Có bằng Đại học nhưng lương 10 triệu, cô gái trẻ đành “bỏ phố về làng”
Các bạn sinh viên mới ra trường hoặc đang chuẩn bị tốt nghiệp luôn phải đối mặt với vấn đề tìm được công việc và mức lương phù hợp để duy trì cuộc sống.
Tuy nhiên đôi khi, chính thu nhập từ công việc mà ngành học mang lại chẳng đáng là bao so với sự đắt đỏ ở Thủ đô.
Mức lương khởi đầu thấp khiến nhiều bạn trẻ bị đè nặng bởi áp lực “cơm, áo, gạo, tiền”. (Ảnh: Báo Tin tức)
Chia sẻ với Dân Trí, T.N.A (SN 1997, quê Hà Tĩnh) là sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã ra trường được gần 3 năm. Sau một thời gian nộp đơn phỏng vấn ở nhiều nơi, N.A được nhận vào làm ở một công ty chuyên về phần mềm giáo dục ở quận Thanh Xuân, Hà Nội. Mức lương khởi điểm mà cô gái trẻ nhận được là 5,5 triệu đồng/ tháng.
Sau vài năm đi làm, mức lương của N.A đã tăng từ 5,5 triệu đồng lên 10 triệu đồng/ tháng. (Ảnh: Dân Trí)
Trong khoảng 2 năm đầu, do sống cùng anh trai tại huyện ngoại thành nên N.A không mất tiền trọ. Cô chỉ cần góp 2 triệu đồng/tháng vào phí sinh hoạt chung, thêm 1 triệu đồng tiền xăng xe vì phải đi làm xa. Do đó, N.A đã tiết kiệm được số tiền lên đến 40 triệu đồng để tặng cho bản thân một chiếc xe ga mới.
Đến giữa năm 2022, để thuận tiện cho công việc, cô gái sinh năm 1997 quyết định dọn ra ở riêng. Thuê cùng một người bạn căn phòng trọ khoảng 12m2, N.A chỉ cần trả nửa tiền phòng là 1 triệu đồng/tháng, bao gồm tiền nước và tiền điện.
Ở cùng người thân trong gia đình là cách tiết kiệm đáng kể dành cho sinh viên mới ra trường. (Ảnh: Báo Tin tức)
Bên cạnh đó, các khoản tiền cá nhân như xăng xe, ăn uống, mua sắm hay đi chơi cùng bạn bè, tổng một tháng ít nhất N.A cũng phải tốn 5 triệu đồng/tháng. Số tiền dư còn lại, cô gái quê Hà Tĩnh sẽ dành để đi du lịch các tỉnh thành như Hải Phòng, Tràng An với hình thức tiết kiệm 1 năm 2 lần. Ngoài ra, có tháng N.A cũng gửi tiền về quê biếu bố mẹ.
Video đang HOT
Chưa hết, N.A có một khoản tích góp riêng của bản thân gồm 4 chỉ vàng. Đây là số tiền 25 triệu đồng mà mẹ N.A đã dành dụm sau mỗi lần con gái gửi về quê để đi mua vàng.
Tiền ăn mỗi tháng của N.A sẽ rơi vào khoảng 2 triệu đồng. (Ảnh: Dân Trí)
Tuy nhiên, với mức lương hiện tại 10 triệu đồng/tháng, N.A vẫn cảm thấy không có tương lai ở thủ đô. Bởi xét về lâu về dài, vật giá thì ngày càng leo tháng, nếu như có gia đình, số tiền này sẽ không mua được nhà hay còn dư để tích lũy.
Để có cuộc sống ổn định tại Hà Nội, mức lương 10 triệu đồng sẽ là không đủ để đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt. (Ảnh: Báo Giáo dục)
“Hiện tại, bạn bè tôi vẫn làm việc ở các thành phố khác nhau, chưa có ý định về quê. Về phần mình, tôi nhận thấy bản thân chưa biết cách quản lý tài chính nên sẽ khó bám trụ được ở Hà Nội. Với mức lương và cách chi tiêu hiện tại, tôi quyết định sẽ về quê”, N.A tâm sự với Dân Trí.
Cũng về vấn đề này, theo báo cáo Chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI) 2021, Hà Nội đang dẫn đầu cả nước về mức giá đắt đỏ với mốc điểm 100%. Thậm chí, nếu bạn có khoảng 2 tỷ đồng trong tay, việc mua nhà tại Thủ đô cũng không phải điều dễ dàng. Huống gì những người có thu nhập chỉ khoảng 10 triệu đồng như N.A.
Nhiều người đã chọn “bỏ phố về làng” để tiết kiệm chi phí. (Ảnh: Dân Trí)
Trao đổi với Dân Trí về vấn đề này, chuyên gia kinh tế PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên Học viện Tài chính, một gia đình 4 người ở Hà Nội một tháng sẽ phải chi tiêu ít nhất từ 20-30 triệu đồng. Vì vậy, nhiều người cảm thấy mệt mỏi khi bám trụ tại thủ đô là điều hoàn toàn bình thường.
“Mức chi tiêu thường rất vô cùng và tùy vào nhu cầu của từng gia đình. Nhưng nếu để nói sống đàng hoàng thì với mức lương đó ở Hà Nội là rất khó”, ông Đinh Trọng Thịnh cho biết.
Nhiều người cảm thấy không có tương lai khi cuộc sống ở Hà Nội ngày càng đắt đỏ. (Ảnh: VTC News)
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận bao quát sự việc, việc cải thiện cuộc sống cũng không phải là không có. Bởi hàng năm, thu nhập bình quân đầu người cũng sẽ tăng lên theo từng năm. Mỗi người vì thế cũng sẽ nhìn nhận và lên kế hoạch được cho mục tiêu, công việc mà bản thân mong muốn.
Ông Thịnh cũng nói thêm, việc tự nâng cao năng lực cũng là bước quan trọng các bạn trẻ cần cố gắng. Nếu chỉ trông chờ vào việc tăng lương theo định kỳ thì một bộ phận người lao động sẽ bị tụt lại so với mặt bằng xã hội.
Chủ động phát triển bản thân sẽ giúp người trẻ có nhiều cơ hội trong công việc. (Ảnh: VTV)
Vấn đề bám trụ lại các thành phố luôn là câu chuyện nóng hổi mỗi lần được đem ra để bàn luận bởi hầu hết chúng ta đều có thể từng thấy được bản thân loay hoay ở trong đó. Bạn nghĩ sao về câu chuyện này? Hãy để lại bình luận để YAN cùng biết nhé.
Thu thuế nhà đất thứ hai liệu có làm giá nhà đất "lên trời"?
Nhiều chuyên gia cho rằng cần giải bài toán một cách khôn khéo để hài hoà lợi ích của các bên, không làm cho giá nhà đất bị đẩy lên "trời" hoặc làm "tịt" thanh khoản khu vực đó.
Theo UBND TPHCM, hiện nay, nhiều cá nhân mua, bán BĐS với mục đích kiếm lời, đầu cơ nhưng vẫn thực hiện nghĩa vụ giống như cá nhân mua bất động sản để ở, dẫn đến thiếu công bằng xã hội. Để khắc phục tình trạng trên, TP.HCM đề xuất thu bổ sung đối với những cá nhân đăng ký quyền sở hữu, sử dụng BĐS mới khi đã sở hữu BĐS khác trước đó.
Ông Trần Khánh Quang, TGĐ Công ty BĐS Việt An Hòa cho rằng: thu thuế căn nhà thứ 2 là cần nhưng chỉ nên áp dụng khi cơ sở dữ liệu liên quan đến thị trường trở nên rõ ràng, đầy đủ và công bằng về giá trị:
Thứ nhất phải số hoá bất động sản, định danh bất động sản với một cá nhân. Nghĩa là nhà này ngang dài bao nhiêu, thuộc sở hữu của ai, có tất cả bao nhiêu. Thứ hai minh bạch về giá, phải cập nhật thường xuyên thì thu thuế bất động sản thứ 2 mới chính xác. Thứ ba là hạn mức, có việc 1 BĐS giá trị lớn có thể bằng 10 BĐS khác cộng lại. Thành ra khi làm phải có nền tảng ,minh bạch số liệu thì mới làm được
Khu vực trung tâm TP HCM, tháng 11/2022. Ảnh: Quỳnh Trần.VnExpress
Ngoài ra, khi nhà đất ở TP.HCM bị đánh thuế cao, phí trước bạ tăng thì dòng vốn sẽ chảy về các tỉnh lân cận. Như vậy mục đích chặn đầu cơ lẫn tăng thu cho thành phố vẫn chưa thể đảm bảo chắc chắn nhưng vô tình đẩy mức giá lên cao và chồng thêm khó khăn cho thị trường đang ảm đạm hiện nay. Để hạn chế điều đó, chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn cho rằng cần có khung pháp lý cơ sở để áp dụng trên toàn quốc:
Theo kinh nghiệm của tôi là ta cần chuẩn bị và có đạo luật để xác định lại các tiêu chuẩn, định nghĩa về bất động sản, giá trị trên bất động sản, như thế nào được quyền sở hữu, như thế nào phải chịu thuế. Tất cả các thứ đó ta phải có định nghĩa. Thứ hai là mức thuế thì TƯ đặt mức sàn và trần còn cụ thể thì nên để địa phương quyết định là vì TP HCM quá đông thì người ta đánh cao. Còn những nơi khác người ta cảm thấy muốn thu hút thì đánh thấp thôi.
Còn với việc tăng thu lệ phí trước bạ căn nhà thứ 2, ông Nguyễn Quốc Anh - Phó Tổng giám đốc batdongsan.com.vn nhận thấy đây vẫn là một trong những đề xuất đáng suy nghĩ, tuy nhiên cần có bài toán cụ thể hơn:
Một là nên tập trung hoặc chia nhỏ ra từng loại hình bất động sản. Hai là mức thuế làm sao cho phù hợp để dẩm bảo cân bằng giữa việc giúp cho thị trường sôi động và các nhà đầu tư có biên lợi nhuận nhất định; thứ 3 nữa là vẫn có sự định hướng về mặt hành vi phù hợp với định hướng của thị trường. Tôi nghĩ chúng ta không nên dựa trên cái cố định và cần dựa trên bài toán tổng thể và có những tính toán cụ thể hơn.
Và bên cạnh việc chống đầu cơ bất động sản, chúng ta cũng cần tính tới quyền được sở hữu tài sản của người dân, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Theo GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, phải tránh tình trạng vì thuế cao mà giấc mơ có một căn nhà để ở với người có thu nhập thấp xa vời vợi:
Phải phân mức độ chịu thuế, ai ở mức diện tích tối thiểu thì ko phải chịu thuế. Anh nào ở vượt mức tối thiểu trở lên thì sẽ phải chịu thuế. Thứ hai là phải đánh thuế theo giá trị đất đai. Và phải đánh thuế dựa trên cơ sở giá trị tăng lên giữa lần mua lần bán để đánh vào người đầu cơ thôi. Khi mà thu thuế phần chênh lệch kia rồi thì nó sẽ k còn tình trạng có tiền cứ bỏ ra mua chờ tăng giá để bán, vì tăng giá bán thì vẫn phải nộp thuế và không tăng giá thì mình mất tiền.
Có thể nói, đề xuất thu thuế căn nhà thứ 2 trở lên của TP Hồ Chí Minh để quản lý, điều tiết thị trường nhằm hạn chế việc đầu cơ bất động sản, không đưa nhà đất vào để ở là đúng. Tuy nhiên, thành phố cần xem xét nghiên cứu, tính toán kỹ mức thu, đối tượng thu phù hợp để tạo sự đồng thuận của người dân.
Hải Phòng: Sinh viên "ngã ngửa" khi phải nộp thêm 21 triệu đồng Nhiều sinh viên trường Đại học y Dược Hải Phòng "ngã ngửa" khi phải nộp thêm kinh phí đào tạo 21 triệu đồng/năm học. TP Hải Phòng đang vào cuộc kiểm tra Trường Đại học Y Dược Hải Phòng liên quan đến một số phản ánh của sinh viên. Trước đó, một số sinh viên Trường Đại học Y Dược Hải Phòng phản...