Có bất thường từ giải Nhất học sinh thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia?
Một trong những giải nhất của cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2020-2021 được cho là có trùng lặp với dự án từng giành giải nhì năm 2019. Đáng chú ý, 2 dự án đều đến từ 1 trường học thuộc Sở GD-ĐT Ninh Bình.
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2020 – 2021 vừa diễn ra tại Thừa Thiên – Huế từ ngày 25-27/3.
Không lâu sau khi có kết quả cuộc thi, đã có ý kiến phản ánh về việc một trong số những dự án đạt giải Nhất của cuộc thi năm nay tương tự với một dự án từng tham gia cuộc thi này năm 2019.
Cụ thể, năm 2021, dự án “ Giường bệnh thông minh hỗ trợ cho người mất chức năng vận động tay chân sử dụng tại nhà” của nhóm học sinh Trường THPT Hoa Lư A, tỉnh Ninh Bình đạt giải Nhất.
Dự án “Giường bệnh thông minh hỗ trợ cho người mất chức năng vận động tay chân sử dụng tại nhà” của nhóm học sinh Trường THPT Hoa Lư A, tỉnh Ninh Bình đạt giải Nhất tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm 2021.
Video đang HOT
Trước đó, năm 2019, một đề tài tương tự có tên là “ Giường I.o.T hỗ trợ người mất khả năng vận động tay chân” của em Cao Nguyễn Hùng và Nguyễn Đình Nhật Tân (học sinh lớp 12A và 12G Trường THPT Hoa Lư A, Ninh Bình) đã giành giải Nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh Ninh Bình năm 2019, được chọn dự và giành giải Nhì trong cuộc thi KHKT cho học sinh trung học cấp quốc gia năm 2019.
Việc 2 dự án ở 2 năm nhưng có tên tương tự và cùng đến từ Trường THPT Hoa Lư A, Ninh Bình dẫn đến một số ý kiến nghi ngờ.
Sáng chế “Giường I.o.T hỗ trợ người mất khả năng vận động tay chân” của Cao Nguyễn Hùng và Nguyễn Đình Nhật (học sinh lớp 12A và 12G Trường THPT Hoa Lư A, Ninh Bình) được giới thiệu tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cách đây 2 năm. Ảnh: Dân trí.
Trao đổi với VietNamNet , ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) Thành cho biết, Ban chỉ đạo cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia đã nắm bắt được thông tin phản ánh và đã yêu cầu Sở GD-ĐT Ninh Bình rà soát, đối chiếu giải trình. Nếu xem xét thấy thực sự có sự trùng lặp thì Ban chỉ đạo kỳ thi sẽ ra quyết định hủy kết quả, giải thưởng mà dự án đạt được.
“Sở GD-ĐT Ninh Bình cũng đã báo cáo sơ bộ và Ban Chỉ đạo cuộc thi cũng đã yêu cầu giám khảo rà soát lại nội dung này”, ông Thành nói.
Báo cáo ban đầu của Sở GD-ĐT Ninh Bình cho hay đã có sự đối sánh và hai dự án hoàn toàn khác nhau, mặc dù tên gần giống nhau nhưng vấn đề được nghiên cứu, giải quyết là khác nhau.
“Khi chấm thi, ban giám khảo có thể chưa phát hiện được sự trùng lặp nếu có. Chưa kể, mỗi năm lại một ban giám khảo khác để đảm bảo tính công bằng, khách quan trong quá trình chấm. Song khi rà soát, nếu có trùng lặp thì sẽ phải xử lý, giống như đối với chuyện đạo văn”, ông Thành nói.
Về quy trình chấm thi, ông Thành khẳng định đã có mục rà soát sự trùng lặp của các đề tài và việc này cũng được ban giám khảo rà soát kỹ lưỡng.
“Trong quá trình rà soát, nếu có sự trùng lặp thì ban giám khảo phải báo cáo Ban Chỉ đạo nhưng chúng tôi không nhận được báo cáo nào của BGK về sự trùng lặp của dự án dự thi”, ông Thành nói.
Trường THPT chuyên Đại học Vinh đạt giải tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia
Giải thưởng có ý nghĩa quan trọng nhằm khích lệ phong trào sáng tạo khoa học kỹ thuật ở trong các nhà trường.
Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia dành cho học sinh phổ thông năm học 2020 - 2021 được tổ chức tại tỉnh Thừa Thiên Huế với sự tham gia của 69 đơn vị đến từ các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông trực thuộc các trường đại học trên cả nước.
Năm nay là năm thứ 5 Trường THPT chuyên Đại học Vinh tham dự cuộc thi này với 2 dự án thuộc về lĩnh vực hệ thống nhúng và lĩnh vực Robot, máy thông minh do các học sinh lớp 11 chuyên Tin thực hiện. Kết quả cả hai dự án đều được trao giải Tư.
Đoàn giáo viên và học sinh Trường THPT chuyên Đại học Vinh tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học tại Huế. Ảnh: PV
Đó là dự án Quản lý mức độ tham gia nhận thức dùng công nghệ sóng não: Ứng dụng trong nhà trường nhằm cải thiện kết quả học tập của học sinh Lê Đình Quốc và Bùi Tùng Lâm.
Dự án thứ 2 là Quản lý thiết bị dùng công nghệ sóng não: "Nghiên cứu áp dụng trong căn phòng bệnh nhân" của tác giả Nguyễn Thế Vinh và Phạm Bá Huy Hoàng.
Cả hai dự án đều do Tiến sỹ Đỗ Mai Trang và thạc sỹ Nguyễn Đức Toàn hướng dẫn.
Được biết, các đề tài liên quan đến sóng não - là những đề tài còn khá mới mẻ nhưng lại có tính ứng dụng thực tiễn cao. Trong đó, dự án của Nguyễn Thế Vinh và Phạm Bá Huy Hoàng là một đề tài nghiên cứu thử nghiệm nhằm tìm kiếm ứng dụng sóng não vào cuộc sống, cụ thể giúp cung cấp phương pháp mới để hỗ trợ cuộc sống của người bại liệt và người già.
Dự án xây dựng mô hình căn phòng cho người không có khả năng vận động mà chỉ dùng sóng não để thực hiện một số thao tác cơ bản như yêu cầu trợ giúp, bật bóng đèn, kéo rèm cửa.
Dự án còn lại của học sinh Lê Đình Quốc và Bùi Tùng Lâm trình bày một cách tiếp cận mới để đánh giá chất lượng bài giảng và đề xuất chiến lược chỉnh, cải tiến phương pháp truyền đạt của thầy cô nhằm giúp học sinh tiếp thu được bài ở mức hiệu quả nhất.
Phương pháp này cũng nhằm đánh giá mức độ tham gia tinh thần của người học tương ứng với một hình thức dạy học cụ thể hoặc dạy học tích hợp, đồng thời đề xuất sử dụng chỉ số tương tác để đánh giá chất lượng bài giảng.
Đây là lần đầu tiên học sinh Trường THPT chuyên Đại học Vinh giành giải thưởng ở cuộc thi này.
Khánh Hòa đạt 2 giải Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học Chiều 27-3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức lễ bế mạc Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2020 - 2021. Cuộc thi diễn ra từ ngày 25 đến 27-3 tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là năm thứ 9 Bộ GD-ĐT tổ chức cuộc thi này trên phạm vi...