Có 50 triệu đồng, tôi có thể đầu tư vào đâu trong mùa dịch?
Chỉ vỏn vẹn có 50 triệu đồng nhưng nếu gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ chẳng được bao nhiêu nên tôi muốn đầu tư để sinh lời. Tôi có thể bỏ tiền đầu tư vào đâu trong mùa dịch này?
Tôi năm nay 30 tuổi và chỉ có một khoản tiền tiết kiệm nhỏ là 50 triệu đồng. Tôi định gửi tiết kiệm ngân hàng nhưng gần đây thấy lãi suất ngân hàng cũng giảm nên tính ra cũng chẳng được bao nhiêu.
Tôi định mua vàng cất đi hoặc mua USD thì có nên không? Hay có nên đầu tư vào chứng khoán hoặc trái phiếu vào thời điểm này để chờ cơ hội kiếm lời?
Có 50 triệu đồng tôi nên đầu tư vào đâu trong mùa dịch?
Cô bạn thân của tôi phân tích cho tôi rằng, 50 triệu đồng của tôi quá ít để nghĩ đến đầu tư vào bất động sản mà nếu gửi tiết kiệm ngân hàng ở kỳ hạn 6 tháng hay 1 năm thì cũng chỉ được vài triệu, chả đáng bao nhiêu. Mua USD thì không nên.
Còn với chứng khoán, cô bạn tôi bảo đây là kênh khó kiếm tiền nhất. Nếu tính trung bình năm thì cũng chỉ tương đương như gửi tiết kiệm. Mà 50 triệu đồng “ném” vào thị trường chứng khoán thì chỉ như “muối bỏ biển”.
Với những công ty tốt thì 50 triệu đồng chưa mua nổi 1000 cổ phiếu, nếu đợi hưởng cổ tức thì mỗi năm cũng chỉ được 2-4 triệu đồng, đó là còn chưa kể bị lỗ do giá giảm. Còn nếu mua những công ty nhỏ thì chả có cổ tức mà có khi còn mất vốn.
Thị trường chứng khoán lên xuống thường xuyên nên nếu đầu tư thì ngoài việc tìm hiểu kỹ cũng phải có chút kiến thức, chứ hôm nay giá lên nhưng mai có thể tụt xuống đáy mà nếu không cập nhật tin tức kịp thời thì xác suất lỗ rất cao. Nói chung chơi chứng khoán với những người ít tiền thì chẳng khác nào chơi cờ bạc.
Do đó, cô ấy khuyên tôi nếu thích đầu tư thì nên đi mua vàng, với giá vàng lúc này thì cũng mua được khoảng hơn 1 cây. Cất đi chờ đến khi nào vàng lên cao thì bán.
Trái ngược với cô bạn thân, cậu đồng nghiệp cùng cơ quan lại khuyên tôi đây là thời điểm tốt để đầu tư chứng khoán. Bởi theo cậu cổ phiếu đang ở mức giá rẻ và nếu mua bây giờ thì có thể kỳ vọng thu lời vào cuối năm.
Video đang HOT
Song, nếu đầu tư chứng khoán thì cần chú ý đến chất lượng cổ phiếu chứ không phải số lượng; cũng không nên mua cổ phiếu quá rẻ và mua theo nhiều đợt để nếu có giảm thì vẫn còn tiền để mua vào tiếp.
Còn đầu tư vào vàng chỉ với 50 triệu đồng sẽ khó sinh lời nhiều, hơn nữa thị trường vàng khó đoán định. Và quan trọng là đầu tư vàng sẽ phù hợp hơn với những nhà đầu tư có vốn lớn cũng như khả năng am hiểu, nhanh nhậy, bám sát thị trường.
Đến đây, tôi lại đang nghĩ đến việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp vì không mất nhiều thời gian. Mà bản thân tôi cũng không phải dân chuyên tài chính nên không giỏi phân tích kỹ thuật, số liệu để quan sát xu hướng thị trường.
Tôi theo dõi thấy có một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất khá cao và có nhiều doanh nghiệp uy tín, vậy tôi có nên bỏ tiền vào đây không? Rất mong được mọi người tư vấn cho tôi.
Minh Thư
Đầu tư bất động sản mùa dịch: Lúc nào xuống tiền được giá tốt?
Trước "đòn chí mạng" của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp, kể cả nhà đầu tư, người kinh doanh đã buộc phải rao bán một số dự án, khách sạn, chung cư... Theo nhiều chuyên gia, đây chính là cơ hội cho các cá nhân, quỹ đầu tư... sẵn tiền có thể mua được dự án giá hời để chờ thời sau dịch. Nhưng vấn đề là lúc nào thì nên xuống tiền?
Đua nhau rao bán khách sạn
Mới đây, ca sỹ Ngọc Khuê bất ngờ rao bán khách sạn Delta Sa Pa Hotel với quy mô 58 phòng kinh doanh, 5 phòng phụ trợ với giá 110 tỷ đồng.
Đó không phải là trường hợp cá biệt, thời gian gần đây, tham khảo trên các trang mạng về kinh doanh bất động sản, rao vặt, chợ cư dân... có thể thấy nhiều khách sạn, nhà hàng, chung cư, đất dự án được rao bán.
Theo đánh giá của Savills Việt Nam, trong bối cảnh khó khăn lan rộng, với nhiều cá nhân, doanh nghiệp không đủ sức cầm cự qua khó khăn, việc bán đi tài sản để trang trải nợ nần, duy trì một phần hoạt động là điều buộc phải làm.
Nhiều bất động sản được rao bán tạo cơ hội cho các nhà đầu tư mua vào chờ thời sau dịch. Ảnh: ST
Chia sẻ quan điểm trên, theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành: Dịch bệnh đang gây ra những khó khăn cho tất cả các đối tượng từ người buôn bán nhỏ đến các doanh nghiệp lớn, và câu chuyện phải bán một dự án hay kể cả là công ty, một phần tài sản để vượt qua khó khăn là điều hết sức bình thường.
Theo ông Đực, đối với bất động sản, hiện tại ai đang có đất, có dự án thì đang ở thế kẹt, doanh nghiệp có vài dự án thì phải bán bớt để cố thủ cho các dự án còn lại là điều bắt buộc. Sắp tới không chỉ riêng bất động sản mà các ngành nghề khác cũng đều sẽ chứng kiến nhiều thương vụ mua bán, thậm chí là bán cho cả người nước ngoài.
Đồng quan điểm, Savills Việt Nam nhận định trong thời gian tới, thị trường có thể sẽ chứng kiến các thương vụ mua bán và chuyển nhượng dự án, tài sản ở quy mô lớn.
Ai có tiền mặt là vua
Trước những ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường bất động sản gần như rơi vào trạng thái "ngủ đông" từ vài tháng nay. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, giai đoạn sắp tới các nhà đầu tư có thể sẽ bắt đầu thăm dò đáy thị trường để chớp thời cơ.
Ông Đực cho biết giá trị một số dự án như nhà mặt tiền, bất động sản có khả năng kinh doanh ở giai đoạn này có thể giảm từ 20-40% so với trước đây.
"Ví dụ một cá nhân có nhà mặt tiền, giá cho thuê 50 triệu đồng/tháng, giờ phải bớt giá đi phân nửa hoặc nhiều người trả nhà không thuê thì giá trị căn nhà chắc chắn phải xuống," ông Đực nói. "Căn hộ thấp tiền xuống giá ít, nhưng căn hộ càng cao giá sẽ xuống giá nhiều...".
"Lúc này, ai có nhiều tiền mặt là vua," theo ông Đực. Bởi lẽ ở thời điểm hiện tại, dự án bán thì nhiều mà người mua thì ít. "Do đó, nhà đầu tư có thể mua dự án với giá thấp trong lúc này và chờ thời để bung ra bán".
TS. Đinh Thế Hiển phân tích, dịch bệnh mới diễn ra vài tháng nhưng đã tác động trực tiếp vào phân khúc bất động sản cho thu nhập. Mặt bằng cho thuê, căn hộ... đều đã giảm giá và làm thị trường chung ảnh hưởng
"Viễn cảnh khó khăn nhất định sẽ diễn ra trong vài tháng tới. Thu nhập giảm khiến người dân cũng e ngại trong việc mua bất động sản. Những người kẹt tiền, buộc phải bán tài sản, vì vậy khả năng sẽ giảm giá tiếp nữa," ông Hiển nhận định.
Lúc nào nên xuống tiền?
Theo chuyên gia này, thị trường hiện nay đang đúng theo nguyên tắc: "Trong bất cứ giai đoạn suy giảm của một loại hình đầu tư nào đó thì là cơ hội cho những người có thể mua vào".
Đối với bất động sản, có hai giai đoạn đầu tư có thể kiếm được nhiều lợi nhuận: thứ nhất là lướt sóng, tức là chọn thời điểm thị trường lên để mua bán nhanh; và thứ hai là đầu tư lâu dài, tức mua lúc thị trường xuống.
"Lúc đó, nhà đầu tư mới mua được giá rẻ, giá tốt. Ví dụ như giai đoạn năm 2013 - 2014, lúc đó ai xuống tiền mua thì thu lời rất lớn," ông Hiển dẫn chứng.
"Vấn đề là người mua tài chính tới đâu và họ thích phân khúc nào," ông Hiển nói. "Phân khúc an toàn hiện nay là nhà phố, căn hộ đang khai thác hay đất nền ở khu đô thị mới và những khu vực có động lực tăng trưởng...".
Tuy nhiên, theo ông Hiển, nhà đầu tư tỉnh táo sẽ chưa xuống tiền ngay trong quý I, thậm chí là quý II năm nay, bởi lẽ tâm lý người mua vẫn tin giá sẽ xuống nữa. Giai đoạn khi dịch bất đầu ổn định, người mua mới mạnh dần lên.
"Phân khúc nào sẽ được chọn lựa thì phải tùy thuộc vào khẩu vị lúc đó", ông Hiển nói thêm.
Quỳnh Trang
Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp: Cảnh giác "bẫy" lãi suất Sự gia tăng đáng kể của việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong bối cảnh tín dụng vào những lĩnh vực không ưu tiên được siết chặt, đã dấy lên lo ngại về tính an toàn của kênh đầu tư vốn được xem là hấp dẫn về lợi nhuận này. Khoảng 237.000 tỷ đồng, cao hơn 5,8% so với tổng lượng...