Có 5% học sinh giỏi, trường tiểu học mới đạt chuẩn
Bộ GD-ĐT quy định một trường tiểu học muốn được công nhận đạt chuẩn tối thiểu phải có tỷ lệ học sinh trung bình trở lên đạt ít nhất 90%; loại khá đạt ít nhất 30% và giỏi 5%.
Nhiều em học sinh ở Trường tiểu học Lưu Tiến (bản Lưu Tiến, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) đến trường với đôi chân trần, áo quần nhem nhuốc.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, trong đó bổ sung một số yêu cầu về hoạt động và kết quả giáo dục so với quy định cũ.
Video đang HOT
Cụ thể, một trường tiểu học muốn được công nhận đạt chuẩn tối thiểu phải có tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên đạt ít nhất 90%; tỷ lệ học sinh xếp loại khá đạt ít nhất 30%, xếp loại giỏi đạt ít nhất 5%.
Ngoài ra, trường phải có học sinh tham gia các hội thi, giao lưu do các câp tổ chức. Trường phải có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó ít nhất 40% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. Giáo viên phải có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ, trong đó 50% giáo viên xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên.
Nếu đạt cấp độ 1, trường phải có 70% giáo viên đạt khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên, trong đó 25% đạt loại giỏi. Trường đạt chuẩn tối thiểu phải có 50% giáo viên đạt danh hiệu giỏi cấp trường, trong đó 20% giáo viên giỏi cấp huyện trở lên.
Theo Tuổi Trẻ
Phó Thủ tướng 'đặt hàng' Bộ Giáo dục về nhân tài
Sáng 25/10, tại lễ tuyên dương HSG đoạt giải Olympic - phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân ra đề bài "Làm như thế nào để cuộc đời các em từ sau khi đoạt giải tiếp tục được nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu".
Năm 2012, Việt Nam cử 7 đoàn gồm 31 học sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Toán học, Tin học và Hội nghị nghiên cứu khoa học - kỹ thuật quốc tế. Đây là năm đầu tiên trong lịch sử tất cả các học sinh đều đoạt huy chương (HC) với 5 HCV, 15 HCB, 11 HCĐ.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trao bằng khen cho HCV Olympic Toán quốc tế 2012 Đậu Hải Đăng.
"Kết quả có được là những đóng góp không mệt mỏi của các học sinh, thầy cô, nhà trường đặc biệt là lịch sử gần 50 năm phát triển của hệ thống các trường chuyên" - Phó thủ tướng ghi nhận.
Tại buổi lễ Phó thủ tướng cũng nhấn đến vấn đề đổi mới cơ bản về quản lí, tổ chức tuyển chọn và tập huấn HSG của Bộ GD-ĐT. Cụ thể như các kỳ thi có thêm phần thực hành, khả năng tập hợp đội ngũ chuyên gia tham gia tập huấn, tăng thời gian tập huấn đội tuyển quốc gia, tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cho thầy và trò hay bổ sung chính sách tuyển thẳng HSG quốc gia vào các trường ĐH,CĐ.
Nhắc lại sự kiện quốc tế vinh danh GS Ngô Bảo Châu với giải thưởng Fields, theoPhó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: "Cuộc thi năm nay một lần nữa khẳng định lại tiềm năng và năng lực Toán học của người Việt Nam là 1 trong 7 nước có kết quả thi Toán học cao nhất trên thế giới. Những kết quả lần này một lần nữa đặt ra nhu cầu Bộ GD-ĐT sớm có đề án về bồi dưỡng và đào tạo nhân tài với nòng cốt là học sinh ở trường chuyên và các trường khác, các em được những giải thưởng này.
Làm như thế nào để cuộc đời các em từ sau khi đạt giải có một kế hoạch, lộ trình tiếp tục được nâng cao trình độ, hoàn thiện trên các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước ta. Đây là một trong những yêu cầu ở đề án Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà, làm được chức năng nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Chúng ta phải sớm có đề án chi tiết về bồi dưỡng nhân tài" - Phó thủ tướng ra đề bài cho ngành Giáo dục.
Theo Vietnamnet
Các trường được đầu tư theo xếp hạng Tuy nhiên ngay tại thời điểm này, nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện luật vẫn gặp khó khăn trong quá trình soạn thảo. Ảnh: Nguyễn Khánh Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga chia sẻ: - Sau hơn sáu tháng Luật giáo dục ĐH được Quốc hội thông qua, Bộ GD-ĐT vẫn đang tiếp tục soạn thảo...