Có ai nghe thấy người thầy đang kêu cứu?

Theo dõi VGT trên

Sau những câu chuyện buồn trong giáo dục thời gian qua, có khi nào chúng ta tự hỏi: phải chăng giáo viên đang thiếu trầm trọng những khóa đào tạo kỹ năng cũng như làm chủ cảm xúc của mình khi đứng lớp?

Có ai nghe thấy người thầy đang kêu cứu? - Hình 1

Tranh: Hữu Lộc

Tôi cũng là giáo viên và phải nói thật là có lúc tôi cũng “chết điếng” khi học sinh quậy phá. Nhưng tôi rút được kinh nghiệm: có lúc một lời phê bình hoặc roi vọt giúp con người ta trưởng thành, nhưng có không ít trường hợp bạo lực đã vô tình lấy cắp đi niềm tin của học trò vào thầy cô và vào chính học trò.

Trăm nghìn cách không có chỗ cho đòn roi

Cách đây 15, 16 năm, học sinh của tôi là những cô cậu 8X đời đầu. Ngày đó học sinh ngoan, ít cãi lời và tiếng nói của giáo viên khi đó cũng có trọng lượng hơn bây giờ nhiều. Tất nhiên cũng có những trường hợp cá biệt.

Những năm 2000, 2001, tôi chủ nhiệm lớp tổng hợp vì không chuyên khối nào cả, trong lớp cũng có những em là “đàn anh đàn chị” của trường. Có học sinh còn mang cả côn, dao trong cặp sách.

Có lần sau khi bị tôi nhắc nhở vì quậy phá lớp, em này nói: “Ở trong lớp em là người khác, ra khỏi trường em là người khác…”. Cơn giận dữ của tôi bùng lên khi nghe lời thách thức, bất cần của học trò. Nhưng rồi tôi cố kìm nén, bước ra ngoài hít một hơi dài…

Cậu học trò này ít khi đến lớp, nếu đến chủ yếu chỉ để ngủ hoặc quậy. Nhiều lần tôi gửi giấy mời về gia đình nhưng khi thì bác xe ôm, khi thì bà bán xôi đóng thế đến. Tôi bị ban giám hiệu khiển trách không ít lần, điểm thi đua của lớp rất bết bát và luôn nằm trong tốp cuối của trường.

Thú thật, chẳng một giáo viên nào vui và toàn tâm toàn ý đứng lớp khi ban giám hiệu liên tiếp nhắc nhở, phê bình. Trong khi đó, tôi lại không nhận được sự hợp tác của phụ huynh.

Tôi cũng cảm thấy áp lực, cũng buồn, cũng thất vọng và mệt mỏi. Có lúc tôi nghĩ tại sao mình lại đen đủi như vậy? Tại sao các thầy cô giáo khác may mắn thế?

Điều đáng nói, có những khi học trò đẩy mình vào chân tường và sự thật là tôi rất vất vả trong việc kiềm chế bản thân. Tôi cũng cố nghĩ đủ kiểu để “kìm hãm” học trò cá biệt nhưng đều thất bại. Cuối cùng, lớp phải “đánh” vào kinh tế theo sự góp ý của lớp trưởng, bằng cách phạt tiền theo kiểu “có bệnh thì vái tứ phương”.

Lớp tôi chủ nhiệm bắt đầu áp dụng “luật ngầm” như thế không ngờ có sự thay đổi. Tôi không cho rằng đó là biện pháp hữu hiệu, nhưng trong nhiều trường hợp để lớp có nề nếp thì phải thử các cách. Nhưng chắc chắn trong trăm nghìn cách rèn học trò không có chỗ cho đòn roi.

Video đang HOT

Có ai nghe thấy người thầy đang kêu cứu? - Hình 2

Trường học là nơi dạy yêu thương chứ không chỉ có điểm số. Trong ảnh: một thầy giáo ở huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi rửa tay cho học trò khi đến thăm nhà các em – Ảnh: TRẦN MAI

Những áp lực dồn nén lên vai người thầy

Tôi từng chứng kiến cảnh người cha lột quần áo đứa con học lớp 7 và đánh con từ quán game về nhà. Trong suy nghĩ của người cha ấy, lột quần áo của con giữa đường là nghiêm khắc dạy dỗ, là thương con, vì tương lai của con. Nhưng hành động đó thực chất là làm nhục một con người.

Khi cha mẹ không tôn trọng con, giáo viên không tôn trọng học sinh, sao dám mong trẻ có niềm tin vào chính mình? Nhưng tự khi nào ngay chính những người thầy cũng đang rơi vãi niềm tin vào bản thân?

Vì đâu mà nghề giáo trở nên nông nỗi này? Ai cứu giáo viên chúng tôi? Ai mở đường cho chúng tôi? Tại sao thi thoảng đâu đó lại có những sự việc đáng tiếc xảy ra? Tại sao những người thầy như chúng tôi vẫn mãi đi tìm câu trả lời?

Có lẽ nạn nhân trong các sự việc này không chỉ học sinh, mà cả giáo viên. Có lẽ người đang cần cầu cứu lúc này chính là giáo viên. Bởi chúng tôi có trăm công nghìn việc đè nặng lên vai, lại phải “gánh team”, chạy đua thành tích

Nhưng điểm thi đua mà chi, thành tích mà chi bởi đó chỉ là ảo, còn tình yêu thương là thật. Trường học là nơi nuôi dưỡng con người, chứ không phải tạo ra thật nhiều điểm số.

Vì đâu những áp lực đang dồn nén lên vai người thầy? Chắc chắn là vì sự hài lòng của phụ huynh, của cấp trên và của xã hội. Có một sự thật là vì để đáp ứng những mong mỏi ấy, không ít giáo viên đã quên mất vai trò của mình là dạy chữ, dạy làm người cho trẻ.

Thay vào đó, họ cố gắng làm tròn vai nhưng lại vô tình đánh mất mình tự lúc nào. Nếu như giáo viên bộn bề với công việc của mình, không có khoảng lặng để thở, để nhìn lại và ngẫm nghĩ, rất có thể sẽ kéo theo những sai lầm này đến sai lầm khác.

“Vì đâu những áp lực đang dồn nén lên vai người thầy? Chắc chắn là vì sự hài lòng của phụ huynh, của cấp trên và của xã hội”.

Cô giáo NGUYỄN PHI KHANH

Thiếu những khóa học đào tạo kỹ năng cho giáo viên

Ở trường tôi, thi thoảng cũng có đợt giáo viên được cử đi đào tạo, nhưng thực tế những khóa học ấy vẫn quá ít, chưa đủ đáp ứng. Chúng tôi vẫn còn “đói” những khóa đào tạo về kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng trong giao tiếp với học trò, kỹ năng đưa học trò vào nề nếp.

Chung quy lại, giáo viên thời nay trăm công nghìn việc, nếu thiếu kỹ năng xử lý tình huống sư phạm sẽ từ nghiêm khắc dẫn đến bạo hành. Chúng ta không thể đổ lỗi cho áp lực, cho những căng thẳng, mệt mỏi để dẫn đến những hành động sai lầm. Làm chủ cảm xúc cũng là bài học mà mỗi giáo viên nên học.

Với những gì đã trải qua, tôi nhận ra dù nghiêm khắc cũng phải nghiêm khắc trong tình yêu thương. Và hơn cả, chúng ta đừng nhầm lẫn giữa nghiêm khắc và bạo hành. Đừng nuôi dưỡng những cảm xúc tiêu cực khi đứng lớp.

Bạo hành và nghiêm khắc là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng nhiều người lại nhầm lẫn, đánh đồng. Sau một sự vụ nào đó, dư luận lên tiếng chỉ trích người thầy.

Có người cho rằng giáo viên mà đánh, nặng lời với học sinh thì nên ra khỏi ngành. Nhưng trong thực tế đó chỉ là giải pháp tức thời, nhỏ lẻ. Chúng ta cần một giải pháp bền vững, chứ không thể rách đâu vá đấy.

Theo tuoitre

Giáo viên áp lực từ hàng chục cuộc thi trong nhà trường

Phong trào, cuộc thi nào cũng tốn thời gian của giáo viên, học sinh, nhưng nếu trường, giáo viên không tham gia thì bị phê bình, trừ điểm thi đua.

Là giáo viên trường THCS Trịnh Phong (Diên Khánh, Khánh Hòa), thầy giáo Nguyễn Văn Lực chia sẻ sự bất hợp lý khi ngành giáo dục có quá nhiều phong trào, cuộc thi.

Nói về phong trào, cuộc thi có lẽ ngành giáo dục chiếm giải quán quân. Thử kể sơ qua thì cũng có ít nhất hơn chục phong trào, cuộc thi lớn nhỏ đều đặn diễn ra hàng năm trong trường học, mà phần lớn do từ trên ép xuống. Đơn cử như cuộc thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, thi học sinh giỏi, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, viết thư UPU, vẽ tranh phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, làm đồ dùng dạy học...

Ngoài ra, còn phong trào "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực", "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo", các cuộc thi giải toán qua mạng, thi tiếng Anh qua mạng, giải toán bằng tiếng Anh, thi hùng biện tiếng Anh, thi tìm hiểu về bộ đội biên phòng, công an nhân dân, luật hôn nhân gia đình...

Phong trào, cuộc thi nào cũng tốn nhiều thời gian của giáo viên, học sinh, nhưng nếu trường, giáo viên không tham gia thì bị phê bình và trừ điểm thi đua. Tuy nhiên, hiệu quả của phong trào, cuộc thi như thế nào thì chưa có sự tổng kết đánh giá. Tôi nghĩ rằng đã đến lúc nên xem xét và tổ chức lại các phong trào, cuộc thi sao cho thiết thực hiệu quả, nhất là thi giáo viên dạy giỏi.

Phong trào thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, huyện, tỉnh được tổ chức tuần tự hàng năm với mục đích nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên, trao đổi học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, chia sẻ phương pháp dạy cho nhau. Việc thi giáo viên dạy giỏi sẽ không có gì đáng nói nếu không làm giáo viên lo âu mất ăn, mất ngủ, áp lực... chỉ vì danh hiệu, thành tích của nhà trường, của Phòng Giáo dục.

Là giáo viên dạy Giáo dục công dân trường THCS Trịnh Phong (Diên Khánh, Khánh Hòa), từng được trường chọn đi thi giáo viên dạy giỏi huyện, tỉnh, đến nay đã 16 năm rồi tôi vẫn không sao quên được hành trình khi ấy. Tôi muốn sẻ chia phần nào nỗi khổ cùng đồng nghiệp đã, đang và sẽ thi giáo viên dạy giỏi.

Bắt đầu hành trình là tham gia Hội giảng giáo viên giỏi trường trong tháng 10. Nhiều đồng nghiệp thở than thi ở trường có khi còn gay go hơn thi huyện, tỉnh vì cá nhân tự lo cho tiết dạy của mình mà không có sự trợ giúp nào. Vượt qua cấp trường, Ban giám hiệu chọn "gà" đi thi đấu huyện. Giáo viên chúng tôi nói đùa là "chọn mặt gửi vàng" để "đem chuông đi đánh xứ người".

Giáo viên áp lực từ hàng chục cuộc thi trong nhà trường - Hình 1

Hình ảnh từ cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2017-2018 của Tiểu học Phú Lạc (Đại Từ, Thái Nguyên). Ảnh: THPhuLac

Tôi mất ăn, mất ngủ cả tháng để chuẩn bị cho tiết dạy của mình. Nào là giáo án, tranh ảnh, đồ dùng dạy học..., rồi dạy thử vài ba lần để đồng nghiệp trong nhóm, tổ, ban giám hiệu dự giờ góp ý và chỉnh đi sửa lại không biết bao nhiêu lần nữa. Chỉ một tiết dạy thôi (còn hiện nay quy định mỗi giáo viên dạy hai tiết một tiết tự chọn bài, một tiết bốc thăm, thi bài viết kiểm tra năng lực) mà vất vả vô cùng.

Thú thật, giáo viên đi thi như là diễn viên, còn kịch bản, đạo diễn là tổ, Ban giám hiệu xây dựng. Tiếp đến, nếu được chọn đi thi giáo viên giỏi cấp tỉnh thì trình tự lại được chuyển giao: tổ nghiệp vụ Phòng Giáo dục dự giờ dạy thử, góp ý cũng năm lần bảy lượt rồi chờ ngày lên đường thi đấu.

Giáo viên đi thi khổ đã đành, còn giáo viên không được chọn đi thi cũng khổ không kém, khi phải dạy thay, giữ lớp. Còn học sinh thì sao?

Để phục vụ cho thầy cô dạy thử tiết đi thi huyện, tỉnh, nhà trường điều động các lớp tham gia, đổi tiết, đổi giờ, đổi xuất, dạy thay, dạy thử nghiệm phương pháp này phương pháp khác..., gây nhiều xáo trộn, ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Ở một số trường, Ban giám hiệu còn cho giáo viên nghỉ dạy để tập trung vào việc đầu tư cho tiết dạy đi thi, dẫn đến học sinh mất bài, mất tiết, chất lượng học tập bị ảnh hưởng.

Ngày 3/3/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn lưu ý: "Việc tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp là do giáo viên tự nguyện, không được ép buộc tham gia và không được tạo áp lực cho giáo viên để lấy thành tích cho nhà trường dưới mọi hình thức". Khi biết thông báo này, chúng tôi thật hoan hỉ vì được cởi trói trong việc thi giáo viên giỏi. Hơn nữa, đây cũng là liều thuốc chữa căn bệnh thành tích, hình thức đã tồn tại quá lâu trong ngành giáo dục.

Nhưng thiết nghĩ, ngoài những lưu ý trên, Bộ cũng nên quy định thêm giáo viên khi tham gia thi đạt giáo viên dạy giỏi theo cấp, huyện, tỉnh, quốc gia thì sẽ được nâng lương hoặc nâng hạng. Có như vậy, giáo viên mới có động lực để đi thi, chứ không bị áp lực cho dù có "tự nguyện" như hiện nay.

Giáo viên chúng tôi cũng mong Bộ Giáo dục điều chỉnh các phong trào, cuộc thi để việc dạy - học đi vào chất lượng thực chất, chứ không còn là hình thức, thành tích, áp lực mà làm khổ giáo viên.

Nguyễn Văn Lực

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
06:04:33 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Mỹ nam Hoa ngữ mới bị cả MXH chê béo giờ quá đẹp gây "sốc visual": Nhan sắc "chồng quốc dân" mãi mãi là thần
05:56:11 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Nghệ sĩ Hoàng Trinh tiết lộ mối quan hệ sau khi NSƯT Thành Lộc rời Idecaf
07:41:28 19/11/2024
Siêu phẩm ngôn tình chiếu 5 năm vẫn đứng top 1 độ hot, nam chính là cực phẩm nhan sắc ai cũng si mê
05:59:47 19/11/2024
Huỳnh Thị Thanh Thủy: Từng áp lực khi được dự đoán đăng quang Hoa hậu Quốc tế
08:14:43 19/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lý Tử Thất "hốt bạc" hậu ở ẩn 3 năm, thu nhập khủng, ngồi không vẫn có tiền tỷ

Netizen

09:20:06 19/11/2024
Vừa mới đây, huyền thoại trong làng YouTuber tại Trung Quốc đã bất ngờ quay trở lại sau 3 năm tạm dừng hoạt động. Sự trở lại này không chỉ gây bão trên mạng xã hội mà còn củng cố danh tiếng của cô như một nhà sáng tạo nội dung hàng đầu ...

Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động

Góc tâm tình

08:49:31 19/11/2024
Anh trai tôi lấy chị Bích đến nay cũng ngót nghét hơn 20 năm. Hồi đầu năm anh chị còn khoe với chúng tôi rằng sắp có đám cưới vàng và bảo sẽ làm bữa hoành tránh cho các con biết bố mẹ chúng đã sống hạnh phúc bên nhau như thế nào.

The Game Awards ra quyết định lạ, Black Myth: Wukong khó có "cửa" cạnh tranh danh hiệu

Mọt game

08:06:22 19/11/2024
Không thể phủ nhận một thực tế rằng Black Myth: Wukong đang là tựa game có sức ảnh hưởng mạnh mẽ bậc nhất trong năm 2024 này. Đồ họa, chất lượng của trò chơi có lẽ là điều không cần phải bàn cãi thêm.

Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa

Tin nổi bật

08:06:09 19/11/2024
Các bác sĩ đã đặt nội khí quản, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn. Tuy nhiên, đến 14 giờ cùng ngày, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn thất bại, bệnh nhi tử vong.

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Sức khỏe

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức tiêu thụ thấp, các sàn thương mại điện tử Trung Quốc chưa khả quan

Thế giới

07:55:59 19/11/2024
Theo tờ Nikkei Asia, Tập đoàn Alibaba vừa báo cáo kết quả doanh thu không mấy khả quan do tiêu dùng yếu ở thị trường Trung Quốc đại lục.

Quang Tuấn: Bà xã cầm hết tiền, mỗi ngày cho tôi vài trăm ngàn tiêu vặt

Tv show

07:44:10 19/11/2024
Đối với Quang Tuấn, cuộc sống của mình ổn định và cảm thấy yên tâm hơn từ khi có vợ vì cô giúp anh quán xuyến mọi việc trong gia đình để nam diễn viên tập trung cho nghệ thuật.

Kỳ vĩ 'Tây Bắc đệ nhất động' Pu Sam Cáp

Du lịch

07:36:04 19/11/2024
Trong hành trình du lịch Lai Châu, du khách có cơ hội khám phá hang động kỳ bí Pu Sam Cáp, vốn được mệnh danh là Tây Bắc đệ nhất động .

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 19/11/2024

Trắc nghiệm

07:31:05 19/11/2024
Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày 19/11/2024 chính là nơi chúng tôi đưa đến cho bạn những gợi ý về việc lựa chọn con số giúp bạn tăng vận khí tích cực và giảm những năng lượng tiêu cực trong một ngày

Màn trình diễn thảm họa của 1 Anh Trai: Hát live tệ, rap không nghe thấy gì, vũ đạo rời rạc

Nhạc việt

07:25:14 19/11/2024
Qua loạt video được đăng tải, người hâm mộ thất vọng toàn tập trước giọng hát yếu ớt, thều thào không ra hơi, câu từ không tròn vành rõ chữ.

Sao Việt 19/11: Lý Hải kỷ niệm 14 năm cưới, vợ chồng Bình An mua nhà mới

Sao việt

07:14:36 19/11/2024
Vợ chồng Lý Hải - Minh Hà vẫn tràn ngập hạnh phúc sau 14 năm bên nhau, Bình An cùng Phương Nga khoe căn nhà mới mua tại TP.HCM.