Có 7 năm kinh nghiệm mới được biên soạn giáo trình TCCN
Theo quy định mới nhất của Bộ GD-ĐT về giáo trình sử dụng chung, tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình sử dụng chung trình độ trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) thì chủ biên của Ban biên soạn giáo trình phải có bằng thạc sỹ hoặc tương đương trở lên.
Người chủ biên soạn giáo trình phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc quản lý, nghiên cứu giáo dục TCCN hoặc giáo dục đại học.
Ảnh minh họa
Thành viên Ban biên soạn phải có bằng tốt nghiệp ĐH hoặc tương đương trở lên; có ít nhất 7 năm kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc trong quản lý, nghiên cứu; đã ít nhất là thành viên một Ban biên soạn giáo trình cấp trường trở lên…
Giáo trình sử dụng chung phải đáp ứng 6 yêu cầu, trong đó có việc phải cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của môn học, phù hợp với mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp.
Trước đó, để có cơ sở tổng kết và đánh giá công tác tuyển sinh TCCN năm 2011 và chuẩn bị kế hoạch công tác tuyển sinh năm 2012, Bộ GD-ĐT đề nghị các Bộ, Ngành, Sở GD-ĐT thực hiện báo cáo tổng hợp kết quả công tác tuyển sinh TCCN năm 2011 của các trường trực thuộc (đối với các Bộ, Ngành), của các trường thuộc địa phương (đối với các Sở GD-ĐT) về Bộ GD-ĐT.
Video đang HOT
Trong báo cáo, đề nghị các Bộ, Ngành, Sở GD-ĐT nêu rõ tổng chỉ tiêu thực tế được xác định, số lượng thí sinh trúng tuyển, số lượng thí sinh nhập học của từng trường và của cả Bộ, Ngành, địa phương. Đồng thời, phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình chỉ đạo, triển khai công tác tuyển sinh TCCN và đề xuất, kiến nghị với Bộ GD-ĐT về Quy chế tuyển sinh và các văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh TCCN.
Theo DT
Bài giảng đạo đức cười ra nước mắt: 'Để nó dân dã'
Gần đây dư luận đang xôn xao về cuốn tài liệu bài giảng đạo đức dành cho học sinh trường THPT Đồng Hòa (Kiến An, Hải Phòng). Hiệu trưởng nhà trường- tác giả biên soạn cuốn tài liệu đã lên tiếng về nội dung cuốn sách và mục đích tại sao nó được ra đời.
Chỉ là tập tài liệu hỗ trợ giảng dạy
Trước dư luận phản đối gay gắt về nội dung của cuốn tài liệu, bà Đỗ Thị Lai, hiệu trưởng trường THPT Đồng Hòa đã dành cho VTC News khá nhiều thời gian để giải thích về nội dung cuốn tài liệu trên.
Ngay khi đề cập về cuốn sách, bà Đỗ Thị Lai khẳng định: "Cuốn sách không dùng để giảng dạy mà chỉ là tài liệu tham khảo, dùng trong tiết sinh hoạt của học sinh khối 10 từ năm 2007".
Cuốn tài liệu được giảng dạy từ năm 2007 nhưng đến nay
mới được nhiều người biết tới
Bà Lai cũng cho biết thêm, hiện các thông tin được cung cấp trên báo chí đều do một người tự nhận là phụ huynh học sinh chia sẻ và bà cũng chưa thấy phụ huynh nào khác có ý kiến trong các cuộc họp.
Khi được hỏi về tác giả của cuốn tài liệu này, bà Lai cũng tự nhận "chủ yếu tôi biên soạn". "Cuốn sách viết theo kiểu bài giảng chứ không phải là sách, gồm các bài sưu tầm được biên tập để cho học sinh tham khảo, hướng dẫn cách cư xử rất dân dã hàng ngày". Bà Lai lại khẳng định.
Trao đổi với VTC News, bà Lai chia sẻ: "Thực tế đây không phải là sách, văn phong chỉ có tính chất nôm na, dân dã hướng dẫn cách cư xử cho học sinh". Bà cũng giải thích thêm:"Nếu là sách thì văn phong phải chỉn chu còn đây chỉ là tập bài có tính chất hướng dẫn, tham khảo, hành xử. Với chủ đích là khai thác về cách hành xử của học sinh, hướng dẫn. Ngoài ra không nhằm một mục đích gì cả".
"Cuốn sách viết rất dễ hiểu". Bà Lai nhấn mạnh.
Cuốn tài liệu ra đời như thế nào?
Bà Lai cũng tâm sự về lý do bà đưa cuốn tài liệu này vào trong các buổi sinh hoạt lớp của học sinh: "Vì thi đầu vào trường học sinh điểm rất thấp, có một bộ phận học sinh được 1,5 đến 2 điểm văn. Nhưng năm vừa rồi tỉ lệ đỗ tốt nghiệp là 97,07%, năm trước là 99,08%. Đề văn trong trường phổ thông hiện nay là theo hướng mở, nhờ (tài liệu này-PV) mà các em viết thu hoạch nâng cao khả năng tự viết, tự sáng tạo".
Cuốn tài liệu bài giảng đạo đức liệu có giúp học sinh trở nên ngoan hơn?
Bà Lai liên tục nhắc lại rằng: "Tôi khẳng định lại đây không phải là sách, giáo viên cũng không dùng nó để giảng cho học sinh. Đó chỉ là tài liệu tham khảo bổ trợ cho môn văn viết theo hướng mở mà Bộ GD&ĐT quy định nhằm giúp học sinh viết bài thu hoạch, chứ không hề học các khái niệm trong đó. Ví dụ như "Tiên học lễ, hậu học văn" chỉ là khai thác một khía cạnh trong đó mà thôi.
Hiệu trưởng trường THPT Đồng Hòa cho rằng thực tế mỗi trường có một đặc điểm khác nhau. Trường THPT Đồng Hòa có học sinh đầu vào yếu, những nơi khác có học sinh có đầu vào cao chắc sẽ không phải tham khảo tài liệu này. Tài liệu chỉ dành cho học sinh của trường THPT Đồng Hòa.
Khi phóng viên đề cập đến nguồn tài liệu tham khảo để viết ra cuốn tài liệu này, bà Lai tỏ ra bối rối: "Thực ra cũng có rất nhiều nguồn sách tham khảo khác nhau". Bà Lai cho biết, trong quá trình mấy chục năm công tác bà có ý tưởng tâm huyết nên viết như vậy. Thí dụ những mẩu chuyện ghi lại được trong quá trình dạy học. Ý tưởng này theo bà đã có từ lâu. Đến khi làm hiệu trưởng nhận thấy văn hóa ứng xử học đường của học sinh có nhiều vấn đề nên bà biên soạn tập tài liệu nhằm mục đích giáo dục, ngăn ngừa và tạo một môi trường lành mạnh, yên ổn cho học sinh.
Những bài học dạng như thế này có giúp học sinh rèn luyện được kỹ năng làm văn?
Trước thông tin có ý kiến cho rằng lãnh đạo trường THPT Đồng Hòa "ép" học sinh sử dụng cuốn tài liệu này để thu tiền trái phép, bà Lai thanh minh: "Học sinh nói với phụ huynh là 20 nghìn đồng có thể học sinh xin thêm tiền của bố mẹ để tiêu. Tất cả các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp 10 điều khẳng định chỉ có 10 nghìn đồng mà thôi".
Sau khi dư luận xôn xao về nội dung cuốn tài liệu, bà Lai đã khẳng định: "Đến thời điểm này tôi đã cho dừng và không triển khai tập tài liệu này nữa".
Theo VTC
Đến nơi 'đào tạo CNTT xuất sắc nhất Việt Nam' Bachkhoa-Aptech là ngôi trường đã nhận giải thưởng Sao Khuê 2001 do Hiệp hội phần mềm Việt Nam VINASA trao tặng tháng 6 vừa qua. Sinh viên được học trong môi trường chuẩn Quốc tế Điều đầu tiên phải kể đến đó chính là giáo trình học tiên tiến theo chuẩn mới nhất của Quốc tế. Chương trình đào tạo kéo dài 2...