗ học bài. Căn phòng chật chội ấy cũng là chỗ Hoài nấu ăn luôn.
Hoài tâm sự: “Cũng may cho em vì khi 4 tuổi đã phụ mẹ khâu mũ, lên 6 tuổi em đã biết làm nón, chính vì thế em có thể tự kiếm tiền cho mình để trang trải cho cuộc sống hàng ngày và mua sách vở đồ dùng học tập”.
Video đang HOT
Những bữa ăn của cô bé thật đơn giản, chỉ có rau và đậu. Dường như Hoài đã quen với những khắc khổ trong cuộc sống nên trông em có vẻ già hơn tuổi của mình. Cô Nguyễn Thị Tiền – bác dâu của Hoài cho biết: “Cháu nó hay mặc cảm và xấu hổ mỗi khi có ai tới thăm, em nó không muốn mọi người thấy cuộc sống của mình nên thường tránh mặt”.
Mỗi khi trời mưa, Hoài lại buồn nhớ về những kỷ niệm trong căn nhà rách, hai mẹ con ướt như chuột lột, nước mắt cứ thế lại rơi. Hoài không trách mẹ, cũng chẳng chẳng dám trách cha. Em chỉ buồn vì số phận mình nó thế.
Vất vả mưu sinh vẫn học giỏi
Ngoài thời gian học tập trên lớp, cứ lúc nào rảnh là Hoài lại quay sợi, đập giấy, làm hàng mã để tăng thêm thu nhập. Thời gian nghỉ hè, mỗi ngày Hoài làm cật lực được khoảng 2 cái nón, trừ chi phí đi cũng được khoảng chục ngàn.
Để có nguyên liệu làm nón, em phải đạp xe 7 cây số xuống chợ Chuông mua nguyên liệu, đến chợ phiên em lại đạp xe xuống Chuông để bán cho người buôn nón.
Cuộc sống của Hoài chẳng có lúc nào rảnh cả, hết làm nón, quay sợi, lại học bài, em cũng chẳng dám nghĩ đến chuyện vui chơi. Mỗi khi ôn thi cuối kỳ em thường thức đến sáng.
Vật vã lo miếng cơm manh áo nuôi mình vậy mà Hoài đã có 7/9 năm đạt danh hiệu học sinh giỏi, hai năm đạt học sinh tiên tiến. Năm nay, Hoài cũng đạt học sinh giỏi với số điểm trung bình 8,3. Trong các môn Hoài học giỏi Hóa nhất (9,5 phẩy), điểm tổng kết môn Lý là 8,7, Toán là 8,5.
Hoài cũng rất thích đọc báo Hoa học trò, nhưng em chỉ dám tranh thủ mượn bạn đọc trên lớp. Thời gian về nhà còn nhiều việc khác phải làm.
Hoài ấp ủ ao ước thật “trẻ con”: “Sau này sẽ làm tiếp viên hàng không để được đi máy bay, được ngắm nhìn bầu trời để quên đi cuộc sống dưới đất”. Cũng vì thế mà Hoài đang cố gắng ôn thi thật tốt để có thể thi đỗ vào Trường THPT Thanh Oai B.
Đôi lúc Hoài vẫn nghĩ không biết mình có thể tiếp tục bước trên con đường học tập được nữa hay không.
Thỉnh thoảng, em cũng lo “vì cuộc sống ngày càng khó khăn, không biết mình có đi hết được quãng đường học vấn hay không nữa. Nhưng em luôn tin tưởng rằng sự cố gắng của mình sẽ đem đến sự thành công. Niềm vui mỗi khi đạt thành tích cao trong học tập sẽ giúp em giúp em tiếp tục vững bước trên con đường đầy khó khăn và trở ngại”.
Chia tay cô học trò nhỏ đầy nghị lực, chúng tôi không khỏi trăn trở: liệu rằng con đường đến đích ước mơ của em còn quá xa vời?
Theo dân trí
Cô bạn "9,6"
Kỉ lục mới của Trường THPT Phú Nhuận, TPHCM đã được bạn Lê Thị Bích Ngà (lớp 10A1) ghi rất "hoành tráng". Bích Ngà là học sinh có điểm số trung bình cả năm cao nhất từ trước đến nay: 9,6!
Lê Thị Bích Ngà có điểm số trung bình cả năm là 9,6.
1. Căn phòng rộng hơn chục mét vuông, vừa chật, vừa nóng trong một con hẻm nhỏ phường Thạnh Xuân, Q.12, là nơi hai mẹ con Ngà dựa vào nhau mà sống từ bao nhiêu năm qua. Ba mẹ chia tay nhau lúc Ngà còn nhỏ xíu. Cuộc sống cơ cực ở vùng quê Hòa Thành (Tây Ninh) buộc mẹ phải ẵm Ngà (khi ấy mới lên 3) về thành phố mưu sinh. Được một người quen cho mượn nhà ở tạm, mẹ đã làm đủ thứ nghề để nuôi Ngà. Buôn bán hột gà, bán vé số, làm thuê...
Bây giờ, mẹ đang đi giúp việc nhà cho các gia đình trong xóm với thu nhập trên dưới một triệu đồng. Phân nửa số đó được dành để trả tiền thuê nhà nên cuộc sống lúc nào cũng bấp bênh, đến mức có bệnh mà mẹ cũng không dám đi khám...
Lúc đầu mẹ chỉ định cho Ngà học hết lớp 5 để biết chữ. Không ngờ, năm nào bạn cũng mang danh hiệu học sinh giỏi về khiến mẹ chạnh lòng. Làm sao nỡ buộc Ngà nghỉ học, mẹ chỉ còn biết làm việc gấp mấy lần để lo cho con...
2. Nhìn thấy hết mọi hi sinh của mẹ, Ngà không dám làm bất cứ điều gì khiến mẹ buồn. Có lần, nghe người ta xúi mẹ cho nghỉ học, bạn nài nỉ: "Mẹ ráng cho con học đi, chứ bán vé số sao đổi đời được hả mẹ?". 9 năm liền là học sinh giỏi, năm lớp 9, đoạt giải ba học sinh giỏi Toán cấp thành phố. Thi tuyển vào lớp 10, Ngà xếp thứ 15 trên tổng số 812 học sinh thi tuyển vào trường Phú Nhuận... Đó là tất cả những thành tích Ngà nỗ lực cho khát vọng đổi đời của mình.
Không chỉ vậy, điểm số của bạn bao giờ cũng cao "ngất ngưỡng". Môn thấp nhất là... 8,5, các môn còn lại chỉ nằm "hàng 9". Hỏi bí quyết học tập, cô bạn rụt rè: "Chắc là nhờ mình chăm". Dãy nhà trọ rất nhiều phòng nên đôi khi cũng ồn ào. Thường đến 9, 10 giờ tối, Ngà mới có được một không gian thật sự yên tĩnh để ngồi vào bàn và học miệt mài đến khuya. Đến 5g30 sáng đã lại lui cui dậy chuẩn bị đi một quãng đường mười mấy cây số để đến trường.
Thấy tôi e ngại "như vậy cũng không tốt cho sức khỏe đâu", cô bạn vội vàng "thanh minh": "Mình khó khăn thì phải ráng thôi mà!".
3. Nhìn cô bạn "ốc tiêu" lọt thỏm giữa bục nhận thưởng, trong lúc người mẹ ngồi bên dưới nước mắt rưng rưng nhưng vẫn không giấu được niềm tự hào, tôi lại tin rằng đó chính là cách hai mẹ con đã cùng nhau vượt qua những khó khăn để thay đổi số phận. Con luôn cố gắng học giỏi để bù đắp phần nào sự hi sinh của mẹ. Còn mẹ lặng lẽ đứng sau, gánh vác mọi nhọc nhằn để đổi lấy không chỉ một niềm vui đến lớp cho con...
Các thầy cô hướng dẫn Ngà chạy xe đạp điện - phần thưởng cho thành tích học tập của bạn.
Theo Mực Tím
Cậu học trò nghèo giành học bổng du học Mỹ Giành huy chương bạc cuộc thi Olympic Toán quốc tế 48 khi còn học lớp 12 Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, Nguyễn Xuân Chương không chỉ dừng lại ở đó. Cậu học trò nghèo đã nỗ lực giành học bổng toàn phần để du học Mỹ. Một năm học tại Mỹ đã trôi qua với bao vất vả và cố gắng, được nghỉ...