Có 9 dấu hiệu này cần nghĩ ngay đến bệnh tim
Bệnh tim mạch thường được ví von như ‘kẻ giết người thầm lặng’, có thể cướp đi tính mạng của người bệnh nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời.
Bệnh tim mạch thường đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thẩn, lâu dài. Ảnh: Shutterstock.
Bệnh tim mạch xảy ra do các rối loạn liên quan đến sức khỏe của tim và mạch máu, gây suy yếu khả năng làm việc của tim.
Các bệnh tim mạch phổ biến bao gồm bệnh mạch vành ( nhồi máu cơ tim), tai biến mạch máu não (đột quỵ), bệnh động mạch ngoại biên, bệnh thấp tim, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp tăng (cao huyết áp) và suy tim.
Theo ThS.BS Nguyễn Gia Bình, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế, tim mạch có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp. Căn bệnh này thường không thể chữa khỏi hoàn toàn, đòi hỏi sự điều trị và theo dõi cẩn thận (thậm chí là suốt đời), tốn kém nhiều chi phí.
Việc phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh có thể giúp điều trị kịp thời, hạn chế làm tình trạng sức khỏe người bệnh diễn biến nặng hơn. Người dân có thể nhận biết bệnh tim mạch thông qua 9 dấu hiệu cảnh báo sớm sau:
- Khó thở: Người mắc bệnh tim thường xuất hiện triệu chứng khó thở kể cả khi không gắng sức, khi đi ngủ và thường tăng lên về đêm.
- Cảm giác bị đè nặng trong ngực, đau tức ngực: Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh tim, tuy nhiên cũng xuất hiện ở các bệnh lý khác như hô hấp, thần kinh.
Video đang HOT
- Phù: Triệu chứng này là do suy tim. Tình trạng phù hay xuất hiện vào buổi chiều, khi người bệnh đứng lâu và sẽ giảm bớt sau khi nghỉ ngơi. Khi suy tim nặng hơn, phù sẽ nhiều hơn, rõ ràng hơn, đôi khi phù toàn thân và xuất hiện suốt cả ngày, không giảm nếu không được điều trị.
- Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức: Người bệnh tim thường mệt mỏi mọi lúc và gặp khó khăn với hầu hết hoạt động hàng ngày. Nguyên nhân là tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể.
- Ho dai dẳng, khò khè: Tim bơm máu không đủ để cung cấp cho cơ thể khiến máu bị ứ lại. Dịch ứ ở phổi lâu ngày gây tình trạng ho mạn tính, thở khò khè.
- Chán ăn, buồn nôn: Với những bệnh nhân suy tim, hệ thống tiêu hóa nhận được ít máu hơn hoặc máu tích tụ ở gan, khiến người bệnh chán ăn, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa và buồn nôn
- Chóng mặt, ngất xỉu: Khi người bệnh bị rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, máu đến não bị gián đoạn dẫn đến ngất xỉu. Bên cạnh đó, việc tăng hoặc giảm huyết áp bất thường khi gắng sức có thể gây nên triệu chứng ngất, chóng mặt, sa sút trí tuệ.
- Tiểu đêm: Người bệnh suy tim sẽ đi tiểu thường xuyên vào ban đêm do sự chuyển dịch lượng nước tích tụ trong cơ thể gây phù ở nhiều bộ phận dẫn đến thận thông qua các mạch máu.
- Nhịp tim nhanh, mạch không đều: Đây là một trong triệu chứng thường gặp do tim đập nhanh hơn để bù trừ khả năng suy yếu cung lượng tim.
Tóm lại, tim mạch là một trong những bệnh nguy hiểm, diễn biến phức tạp và cũng là nguyên hàng đầu dẫn đến nguy cơ tử vong. Khi thấy có biểu hiện nghi ngờ, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bệnh.
Vì sao rung nhĩ lại làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Rung nhĩ là một trong các rối loạn nhịp tim phổ biến nhất hiện nay. Những bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 5 lần so với những bệnh nhân không có.
Đột quỵ do rung nhĩ thường diễn tiến nặng, tỷ lệ tử vong và tàn phế cao, dẫn đến chi phí chăm sóc và điều trị gia tăng.
Nguyên nhân gây rung nhĩ
Rung nhĩ là bệnh lý gây ra do các rối loạn về điện học trong tim, hậu quả hai tâm nhĩ (hai buồng ở phía trên tim) co bóp không đều, dẫn đến tim bơm máu ra ngoài không hiệu quả, lượng máu bị tồn đọng lại trên hai tâm nhĩ tạo cục máu đông. Cục máu đông này di chuyển trong hệ tuần hoàn, đến bất cứ nơi đâu trong cơ thể, nhưng nặng nề nhất, cục máu đông di chuyển đến não, gây đột quỵ thiếu máu não - hay còn gọi là nhồi máu não.
Rung nhĩ là một trong các rối loạn nhịp tim phổ biến nhất hiện nay. Hậu quả của rung nhĩ rất nặng nề, nó không chỉ ảnh hưởng tới bệnh tật, tử vong mà còn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. So với người không bị rung nhĩ, người mắc rung nhĩ có nguy cơ tử vong cao gấp 1,5 đến 3,5 lần, suy giảm nhận thức cao gấp khoảng 1,4 lần và chứng tâm thần phân liệt cao gấp 1,6 lần.
Khi thấy nhịp tim nhanh hay chậm hoặc không đều thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Rung nhĩ gây ra 20-30% ca tai biến mạch não và làm giảm chất lượng cuộc sống của 60% bệnh nhân. Ngoài ra, rung nhĩ làm tăng nguy cơ suy tim, trầm cảm và làm tăng khả năng phải nhập viện để điều trị.
Nguyên nhân gây rung nhĩ chưa được hiểu đầy đủ. Song một số yếu tố nguy cơ đã được xác định là có thể thúc đẩy phát triển rung nhĩ, bao gồm:
Tuổi tác: nguy cơ mắc rung nhĩ tăng lên theo tuổi tác, phổ biến ở người trên 65 tuổi, đặc biệt là trên 80 tuổi. Rung nhĩ ít khi xảy ra ở người dưới 60 tuổi (chỉ khoảng 1%).
Di truyền: nguy cơ rung nhĩ tăng lên khi trong gia đình có người mắc bệnh này.
Ngoài ra những bệnh lý như: tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường, các bệnh lý tim mạch (Suy tim; Bệnh mạch vành; Bệnh van tim; Bệnh cơ tim...) dẫn đến mắc bệnh rung nhĩ.
Một số yếu tố được ghi nhận là tình trạng lạm dụng rượu bia, thuốc lá... cũng dẫn đến nguy cơ mắc rung nhĩ.
Triệu chứng của rung nhĩ?
Một số người bị rung nhĩ có thể không biết mình bị bệnh, không được chẩn đoán vì không có bất kỳ triệu chứng nào, hoặc các triệu chứng kết thúc nhanh chóng. Những đối tượng này thường được phát hiện rung nhĩ trong bài kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khám sức khỏe vì một nguyên nhân khác.
Rung nhĩ làm nhịp tim tăng nhanh đáng kể (hơn 100 nhịp mỗi phút), đánh trống ngực, nhịp đập không đều và đây là triệu chứng rõ ràng nhất của rung nhĩ, thường có thể tự kiểm tra nhịp tim bằng cách kiểm tra mạch ở cổ hoặc cổ tay.
Các triệu chứng thường gặp khác của rung nhĩ là: người mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, cảm giác lâng lâng, choáng váng, tức ngực, khó thở...Vì vậy, khi thấy nhịp tim nhanh hay chậm hoặc không đều thì bạn nên đến gặp bác sĩ.
Rung nhĩ dẫn đến nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ là một trong những biến chứng nặng nề nhất của rung nhĩ. Khi bị rung nhĩ, các thớ cơ tâm nhĩ không co bóp nhịp nhàng và dần dần bị giãn ra. Buồng tâm nhĩ giãn ra kết hợp với sự co bóp không đồng đều giữa các vùng cơ tâm nhĩ khác nhau làm cho dòng máu chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất không được nhịp nhàng từ đó dễ hình thành các cục máu đông trong tâm nhĩ. Khi các cục máu đông trong tâm nhĩ này được tạo ra và trôi theo dòng máu, nó sẽ có nguy cơ gây ra tắc mạch.
Nếu cục máu đông trôi theo dòng máu tới não, động mạch não sẽ bị tắc và gây ra tai biến mạch não hoặc đột quỵ não. Nếu cục máu đông trôi theo dòng máu tới động mạch vành sẽ gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim. Nếu cục máu đông đi theo dòng máu tới động mạch chi, nó sẽ gây tắc động mạch chi...
Tóm lại: rung nhĩ là một rối loạn nhịp nhĩ thường gặp với số lượng người mắc trên thế giới có xu hướng ngày càng cao. Có nhiều yếu tố nguy cơ làm gia tăng nguy cơ mắc rung nhĩ như nam giới, tuổi cao, bệnh động mạch vành, suy tim, bệnh van tim, bệnh thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính... Biến cố tắc mạch trong đó có đột quỵ là một biến cố thường gặp nhưng rất nặng nề của người bệnh rung nhĩ. Người bệnh rung nhĩ cần được thăm khám y tế, đánh giá nguy cơ tắc mạch và được điều trị phù hợp để giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch.
Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định Nam bệnh nhân N.N.T (59 tuổi) ở xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ có triệu chứng khởi phát bệnh từ ngày 28/10 với triệu chứng sốt cao, ho, khạc đờm vàng, đau tức ngực, đau đầu, nhức mỏi toàn thân. Chuẩn bị tiêm vaccine phòng cúm. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN) Ngày 15/11, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định...