Cô bé 6 tuổi ở Phú Thọ suýt mất mạng chỉ vì nốt mụn nhỏ trên mặt
Thấy con gái có nốt phỏng nước trên mặt, cha mẹ tự ý bôi thuốc nhưng không ngờ bé dần sốt cao rồi rơi vào hôn mê.
Bé L.T.T.L. 6 tuổi, ở Phú Thọ được gia đình đưa đến BV đa khoa Hùng Vương khám trong tình trạng sốt cao, vùng mắt bị sưng, có nốt phỏng trên vùng mặt, đã được cha mẹ xử trí bôi thuốc tím tại nhà.
Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên chỉ 2 tiếng sau nhập viện, tình trạng của bé L. diễn tiến xấu rất nhanh khi chuyển sang kích thích, nói nhảm, nhịp thở nhanh, nhịp mạch nhanh, rơi vào hôn mê.
Cô bé nhanh chóng chuyển nặng sau khi nhập viện
Dù chưa có kết quả cấy máu nhưng các bác sĩ đã nhanh chóng hội chẩn, xử trí theo phác đồ chống sốc nhiễm khuẩn. Bệnh nhi được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực để chăm sóc đặc biệt, tuy nhiên trong 6 ngày đầu dùng thuốc vận mạch, kháng sinh liều cao, tình trạng bệnh nhi vẫn diễn biến phức tạp.
May mắn 10 ngày sau, tình trạng của bé L. cải thiện dần, được ra viện đúng sinh nhật tròn 6 tuổi.
Sốc nhiễm khuẩn là một cấp cứu trong truyền nhiễm, là tình trạng đáp ứng của toàn cơ thể với vi khuẩn gây bệnh dẫn đến tụt huyết áp đi đôi với triệu chứng suy chức năng của các cơ quan do thiếu tưới máu, thiếu oxy tổ chức mặc dù đã bù đủ khối lượng dịch tuần hoàn.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ bị tổn thương tế bào, tổn thương đa tạng dẫn tới tử vong. Hiện tỉ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn lên tới 40-70%
Vi rút và nấm là nguyên nhân gây sốc nhiễm khuẩn, trong đó phổ biến là do vi khuẩn. Biểu hiện của nhiễm khuẩn và sốc nhiễm khuẩn thường xảy ra trên các triệu chứng của bệnh lý có sẵn và của nhiễm khuẩn khởi phát ở người bệnh.
Video đang HOT
Hiệu quả của việc xử trí sốc nhiễm khuẩn phụ thuộc nhiều vào khả năng chẩn đoán sớm tình trạng sốc, phát hiện chính xác căn nguyên và tiên lượng được diễn biến sốc.
Điều trị sốc nhiễm khuẩn mang tính tổng hợp, bên cạnh việc điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh cần chú trọng đến các biện pháp hồi sức.
Minh Anh
Theo V ietnamnet
Phát hiện 2 chủng vi khuẩn kháng kháng sinh chết người mới trong máu bệnh nhân ở Trung Quốc
Các nhà khoa học lo ngại sự xuất hiện của các loài vi khuẩn kháng kháng sinh mới sẽ khiến nhiều ca bệnh nhiễm trùng chết người khó chữa hơn, với sự chậm trễ trong điều trị thường dẫn đến nhiễm trùng huyết.
Các nhà khoa học phát hiện hai bệnh nhân Trung Quốc đang mang các loài Enterobacteriaceae chưa được định danh không đáp ứng với penicillin hoặc kháng sinh nhóm cephalosporin trong phòng thí nghiệm.
Enterobacteriaceae tồn tại trong ruột và thường vô hại, tuy nhiên, chúng có thể gây viêm màng não nếu xâm nhập vào máu hoặc viêm phổi nếu xâm nhập vào phổi.
Các nhà khoa học lo ngại sự xuất hiện của các loài vi khuẩn kháng kháng sinh mới sẽ khiến nhiều ca bệnh nhiễm trùng chết người khó chữa hơn, với sự chậm trễ trong điều trị thường dẫn đến nhiễm trùng huyết.
Hai loài vi khuẩn Enterobacteriaceae kháng kháng sinh mới đã được phát hiện trong máu của bệnh nhân ở Trung Quốc. Các vi khuẩn này không đáp ứng với penicillin.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Tứ Xuyên, Thành Đô, đứng đầu là TS. Wenjing Wu, được đưa ra trong bối cảnh các lo ngại về kháng kháng sinh ngày càng tăng do tình trạng sử dụng thuốc bừa bãi đã biến những vi khuẩn từng vô hại thành siêu vi khuẩn.
Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo nếu không hành động ngay, thế giới sẽ bước vào kỷ nguyên "hậu kháng sinh".
Chỉ riêng ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 2 triệu người bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh, dẫn đến ít nhất 23.000 ca tử vong.
Viêm phổi, lao, lậu và nhiễm khuẩn salmonella nằm trong số những bệnh nhiễm trùng đang ngày càng trở nên khó điều trị.
Các vi khuẩn Enterobacter huaxiensis và Enterobacter chuandaensis đã được phát hiện trên hai bệnh nhân trong khi lấy máu xét nghiệm thường quy tại Bệnh viện Tây Trung Quốc.
Vi khuẩn được đặt tên theo khu vực được phát hiện và trường đại học đứng sau nghiên cứu.
Phân tích di truyền cho thấy chúng là những loài vi khuẩn "chưa từng được biết tới", các nhà khoa học viết trên tờ International Journal of Systematic and Evolutionary Microbiology.
Cùng với những khác biệt về ADN, các chủng mới được phát hiện cũng khác với các loài Enterobacteriaceae khác bởi khả năng giáng hóa một số loại đường và muối kali.
Cuộc khủng hoảng kháng kháng sinh
Thuốc kháng sinh đã bị sử dụng bừa bãi trong nhiều thập kỷ qua, thúc đẩy những vi khuẩn vô hại trở thành siêu vi khuẩn.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo nếu không bắt tay vào hành động, thế giới sẽ bước vào kỷ nguyên "hậu kháng sinh".
Những nhiễm trùng thông thường, như chlamydia, sẽ trở thành căn bệnh chết người nếu không có giải pháp ngay lập tức cho cuộc khủng hoảng đang gia tăng.
Vi khuẩn có thể trở nên kháng thuốc khi mọi người dùng thuốc kháng sinh không đúng liều hoặc sử dụng khi không cần thiết.
Giám đốc y tế Dame Sally Davies tuyên bố vào năm 2016 rằng mối đe dọa kháng kháng sinh cũng nghiêm trọng như khủng bố.
Số liệu ước tính các "siêu vi khuẩn" sẽ làm chết 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050, trong đó bệnh nhân không chống chịu được những vi khuẩn từng một thời vô hại.
Hiện nay mỗi năm có khoảng 700.000 người tử vong do nhiễm trùng kháng thuốc bao gồm lao (TB), HIV và sốt rét trên toàn thế giới.
Các chuyên gia đã nhiều lần nhắc lại về mối lo ngại rằng y học sẽ quay trở lại "thời kỳ đen tối" nếu kháng sinh bị mất hiệu quả trong những năm tới.
Ngoài việc các thuốc hiện có trở nên kém hiệu quả, chỉ có một hoặc hai loại kháng sinh mới được phát triển trong suốt 30 năm qua.
Vào tháng 9, WHO đã cảnh báo các loại thuốc kháng sinh đang "cạn kiệt" vì báo cáo cho thấy tình trạng "thiếu nghiêm trọng" các loại thuốc mới trong tiến trình phát triển.
Nếu không có thuốc kháng sinh, thì mổ đẻ, điều trị ung thư và thay khớp háng sẽ trở nên vô cùng "rủi ro", các chuyên gia cho biết.
Cẩm Tú
Theo DM
Kỳ lạ: Cấy 400 con giòi vào chân bị thương của người đàn ông để trị bệnh 400 con giòi được cấy vào vết thương của người đàn ông bị nhiễm trùng huyết do bọ cắn. Trong chuyến đi tình nguyện tại châu Phi vào tháng 12/2018, Matthew Blurton (46 tuổi, đến từ Doncaster, Yorkshire, Anh) đột nhiên có vết phồng rộp ở chân và lên cơn sốt. Vết thương khiến anh thấy đau đớn, không thể đứng lên hay...