‘Cò’ bảo hiểm ăn chặn tiền của người thất nghiệp: Kiên quyết không để tái diễn
Sau bài “Cò” bảo hiểm ăn chặn tiền của người thất nghiệp đăng trên Báo Thanh Niên số ra ngày 12.9, các cơ quan liên quan đã nhanh chóng vào cuộc xác minh, xử lý.
Chèo kéo người dân nộp hồ sơ thu tiền diễn ra từ lâu
Ngày 6.9, trả lời Thanh Niên, đại diện Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) Q.6 – TP.HCM (thuộc Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) thừa nhận việc nhân viên tiệm photo chèo kéo người dân vào nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp (TCTN), rồi thu tiền trái phép đã diễn ra từ nhiều năm nay. Phía BHTN chưa nhận được phản ánh của người dân liên quan việc bị mất hồ sơ hay bị “chặt chém” tiền phí khi nộp hồ sơ tại tiệm photo.
“Trung tâm có ý kiến gì trước thông tin người của tiệm photo khẳng định có “quen biết” với phía trung tâm, nên hồ sơ sẽ được giải quyết nhanh hơn?”, PV chất vấn. Đại diện BHTN khẳng định: “Họ làm tư nhân, cũng giống như “cò” ở bệnh viện thôi, không liên quan gì đến trung tâm cả. Nộp hồ sơ tại trung tâm thì hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi đã phản ánh tình trạng này đến UBND P.6 và UBND Q.6 rồi nhưng không hiểu sao chỗ đó vẫn hoạt động. Họ làm bên ngoài nên phía trung tâm không có thẩm quyền xử lý”.
Người dân mang giấy tờ vào tiệm photo để nộp hồ sơ nhận TCTN. Ảnh THANH NIÊN
Nhân viên của tiệm photo rất nhiều hồ sơ mỗi ngày, vậy số hồ sơ sẽ được gửi qua đường nào? Đại diện BHTN chỉ tay qua bàn nhân viên đang kiểm tra hồ sơ, nói họ sẽ chuyển đến trung tâm gián tiếp qua đường bưu điện.
Ngày 7.9, PV Thanh Niên phản ánh việc nhân viên của tiệm photo lôi kéo, thu 100.000 đồng phí nhận hồ sơ TCTN của người lao động (NLĐ) với ông Từ Vĩnh Thành, Chủ tịch UBND P.6 (Q.6). Ông Thành cho biết đã nắm rõ việc này, vì đã xuất hiện khoảng 2 năm trước, ông cũng tỏ ra bất ngờ khi việc này vẫn tái diễn. “Thu tiền NLĐ 100.000 đồng khi nhận hồ sơ là không được rồi. Tôi sẽ đề nghị công an phường phối hợp, kiểm tra xử lý ngay”, Chủ tịch UBND P.6 quả quyết.
Ngày 10.9, Chủ tịch UBND P.6 thông tin ông đã trực tiếp đến địa chỉ nhận hồ sơ, thu tiền người dân nói trên để kiểm tra. “Qua kiểm tra và làm việc với chủ tiệm photo thì đúng là có sự việc như phản ánh của PV Thanh Niên. Chính quyền địa phương đã yêu cầu chủ tiệm photo cam kết chấm dứt việc làm trên. Thời gian tới, chúng tôi sẽ phối hợp phía công an giám sát, kiên quyết không để tình trạng này tái diễn”, ông Thành thông tin.
Lập tổ công tác liên ngành kiểm tra
Ngày 12.9, Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Lê Văn Thinh cho biết sau khi có thông tin phản ánh của Báo Thanh Niên, đơn vị đã chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM kiểm tra báo cáo vụ việc. Đồng thời, yêu cầu các bên chức năng liên quan của Sở LĐ-TB-XH tiến hành xác minh và đề xuất biện pháp giải quyết phù hợp trong thời gian sớm nhất.
Video đang HOT
Chiều 12.9, đoàn làm việc gồm lãnh đạo Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, Thanh tra Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, Phòng Việc làm – An toàn lao động Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, đại diện Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03, Công an TP.HCM) và đại diện Công an P.6 (Q.6) đã có buổi làm việc với lãnh đạo UBND P.6, ông V.Đ.K (chủ tiệm photo) và Chi nhánh BHTN Q.6.
Tại buổi làm việc với đoàn, ông K. khẳng định mình chỉ photocopy hồ sơ gồm sổ bảo hiểm xã hội, quyết định chấm dứt hợp đồng lao động và CMND cho NLĐ, không thu phí 100.000 đồng của NLĐ và không biết sự việc diễn ra phía bên ngoài. Có những NLĐ không biết chữ thì ông K. viết giúp và tùy NLĐ cho thêm 5.000 hay 10.000 đồng….
Chi nhánh c Q.6 dán thông báo để người lao động cảnh giác. Ảnh LÊ TRỌNG
Tuy nhiên, bà Lê Thị Kiều Phượng, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, bày tỏ bức xúc về trường hợp mà Báo Thanh Niên phản ánh. Theo vị lãnh đạo, cách đây 6 năm sự việc này đã từng diễn ra. Cụ thể, ngày 17.8.2016, đơn vị đã có công văn gửi UBND P.6 và Công an P.6 (Q.6), nêu rõ rằng đầu tháng 8.2016, trung tâm tiếp nhận một số đơn khiếu nại của NLĐ đến đăng ký BHTN về việc cơ sở photo lấy danh nghĩa của trung tâm để hướng dẫn giải quyết chính sách BHTN cho NLĐ. Ngoài ra, tiệm photo còn thu phí, đi công chứng và chụp hình thẻ với mức giá cao.
Trung tâm đề nghị UBND P.6 và Công an P.6 (Q.6) xem xét, kiểm tra hoạt động của tiệm này để ngăn chặn hành vi trái quy định và tạo điều kiện cho NLĐ khi tới làm thủ tục. Về vấn đề này, theo lãnh đạo của trung tâm, vụ việc không được phản hồi giải quyết. Liên quan vấn đề này, chị Trần Nguyễn Bích Huyền, Trưởng chi nhánh BHTN Q.6, cho hay trước đây ghi nhận sự việc thông qua phản ánh của một số NLĐ. Phía chi nhánh đã có treo thông báo dọc lối đi từ đường Hồng Bàng vào trong chi nhánh nhưng cũng bị tháo bỏ. Ngoài ra, theo chị Huyền, khi chị và nhân viên công ty đăng thông tin cảnh báo trên Zalo thì lập tức có số điện thoại nhắn tin hăm dọa.
Liên quan vụ việc này, ông Từ Vĩnh Thành, Chủ tịch UBND P.6, cho hay đơn vị đã phối hợp với Công an P.6 tiếp tục kiểm tra đột xuất tại tiệm photo nói trên. “Từ phản ánh của Báo Thanh Niên, chúng tôi đã yêu cầu chủ tiệm photo (địa chỉ 743/6 Hồng Bàng) phải kinh doanh đúng theo giấy phép được cấp là photocopy; cam kết không tiếp tục làm dịch vụ về BHTN. Chúng tôi sẽ dán băng rôn trước tiệm photo, với nội dung tại đây chỉ photocopy, không hướng dẫn, làm dịch vụ BHTN. UBND phường sẽ tăng cường tuần tra, nếu tiếp tục vi phạm sẽ kiên quyết xử lý…”, ông Thành nói.
Trong khi đó, một lãnh đạo Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM thừa nhận trước đây Ban Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm TP đã nhận thông tin NLĐ phản ánh tiệm photo ở Q.6 thu 100.000 đồng phí dịch vụ như nội dung Báo Thanh Niên phản ánh, và cũng đã cử cán bộ xuống xác minh, làm rõ.
Trả lời Thanh Niên chiều 12.9, Chủ tịch UBND Q.6 Lê Thị Thanh Thảo cho biết đã giao công an quận xác minh, xử lý các trường hợp “cò” dắt mối, tự ý thu tiền người dân khi làm thủ tục nhận TCTN mà báo phản ánh. Đồng thời, giao Phòng LĐ-TB-XH báo cáo tình hình hoạt động của chi nhánh BHTN để có biện pháp chấn chỉnh. Trong khi đó, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho hay đã giao các phòng ban nắm lại cách thức hoạt động của các đối tượng mà báo phản ánh, không chỉ tại Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM và chi nhánh ở Q.6 mà còn ở các chi nhánh khác. Đối với chi nhánh ở Q.6, nguyên nhân một phần do trụ sở nằm khuất phía trong “cò” mới dám lộng hành. Về giải pháp, lãnh đạo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết sẽ nghiên cứu để đơn giản hóa thủ tục, đồng thời cử nhân viên hướng dẫn, hỗ trợ người dân viết đơn, cách thức nộp hồ sơ để không phải nhờ đến “cò”.
Tác động của lệnh trừng phạt với nền kinh tế Nga và kịch bản tiếp theo
Trong khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây vẫn chưa giúp chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine, chúng đang gây ra những tác động nghiêm trọng với người dân Nga.
Nga đang là quốc gia bị phương Tây áp đặt nhiều lệnh trừng phạt nhất thế giới. Ảnh: NYT
Theo đánh giá của Tiến sĩ Evgeny Gontmakher, từng giữ cương vị vụ trưởng trong Chính phủ Nga, Giáo sư tại Trường Kinh tế Cao cấp Đại học Nghiên cứu Quốc gia ở Moskva, vào tháng 3/2022, Nga trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất trên thế giới. Nước này phải chịu hơn 5.000 lệnh trừng phạt có mục tiêu khác nhau, nhiều hơn cả Iran, Venezuela, Myanmar và Cuba cộng lại.
Với 1.194 lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva, Mỹ là quốc gia đứng đầu về lệnh trừng phạt, tiếp theo là Canada (908) và Thụy Sĩ (824).
Trong số các hạn chế đối với lĩnh vực tài chính, đáng kể nhất là việc đóng băng một nửa số vàng và dự trữ ngoại hối của Nga được lưu trữ ở phương Tây - 300 tỷ USD. Một số quốc gia phương Tây đã đình chỉ dịch vụ của các chi nhánh ngân hàng Nga hoạt động trên lãnh thổ của họ và các ngân hàng hàng đầu của Nga đã bị ngắt kết nối khỏi hệ thống SWIFT.
Phương Tây cũng đang tiến tới lệnh cấm vận nhập khẩu tài nguyên khoáng sản từ Nga. Đến cuối năm 2022, Mỹ và hầu hết các nước châu Âu có thể sẽ ngừng mua dầu và than của Nga. Sự phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt của Nga cũng đang giảm dần.
Các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân cũng được áp dụng với giới lãnh đạo Nga đều bị nhắm mục tiêu, bắt đầu từ Tổng thống Vladimir Putin, các thành viên chính phủ và các nghị sĩ trong Quốc hội, cũng như hầu hết các doanh nhân lớn của Nga. Người đứng đầu các kênh truyền hình do nhà nước quản lý cũng bị áp lệnh trừng phạt.
Ngoài các biện pháp này, nhiều thành phần phi nhà nước cũng đang tẩy chay Nga. Ví dụ, hàng trăm công ty đã từ chối tiếp tục hoạt động tại nước này, bao gồm những gã khổng lồ như McDonald's, Coca-Cola, KFC, BP và Shell. Và xu hướng này vẫn tiếp diễn.
Tác động với nền kinh tế
Tổn thất rõ ràng nhất là trong lĩnh vực vận tải hàng không. Hàng không dân dụng Nga đang phải đối mặt với những lệnh cấm chưa từng có. Gần một nửa thế giới đóng cửa với các chuyến bay từ Nga. Bên cho thuê nước ngoài đã thu hồi máy bay của họ. Các công ty bảo hiểm từ nước ngoài đang chấm dứt hợp đồng. Các nhà sản xuất máy bay phương Tây không còn thực hiện bảo trì cho các máy bay do Nga sở hữu. Vào tháng 1/2022, các hãng hàng không Nga đã vận chuyển 8,1 triệu lượt khách; trong tháng 3, chỉ còn 5,2 triệu. Tại các sân bay lớn nhất, nhân viên được cho nghỉ việc các nhà ga đóng cửa.
Một lĩnh vực khác mà hiệu lực của các lệnh trừng phạt đã thể hiện rõ ràng là ngành công nghiệp ô tô. Hầu hết các nhà máy ô tô ở Nga đều sản xuất ô tô dưới nhãn hiệu nước ngoài hoặc sử dụng các linh kiện nước ngoài. Kết quả là trong tháng 4, chỉ có hai nhà máy lắp ráp ô tô hoạt động đầy đủ. Những đơn vị còn lại đều đã chuyển sang làm công việc bán thời gian hoặc ngừng hoạt động.
Sản xuất dầu của Nga cũng đã bắt đầu giảm. Vào tháng 4/2022, Nga đã giảm sản lượng gần 9% so với tháng 3.
Trong khi đó, lạm phát đang tăng mạnh. Chỉ trong tháng 3/2022, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 7,6% so với tháng 2. Theo một cuộc khảo sát của các chuyên gia do Ngân hàng Trung ương Nga thực hiện, lạm phát vào cuối năm 2022 dự kiến sẽ là 20%.
Ngân hàng trung ương của nước này cũng dự báo rằng nền kinh tế sẽ thực sự bắt đầu cảm thấy tác động của các lệnh trừng phạt vào cuối Quý II và trong Quý III năm nay. Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết vào tháng 4 rằng hiện nền kinh tế Nga có thể tạm thời ổn định bằng nguồn dự trữ, nhưng cuối cùng chúng sẽ cạn kiệt và sau đó dẫn đến chuyển đổi cơ cấu và "tìm kiếm các mô hình kinh doanh mới". Điều này có nghĩa là gì vẫn chưa thể dự đoán và phần lớn phụ thuộc vào tình hình quân sự ở Ukraine.
Biện pháp đối phó
Theo dữ liệu chính thức của Quý I/2022, thu nhập thực tế của người dân Nga giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, Chính phủ Nga đã ngừng công bố dữ liệu hàng tháng về thu nhập thực tế.
Kỳ vọng của người tiêu dùng cũng đã thay đổi đáng kể kể từ cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2022. Hơn một nửa số người Nga (65%) đã bị giảm thu nhập trong tháng 3, trong khi 64% giảm chi phí. Hơn một nửa số người được hỏi (66%) đang gặp khó khăn trong công việc.
Người dân Nga bị ảnh hưởng nặng nề do các lệnh trừng phạt, khiến giá thực phẩm leo thang. Ảnh: Gisreportsonline.com
Phần lớn (94%) người được hỏi cảm nhận được tác động do gia tăng giá, đặc biệt là đối với các sản phẩm và hàng hóa khác thuộc nhóm tiêu dùng cơ bản: quần áo và giày dép, thuốc men, đồ nội thất và hàng hóa cho trẻ em. Theo đa số (88%), tình hình kinh tế ngày càng trở nên tồi tệ, đặc biệt ảnh hưởng đến những người có thu nhập thấp.
Người Nga cho biết họ đã giảm chi tiêu trong các lĩnh vực sau: ăn uống - 64%, du lịch - 57%, giải trí (rạp chiếu phim, rạp hát) - 50%, sửa sang nhà cửa - 47% và nội thất - 46%. Họ cũng giảm chi tiêu cho các sở thích cá nhân, rượu, mỹ phẩm và thẩm mĩ. Chi tiêu cho mua sắm trang phục đã giảm 40% và mua hàng tạp hóa giảm 30%.
Theo số liệu chính thức, mức thất nghiệp vào tháng 3/2022 khá thấp: 4,1% theo phương pháp luận của Tổ chức Lao động Quốc tế. Giả sử rằng tình hình kinh tế ở Nga sẽ xấu đi do các lệnh trừng phạt được áp đặt, thì chỉ số này có thể sẽ tăng lên, nhưng chỉ ở mức độ nhẹ. Thị trường lao động Nga, khi bắt đầu gặp khó khăn về kinh tế, phản ứng không phải bằng cách sa thải nhân viên, mà bằng cách giảm lương hoặc giờ làm.
Điều này là do quan điểm của các nhà chức trách, vốn lo ngại tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh gây ra các cuộc biểu tình lan rộng. Phương pháp này nhằm giảm thu nhập của người lao động trong khi duy trì việc làm bán thời gian, như đã được sử dụng ở Nga vào những năm 1990, trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009 và phong tỏa vì đại dịch COVID-19 giai đoạn 2020-2021.
Các kịch bản tiếp theo
Theo kịch bản bi quan, xung đột sẽ tiếp tục trong vài tháng tới và phương Tây áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ, có thể một phần là lệnh cấm vận khí đốt. Điều này sẽ dẫn đến nguồn thu ngoại hối cho ngân sách Nga giảm mạnh và nhà nước sẽ gặp khó khăn lớn trong việc thực hiện các nghĩa vụ kinh tế và xã hội của mình. Mức sống của đại bộ phận người dân sẽ giảm đi đáng kể.
Trong một phiên bản ít bi quan hơn, các hoạt động quân sự sẽ sớm dẫn đến một thỏa thuận ngừng bắn. Trong kịch bản này, nền kinh tế sẽ chịu áp lực ít hơn.
Trong một kịch bản lạc quan, một hiệp ước hòa bình cùng có lợi giữa Ukraine và Nga có thể được ký kết. Nhưng để đạt được điều này, sẽ phải có những nhượng bộ lớn giữa hai nước. Khi đó, áp lực của các lệnh trừng phạt sẽ dần giảm bớt và nền kinh tế Nga có thể tiếp tục tăng trưởng và hoạt động bình thường.
Giáo sư Gontmakher cho rằng, kể từ tháng 5/2022, kịch bản thứ hai có nhiều khả năng xảy ra nhất.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản không đổi bất chấp dịch COVID-19 tái bùng phát Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản ngày 30/8 thông báo tỷ lệ thất nghiệp ở nước này trong tháng 7 vừa qua ở mức 2,6%, không thay đổi so với tháng 6, mặc dù dịch COVID-19 tái bùng phát dữ dội ở nước này. Một phố mua sắm ở Hyogo, Nhật Bản. Ảnh minh họa:...