Có 9 bản thảo sách giáo khoa không đạt yêu cầu
9 bản thảo không đạt yêu cầu bao gồm các môn: Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục thể chất, Tự nhiên và xã hội, Toán, Tiếng Việt.
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tháng 10, Bộ sẽ công bố những sách giáo khoa đầu tiên theo chương trình mới đạt thẩm định để các địa phương, giáo viên, học sinh lựa chọn sử dụng.
Liên quan đến vấn đề thẩm định sách giáo khoa, trao đổi với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 3/10, ông Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thông tin:
“Trong quá trình thẩm định sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới thì có tổng số 9 bản thảo không đạt yêu cầu chứ không riêng gì 2 bản thảo Tiếng Việt Công nghệ, Toán Công nghệ của Giáo sư Hồ Ngọc Đại.
9 bản thảo ấy bao gồm ở các môn: Hoạt động trải nghiệm, Giáo dục thể chất, Tự nhiên và xã hội, Toán, Tiếng Việt”.
“Cũng lưu ý thêm, sách giáo khoa chỉ là tài liệu dạy học quan trọng, chương trình thống nhất chung toàn quốc là pháp lệnh cao nhất và tất cả hoạt động chuyên môn trong các cơ sở giáo dục phổ thông phải dựa vào chương trình, theo đúng yêu cầu của chương trình” – ông Thái Văn Tài lưu ý. (Ảnh: Thùy Linh)
Vụ trưởng Vụ giáo dục Tiểu học khẳng định: “Hầu hết các bản thảo không đạt do không đáp ứng được nội dung chương trình theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT chứ không phải do tiêu chí, tiêu chuẩn được quy định Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT”.
Ví dụ, đối với Hoạt động trải nghiệm có tác giả thiết kế 2 tập, có tác giả thiết kế 1 tập thì cũng không ảnh hưởng gì, nhưng chương trình quy định 105 tiết/năm học mà tác giả thiết kế 70 tiết thì dù sách có hay thế nào cũng không đáp ứng mục tiêu chương trình.
Video đang HOT
Lý giải thêm về điều này, ông Tài cho hay, để một bản thảo được đánh giá “Đạt” thì trước tiên nội dung của sách giáo khoa đó phải đáp ứng được mục tiêu, thời lượng, dung lượng kiến thức và tất cả các tiêu chí của chương trình giáo dục phổ thông mới đã công bố.
“Thông tư 33 với 4 tiêu chuẩn, 13 tiêu chí giúp hội đồng thẩm định chi tiết được những nội dung cần đạt về mặt kỹ thuật trong sách giáo khoa như thế nào còn muốn đánh giá yêu cầu nội dung thì phải dựa vào Thông tư 32″, ông Tài nhấn mạnh. Khi đã đạt những yêu cầu về nội dung thì soi chiếu vào quy định ở Thông tư 33 xem tác giả thiết kế cấu trúc đã đúng quy chuẩn hay chưa. Ví dụ, một hình ảnh đưa vào sách thì phải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, không định kiến về giới tính, tôn giáo, bình đẳng dân tộc…
“Cũng lưu ý thêm, sách giáo khoa chỉ là tài liệu dạy học quan trọng, chương trình thống nhất chung toàn quốc là pháp lệnh cao nhất và tất cả hoạt động chuyên môn trong các cơ sở giáo dục phổ thông phải dựa vào chương trình, theo đúng yêu cầu của chương trình” – ông Thái Văn Tài lưu ý.
Chia sẻ thêm, ông Tài nói: “Tác giả viết sách và Hội đồng thẩm định đều chung đích đến là làm sao có được bộ sách giáo khoa tốt, được xã hội đánh giá cao. Do đó, nếu sách giáo khoa được chấm đạt mà không được địa phương lựa chọn thì cũng vô nghĩa”.
Nói về quy trình thẩm định, ông Tài chia sẻ, quy trình thẩm định sách giáo khoa được nêu tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT. Theo đó, tác giả trình bày sách của mình, sau đó hội đồng thẩm định làm việc bằng cách phân tích chương trình. Khi hội đồng công bố kết quả thẩm định sẽ mời tác giả đến nghe, nếu tác giả có khiếu nại nội dung nào thì gửi đơn lên hội đồng nội dung ấy.
Nói về 9 bản thảo không đạt yêu cầu, ông Tài nói: “Cả 9 bản thảo này các tác giả đều không lên tiếng chính thức, không có ý kiến khiếu nại nào gửi tới hội đồng thẩm định”.
Được biết, tùy theo số tiết của môn học ít hay nhiều, số lượng thành viên hội đồng thẩm định sách giáo khoa sẽ từ 7 đến 15 người.
Cơ cấu của hội đồng cũng rất đa dạng, gồm những nhà khoa học có uy tín, các giảng viên đến từ các trường sư phạm và các giáo viên đang dạy ở các trường tiểu học.
Số giáo viên chiếm ít nhất 1/3 số thành viên của hội đồng thẩm định. Họ được điều động từ khắp các miền Bắc, Trung, Nam, từ khu vực nông thôn, miền núi đến thành thị. Hội đồng cũng có đủ thời gian để xem xét tỷ mỷ các khía cạnh.
Thùy Linh
Theo giaoduc.net
Ba nhà xuất bản soạn SGK lớp 1 chương trình mới
Có 3 trong số 6 nhà xuất bản (NXB) được phép xuất bản sách giáo khoa (SGK) tham gia cuộc đua xuất bản SGK cho chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện từ năm 2020.
Không còn đơn vị nào độc quyền soạn SGK khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm 2020 Ảnh: Như Ý
Ngoài bộ SGK công nghệ giáo dục Toán, Tiếng Việt lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại còn có bản thảo SGK môn hoạt động trải nghiệm, giáo dục thể chất cũng bị hội đồng thẩm định loại từ vòng 1.
Ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng Vụ giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), cho biết, năm 2017, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 33, trong đó toàn bộ chương II của thông tư từ điều 4 đến điều 8 là tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK. Đây được coi là 4 tiêu chuẩn khung khi thẩm định. Trong 4 tiêu chuẩn này có 13 tiêu chí, từ 13 tiêu chí, Bộ GD&ĐT tổ chức các hội thảo có các chuyên gia đầu ngành về nội dung, phương pháp, chuyên gia nước ngoài xây dựng thành 40 chỉ báo cần đạt. Từ 40 chỉ báo cần đạt, hội đồng chuyên môn thảo luận tiếp xem áp dụng như thế nào vào từng bộ SGK lớp 1 khi đưa vào thẩm định SGK.
Trong tất cả các bản thảo SGK được thẩm định ở vòng 1 (gồm 5 bộ với 9 môn học, ngoài ra còn có một số môn học có nhiều hơn 5 bản thảo), không có bản thảo nào đạt 100% ở vòng 1. Khi đạt và sửa chữa, tác giả có 1 tháng để sửa lại theo góp ý của hội đồng thẩm định rồi đề nghị thẩm định vòng 2, tác giả cũng có quyền không sửa.
"Thời điểm này, tất cả các tác giả được kết luận là đạt nhưng phải sửa chữa đều nộp lại bản thảo để hội đồng thẩm định vòng 2. Dù đang trong quá trình thẩm định nhưng tôi cho rằng sẽ có những bản thảo không đạt ở vòng này", ông Tài nói.
Ông Tài thông tin thêm, bộ SGK công nghệ giáo dục tiếng Việt, Toán lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại không phải là những bản thảo duy nhất bị hội đồng thẩm định đánh giá không đạt. Hội đồng thẩm định còn đánh trượt một trong số bản thảo của môn hoạt động trải nghiệm và môn giáo dục thể chất. Với những bản không đạt, các tác giả có thời gian để sửa lại không hạn chế, nên có thể sửa nhanh hoặc chậm theo góp ý của hội đồng thẩm định. Khi nào sửa xong nộp lại, hội đồng sẽ thẩm định như thẩm định lần đầu.
Với chủ trương một chương trình, nhiều SGK nên khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, hằng năm, các NXB, nhóm tác giả đều có thể gia nhập thị trường SGK nếu đủ điều kiện. Bộ GD&ĐT không "đóng đinh" chỉ có bao nhiêu SGK được phép đi vào trường học.
NXB Giáo dục Việt Nam vẫn giữ vai trò chính
Sau khi có chủ trương "Thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK, có một số SGK cho mỗi môn học", đến nay đã có thêm 5 NXB khác ngoài NXB Giáo dục Việt Nam đủ điều kiện về nguồn lực và mạng lưới cộng tác viên được Bộ Thông tin - Truyền thông xem xét, bổ sung chức năng xuất bản SGK trong giấy phép thành lập, gồm NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, NXB Đại học Sư phạm TPHCM, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Vinh và NXB Đại học Huế.
Ông Tài cho biết, trong số đó có 3 NXB nộp bản thảo tham gia thẩm định SGK lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Đó là NXB Giáo dục Việt Nam, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội, NXB ĐH Sư phạm TPHCM. Sau khi các NXB nộp bản thảo SGK các môn học, hội đồng thẩm định gộp lại rồi chia thành 5 bộ SGK hoàn chỉnh (vì có NXB môn tiếng Việt nộp đến 4-5 bản thảo nhưng các môn khác lại không có). Trong số đó, NXB Giáo dục Việt Nam có nhiều bản thảo nhất vì có kinh nghiệm, tiềm năng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài bộ SGK công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại còn có bộ SGK được kế thừa, phát triển từ bộ SGK chương trình trường học mới (VNEN) của Công ty Đầu tư phát triển thiết bị trường học Hà Nội (một đơn vị của NXB Giáo dục Hà Nội). Ngoài ra còn một số cuốn lẻ của các nhóm tác giả, như môn Toán lớp 1 có 6 bản thảo. Trong đó, bản thảo của GS. Hồ Ngọc Đại đã bị loại ở vòng thẩm định 1 nên chỉ còn 5 bản thảo đang được tiếp tục thẩm định tại vòng 2.
Đánh giá của Bộ GD&ĐT và hội đồng thẩm định có mâu thuẫn?
Đánh giá mới nhất của Bộ GD&ĐT trong năm 2019 về dạy học theo tiếng Việt công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại nêu rõ, nhìn chung việc triển khai tài liệu này tại các địa phương đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: nhiều địa phương đã nhân rộng và có nhiều vận dụng linh hoạt trong quá trình triển khai, giáo viên nắm chắc nội dung, phương pháp, kỹ thuật dạy học theo định hướng mới, học sinh đọc thông viết thạo, nắm chắc ngữ âm, kỹ năng đọc và nghe - viết chính tả tốt.
Đáng lưu ý, về kết quả học tập của học sinh, đánh giá của Bộ ở từng nội dung đều cho thấy những ưu điểm mà chương trình giáo dục phổ thông mới đang hướng đến. Trong khi đó, GS Mai Ngọc Chừ, thành viên Hội đồng thẩm định SGK môn tiếng Việt lớp 1, cho rằng: "Dạy sách công nghệ giáo dục thì các GV phải làm việc như một cái máy đúng theo "công nghệ", cực kỳ căng thẳng, rập khuôn và không thấy sự sáng tạo...
NGHIÊM HUÊ
Theo Tiền phong
Kiến nghị cách thẩm định SGK của GS Hồ Ngọc Đại: Bộ trưởng GD&ĐT sẽ trả lời? Ngày 24/9, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Khi nhận được bản kiến nghị của Trung tâm Giáo dục công nghệ, Bộ trưởng sẽ chỉ đạo trả lời theo đúng nội dung kiến nghị. Giáo viên tại Vĩnh Phúc trong một giờ dạy Tiếng Việt 1 -...