Cô bạn tật nguyền ham mê học chữ, vẽ tranh
Đã 20 tuổi, chưa một ngày được đến trường do nhà nghèo, bản thân Nguyễn Thị Hai lại bị tật nguyền. Bố mẹ đi làm ăn xa, Hai ở nhà với bà bội, nhưng với nghị lực của mình, cô bạn đã tự học và giờ đây đã học hết chương trình lớp 6.
Cô bạn “đáng nể” ấy là Nguyễn Thị Hai, sinh năm 1990, ở xóm 2, xã Thiệu Vân, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa. Hai là chị cả trong một gia đình có 3 chị em. Nhà nghèo, ngay từ khi mới chào đời, cả đôi tay và đôi chân Hai bị teo tóp, co quắp lại, cột sống cũng bị vẹo. Năm nay đã bước sang tuổi 20 mà trông Hai chỉ như một đứa trẻ mới lên mười. 20 năm nay, chưa một lần Hai được ra khỏi nhà.
Hai bò lê học chữ.
Học chữ để viết thư cho bố mẹ
Ở vùng quê nghèo xã Thiệu Vân, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa không ai là không biết đến Nguyễn Thị Hai với nỗ lực phi thường. Từ những ngày còn bé, nhìn các bạn cùng trang lứa tung tăng cắp sách đến trường, Hai đã thèm được đi học, được đọc sách, đọc truyện… Nhưng số phận nghiệt ngã đã khiến Hai không thực hiện được ước mơ của mình như các bạn.
Tay chân bị tật nguyền nhưng Hai viết chữ, trình bày rất đẹp.
Vì hoàn cảnh gia đình nghèo, bố mẹ Hai bôn ba khắp nơi mua bán phế liệu kiếm tiền. Hàng ngày, 3 chị em sống với bà nội đã già yếu, Hai được bà nội chăm sóc từ cái ăn, cái mặc cho đến việc tắm giặt. Tuy bản thân tật nguyền, nhưng Hai luôn ước mong được học con chữ.
Không được đến trường, thèm khát con chữ nên hàng ngày Hai tự mang giấy bút, sách vở ra miệt mài học và rồi nhờ chính nghị lực của mình, cô bạn đã biết đọc, biết viết, biết làm toán, vẽ tranh…
Đến trường là ước mơ của Hai.
Video đang HOT
Bố mẹ Hai đi làm ăn xa, hàng tháng gửi tiền về cho bà nuôi cháu, cứ đến mùa cấy hay gặt, họ mới tranh thủ về làm mùa và thăm con được ít ngày rồi lại vội vàng ra đi. Hiểu được hoàn cảnh của gia đình và bản thân nên Hai chỉ biết cam chịu.
Thương bố mẹ đi làm ăn xa vất vả, hàng ngày lại nhìn thấy các bạn cùng trang lứa được cắp sách đến trường, Hai đã thầm nhủ mình phải cố gắng học chữ để còn viết thư hỏi thăm bố mẹ. Thương bà nội, Hai quyết tâm học chữ để tự đọc những mẩu chuyện cổ tích và đọc sách cho bà nghe.
Học chữ, vẽ tranh với Hải không hề đơn giản chút nào, đôi tay Hai không thể cầm bút, cầm phấn bình thường, cô bạn phải cố chụm hai bàn tay lại, nắm cây bút, viên phấn vào giữa lòng bàn tay để viết những nét chữ, vẽ tranh một cách rất khó nhọc.
Đã có hàng chục bức tranh được Hai vẽ bằng chính đôi tay tật nguyền của mình.
Nhưng sau 10 năm nỗ lực không ngừng, rồi những nét chữ cũng dần ngay ngắn và đẹp hơn, đôi bàn tay và chân Hai cũng vì thế đã chai sạn đi vì những năm tháng tỳ xuống sàn nhà để tập viết chữ.
Hai tâm sự: “Thấy các bạn được đến trường, em buồn lắm vì mình không được như các bạn, em thương bà và bố mẹ vất vả vì em mà em lại không giúp được gì cả. Em muốn học chữ để viết thư cho bố mẹ và mắt bà kém rồi, bà không còn phải đọc truyện cho em nữa mà em tự đọc cho bà nghe. Em cũng ước mơ được làm cô giáo đi dạy nữa”.
Học từ những đứa em
Đêm nào cũng vậy, khi hai đứa em học bài là Hai lại ngồi gần lắng nghe và nhờ các em bày cho chị. Cứ thế, 3 chị em học bài cùng nhau. Hai nắm bắt rất nhanh, đến nay cô bạn không chỉ đọc thông, viết thạo, mà làm được cả Toán lớp 6, học cả tiếng Anh, em còn thể hiện được ước mơ của mình bằng những bức tranh với đủ sắc màu trong cuộc sống thường nhật của mình.
Hai ước mơ được làm cô giáo.
Bà Nguyễn Thị Mén – bà nội Hai tâm sự: “Tôi già rồi, sinh ra vốn đã không có chữ, mỗi lần nhìn con bé mà thấy thương cho nó lắm, suốt ngày chỉ ngồi một chỗ không đi lại được nên tôi cũng động viên cháu học lấy cái chữ cho đỡ thiệt thân. Nhiều hôm thấy nó bò lê ra học chữ trớt hết cả chân tay tôi cũng nóng ruột lắm. Thấy cháu học được chữ, biết đọc, viết nên nó cũng đỡ buồn hơn”.
Bà nội luôn ở bên cạnh động viên Hai.
Hàng ngày, mỗi khi bà nội đi làm, các em đến trường là Hai lại lấy giấy bút và phấn nằm ra giữa nhà học bài. Khổ luyện sau hơn 10 năm, những nét chữ nghệch ngoạc ngày nào giờ đã tròn đẹp hơn, những bức tranh vẽ cũng đa dạng, đầy ý nghĩa.
Không được đến trường, Hai đã thể hiện ước mơ của mình trên những trang giấy trắng. Hàng ngày cô bạn ngồi vẽ ngôi trường với mái ngói đỏ tươi, giữa sân trường các bạn học sinh đang đá cầu, nhảy dây thật nhộn nhịp, từng đoàn tàu lăn bánh đi xa, đi xa để lại những cột khói tỏa khắp các ngọn cây..
Nhìn Hai hàng ngày miệt mài bò lê giữa nhà học chữ, vẽ tranh mà ai thấy cũng phải cảm phục cho nghị lực của cô bạn. Vất vả, khổ luyện là thế nhưng Hai chỉ có ước mơ giản dị là biết đọc biết viết, biết vẽ tranh để thể hiện ước mơ trên trang giấy.
Theo dân trí
Cô bạn "văn võ song toàn" muốn đạt thủ khoa cả hai kỳ thi
Học văn giỏi nhờ khát vọng
Đội cơn mưa giông tầm tã, chúng tôi tìm đến nhà Nhung ở khối 3, thị trấn Hương Khê, Hà Tĩnh. Nhung đón khách trong căn phòng nhỏ bé vừa là phòng ngủ, vừa là góc học tập trên gác xép. Với Nhung, từ căn phòng này phóng mắt nhìn ra khoảng không trung bao la của "phố núi" có thể khám phá ra bao điều thú vị.
Hồng Nhung là học sinh lớp 12C1, Trường THPT Hương Khê, Hà Tĩnh. Cô bạn sinh năm 1992 trong một gia đình tiểu thương, mẹ buôn bán nhỏ ngoài chợ huyện, còn bố hiện giờ đau ốm, thường xuyên phải chạy chữa ngoài Hà Nội. Nhiều hôm mẹ phải bỏ chợ để lo cho bố khiến cho Nhung cũng thêm lo âu.
Trong hoàn cảnh đó, khát vọng vươn tới đỉnh cao Văn học của Nhung thêm cháy bóng. Đó là món quà mà em muốn tặng cho bố để vượt qua bệnh tật. "Từ cấp hai, mình đã đam mê văn học bởi vẻ đẹp và ý nghĩa đích thực của nó. Với mình, văn chương cũng như cuộc sống. Học Văn là học yêu cuộc sống từ những điều giản dị, bé nhỏ nhất. Viết Văn là để truyền tải cảm xúc bên trong của mình một cách bình dị, chân thành" - Nhung cho biết.
Hồng Nhung bên góc học tập để chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp PTTH.
Những năm tháng học tại mái trường THPT Hương Khê, niềm đam mê văn chương của Nhung được tôi luyện dưới sự dìu dắt của thầy Phan Quốc Thanh. Không giấu nổi cảm xúc về "thần tượng" của mình, Nhung nói: "Thầy Thanh là giáo viên chủ nhiệm mẫu mực, có một tâm hồn văn chương phong phú. Đặc biệt, cách truyền tải của thầy đã dẫn dắt mình mê say từng lời giảng. Mình đã học được ở thầy tư duy logic và khả năng cảm thụ văn chương...".
Không phụ công của thầy, trong các kỳ thi học sinh giỏi môn Văn cấp tỉnh, năm nào Nhung cũng đạt giải: lớp 10 đạt giải ba, lớp 11 và lớp 12 đạt giải nhì và đỉnh cao là giải nhì kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2010.
Hành trình đến với giải thưởng này với Nhung là một sự khổ luyện. Nhung chia sẻ: "Mình là học sinh trường không chuyên, đạt giải nhì cấp tỉnh được gọi vào đội tuyển quốc gia ôn luyện. Đó là một áp lực lớn đối với mình. Biến áp lực thành động lực, mình đã tận dụng tối đa quỹ thời gian có được để tích lũy kiến thức, rèn luyện kỹ năng và bản lĩnh tự tin cho kỳ thi mang tầm vóc quốc gia này."
Những ngày ôn thi ở thành phố Hà Tĩnh, Nhung phải xa nhà, thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, em tự lo liệu cho mình mọi thứ. Nhung tự nhủ phải ráng hết sức mang món quà đầy ý nghĩa về tặng bố.
Thương trò nuôi chí lớn, những ngày gần thi thầy Thanh đi xe máy gần 50km xuống TP để truyền đạt thêm kiến thức cho Nhung. Những lúc không xuống được để giảng giải trực tiếp, thầy lại trao đổi qua điện thoại. Có người thầy tâm huyết cùng đồng hành, Nhung như được tiếp thêm sức mạnh để vượt qua những áp lực.
Những nỗ lực không biết mệt mỏi đó đã giúp Nhung đạt được 15/20 điểm trong bài thi học sinh giỏi quốc gia.
Khi được hỏi về cảm xúc lúc biết tin đạt giải nhì, Nhung cho hay: "Đậu học sinh giỏi quốc gia là quá sức tưởng tượng của mình. Hạnh phúc nhất là khi mình thấy nụ cười của bố mẹ và thầy cô".
Đặt mục tiêu đậu thủ khoa cả hai kỳ thi
Không chỉ học giỏi Văn, Nhung còn là một lớp phó học tập năng động, học giỏi đều tất cả các môn. Bạn cũng tham gia hết mình các hoạt động, phong trào Đoàn, Hội do Đoàn trường tổ chức. Không có cuộc thi nào của Đoàn mà Nhung chịu bỏ cuộc và luôn "ẵm" về những giải thưởng làm rạng rỡ cho trường như: Giải nhất cuộc thi tìm hiểu "140 Đảng bộ, quê hương Hương Khê"; giải nhì cuộc thi "40 năm Ngã ba Đồng Lộc" và giải nhất cuộc thi "Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến và anh hùng" cấp huyện...
Những tấm bằng khen cho các giải thưởng văn học mà Hồng Nhung giành được.
Đặc biệt, cô chủ nhân giải nhì môn Văn quốc gia còn giỏi cả... võ. Trong kỳ thi lên đai môn võ Suzucho Kara Karatedo tại Huế tháng 9/2009, Nhung đã được cấp chứng thư chứng nhận xứng đáng với đẳng trật: đệ nhất đẳng huyền đai. Nhung cho hay: "Mình học võ là để rèn luyện thể chất và tinh thần, phòng thân chứ đâu dám đấm đá, so đo gì".
Hiện tại, Nhung đang tập trung ôn luyện cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH. Nhung đang phấn đấu đạt thủ khoa trong cả hai kỳ thi tốt nghiệp PTTH và thi vào Đại học Luật. Cô bạn cũng đặt mục tiêu trở thành một luật sư tài ba trong tương lai.
Theo dân trí
Học giỏi Tin học vì... mê phim hoạt hình Thái Công Khanh hiện là học sinh lớp 12 Tin, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ, Hà Nội. Sắp tới, Thái Công Khanh là một trong bốn đại diện của Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic quốc tế 2010 môn Tin học. Luôn tin tưởng vào chính mình Say mê những bộ phim hoạt hình 3D do Walt Disney và hãng Pixar sản...