Có 4 loại gia vị làm nên hương vị rất riêng của ẩm thực của Hàn Quốc, bạn đã biết chưa?
Cho dù là kim chi, bánh gạo, mì ramyeon hay bất kì những món ăn nổi tiếng nào của Hàn Quốc thì hầu như đều “thấp thoáng” bóng dáng của các loại gia vị sau đây.
Mỗi nền ẩm thực của một quốc gia đều có một đặc trưng riêng có thể tìm thấy trong đại đa số món ăn của nước đó, và hương vị này của Hàn Quốc thường được tạo nên bởi những loại gia vị truyền thống mà không phải ai cũng biết. Những vị cay, vị đậm đà đến chua nhẹ và béo ngậy đầy phức tạp làm nên các món ăn Hàn Quốc sẽ không bao giờ hoàn chỉnh nếu thiếu những yếu tố sau đây. Hãy cùng chúng mình điểm qua 4 loại gia vị Hàn Quốc được sử dụng phổ biến trong ẩm thực xứ Kim chi nhé!
Bột ớt (gochugaru)
Nếu bạn đã từng ăn kim chi thì chắc hẳn bạn sẽ quen thuộc với loại gia vị này. Bột ớt gochugaru là một loại bột ớt đặc biệt của Hàn, là ớt khô được xay nhuyễn thành bột mịn hoặc bột nghiền thành miếng nhỏ. Ớt Hàn Quốc ngoài vị cay thì còn có vị ngọt nhẹ, thường hay được dùng để muối các loại kim chi và là nguyên liệu cho một số loại sốt. Đôi khi, những người thích ăn cay còn thích cho bột ớt này vào nhiều món ăn khác như mì ăn liền, miến, bánh gạo…
Hạt mè xào (bokkeun-kkae)
Mè không đóng nhiều vai trò trong quá trình nấu nướng một món ăn, tuy nhiên nếu bạn hay đi ăn đồ Hàn thì hẳn phải nhận ra nó xuất hiện thường xuyên trong các món ăn. Có thể nói hạt mè góp phần tạo nên một trong những đặc điểm nhận dạng món ăn Hàn Quốc. Ta đã từng thấy những món ăn Hàn Quốc có rắc mè nhiều đến thức trở thành phản xạ có điều kiện, cứ thấy món nào mà rắc ít mè lên là lại vô thức nghĩ đến món Hàn. Hạt mè trên mỗi món ăn giúp làm dậy mùi món ăn, tăng khẩu vị và thêm một chút vị béo nhẹ, trung hoà các món quá cay hoặc quá mặn.
Video đang HOT
Tương ớt (gochujang)
Đây là thứ mang lại vị cay đặc trưng trong hầu hết các món ăn Hàn Quốc, từ cơm chiên, kim chi, bánh gạo, miến xào đến gà rán. Gochujang được làm từ ớt xay nhuyễn, đường, gạo nếp và một ít meju (đậu nành lên men) nên có hương vị đậm đà. Hơn cả bột ớt gochugaru, tương ớt gochujjang ít cay hơn, ngọt hơn và có vị thơm hơn, thích hợp để ướp thịt, sốt cơm, sốt mì, bánh các loại. Gochujjang thường được dùng trong các món súp như canh kim chi, pha với nước để sốt bánh gạo, sốt cơm bibimbap, ướp kimchi… Gochujang còn được dùng để pha chế ssamjang, một loại nước ướp thịt BBQ kiểu Hàn Quốc.
Tương đen (Doenjang)
Tương đen Hàn Quốc là một loại gia vị lên men truyền thống, có vị mặn đậm đà, beo béo và hơi chua nhẹ được làm từ đậu nành lên men. Tương đậu nành lên men của Hàn cũng tương tự với các loại tương của Trung, Nhật và Việt Nam, tuy nhiên tương doenjang của Hàn lại mặn hơn, đặc hơn nên nếu muốn sử dụng thì phải hoà với ít nước. Món tương này được dùng trong các loại nước chấm, nước ướp thịt, các loại canh, hầm như canh hầm tương đen, thịt xào tương đen… Món nổi tiếng nhất với tương đen có lẽ là món mì tương đen được ăn trong ngày lễ độc thân của người Hàn Quốc mà ai cũng biết – jajangmyeon. Ngoài ra, doenjang (cũng như gochujang) là thành phần của ssamjang – nước ướp thịt BBQ kiểu Hàn rất đặc trưng.
Theo Trí Thức Trẻ
7 món ăn không thể bỏ lỡ khi đến Hàn Quốc vào dịp Tết Âm lịch
Nêu ban dư đinh đi du lich Han Quôc dip Têt nay, đưng bo qua nhưng mon ăn truyên thống hấp dẫn ma bât cư ngươi Han nao cung phai thư dip năm mới.
Tteokguk (canh bánh gạo): Tteokguk có nghĩ là "món canh năm mới của Hàn Quốc". Hình dạng của bánh gạo giống như đồng tiền kiểu Hàn Quốc cũ, vì vậy món súp có ý nghĩa tượng trưng về sự giàu có và thịnh vượng. Ảnh: Cooky.
Kim chi Mandu (há cảo kim chi): Đây làmón ăn quen thuộc dịp Tết Nguyên đán. Mandu là tên gọi món hoành thánh của người Hàn. Bánh có lớp vỏ bên ngoài làm bằng bột mì, phần nhân thường có thịt heo, hẹ, đậu hũ, miến của Hàn... Một số người còn cho thêm kimchi và rau củ tùy thích. Mandu dùng kèm với nước chấm làm từ nước tương, có vị chua ngọt. Ảnh: Hotmingg.
Manduguk (canh há cảo bánh gạo): Với người Hàn Quốc Manduguk là món ăn không thể thiếu trong mùa đông và những ngày đầu năm mới. Bởi theo người dân, món ăn có tác dụng làm ấm cả cơ thể và tâm hồn. Há cảo được làm từ bột gạo, gói bên trong nhân làm từ thịt bò, thịt heo cùng với các loại rau củ và gia vị. Ảnh: Pinterest.
Pyogo Beoseot-Jeon (bánh nhồi nấm): Nguyên liệu của bánh gồm thịt, bột mì, hải sản và rau. Sau khi hòa trộn các nguyên liệu, bánh sẽ được đem lên chảo rán cho đến giòn. Vào những dịp đặc biệt hay lễ Tết, người dân Hàn Quốc sẽ cùng nhau làm món ăn này. Ảnh: The River North.
Galbi Jjim (sườn ướp): Nguyên liệu chính của món ăn là thịt bò hoặc sườn heo. Sau khi được cắt và ướp với nước tương, dầu vừng, tiêu và đường, món ăn sẽ được hầm trong một khoảng thời gian nhất định, tới khi thịt mềm và dậy mùi thơm. Ảnh: Xphere.
Japchae (miến xào của Hàn Quốc): Nguyên liệu chính để làm món ăn này là miến, các loại rau theo mùa và thịt bò. Người Hàn dùng dầu mè để xào. Japchae có thể ăn nóng hoặc nguội. Ngày nay, Japchae đã trở thành món ăn đặc biệt tiếp đãi khách của gia đình trong dịp năm Tết. Ảnh: Ameovat.
Yaksik (bánh gạo ngọt): Yaksik là đồ ăn ngọt của Hàn Quốc làm từ gạo nếp, pha trộn với hạt dẻ, táo tàu, và hạt thông. Người dân thường dùng đường đỏ, dầu mè, nước tương, và đôi khi quế để tạo mùi vị. Món ăn này thường được người Hàn chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết truyền thống, lễ hội thu hoạch, đặc biệt là trong ngày đầu năm mới. Ảnh: Cooky.
Theo Zing
Khám phá mâm cỗ đầu năm mới của người Hàn Quốc: hấp dẫn và cầu kỳ đến khó tả Cũng giống như Việt Nam, người Hàn Quốc cũng ăn Tết Nguyên Đán với rất nhiều phong tục độc đáo và món ăn hấp dẫn. Tết Nguyên Đán đang cận kề không chỉ ở Việt Nam mà còn cả những quốc gia châu Á khác. Và Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia ăn Tết Nguyên Đán với những nét văn...