Có 3 dấu hiệu này buổi sáng và tối thì coi chừng xương khớp của bạn đang “kêu cứu”
Trong số nhiều bệnh và tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của xương, có 3 bệnh về xương khớp phổ biến nhất là thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và loãng xương.
Xương là bộ phận mạnh nhất trong cơ thể con người. Nó có thể cung cấp cho chúng ta sức mạnh, duy trì sự cân bằng của cơ thể, bảo vệ các cơ quan nội tạng và hỗ trợ cho cơ bắp. Tuy nhiên, các bệnh thoái hóa như loãng xương có thể ảnh hưởng xấu đến xương, và các bệnh như viêm khớp cũng có thể ảnh hưởng đến các mô giữa xương và khớp.
3 dấu hiệu này buổi sáng và tối cảnh báo xương khớp của bạn đang “kêu cứu”
1. Cứng khớp vào buổi sáng: Cảnh báo sớm viêm khớp dạng thấp
Những người hay cảm thấy cứng khớp vào buổi sáng (khoảng 30 phút) có thể có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp. Theo ông Chaim Putterman, chuyên khoa viêm khớp tại Đại học Y Albert Einstein (Mỹ), người bị viêm khớp dạng thấp cho biết họ thường cảm thấy cứng khớp vào buổi sáng, khó di chuyển, cơn đau càng nặng hơn mỗi khi vận động nặng hoặc đi lại nhiều.
2. Đau đớn vào ban đêm: Cảnh báo ung thư xương
Ung thư xương là loại ung thư liên kết từ 3 tế bào, bao gồm tế bào tạo sụn, tế bào tạo xương và tế bào liên kết của mô xương. Các triệu chứng chính của các khối u xương phát sinh sớm, bệnh ban đầu chỉ đau nhẹ, không liên tục. Cùng với sự tiến triển của bệnh, cơn đau có thể tăng dần lên, sự phát triển của những cơn đau thường cố định.
Hầu hết bệnh nhân tăng đau vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Sự đau đớn diễn ra mơ hồ, bạn gần như khó biết đau từ đâu.
3. Đau quanh khớp gối, nhất là về ban đêm: Nguy cơ thoái hóa khớp gối
Người bị thoái hóa khớp gối thường có dấu hiệu đau quanh khớp gối hoặc chỉ đau một vài điểm, lúc đầu đau chỉ xuất hiện nhẹ, nhất là lúc đi lại nhiều, hoặc lúc lên xuống cầu thang hoặc lên dốc, thường xuất hiện vào ban đêm. Đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh. Càng về sau, khớp gối có thể bị sưng lên do viêm hoặc do tràn dịch khớp, nếu được chọc hút dịch ra, đau sẽ giảm nhưng có thể tái phát vài ngày sau đó. Khi bệnh trở nên nặng hơn, người bị thoái hóa khớp gối có thể bị cứng khớp, biểu hiện rõ nhất là lúc sáng sớm, lúc vừa ngủ.
Video đang HOT
Khác với đau kiểu viêm như trong bệnh lý viêm khớp gối nhiễm khuẩn hay viêm khớp dạng thấp. Đau do thoái hóa khớp gối thường đau liên tục trong ngày, đau tăng lên về đêm và sáng. Người bệnh nghỉ ngơi không hết đau mà chỉ giảm đau ít.
Các bệnh về xương khớp thường gặp
Trong số nhiều bệnh và tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của xương, có 3 bệnh về xương khớp phổ biến nhất:
1. Thoái hóa khớp (hay còn gọi là viêm khớp và viêm khớp mãn tính)
Thoái hóa khớp là một trong những bệnh về xương khá phổ biến, xảy ra khi sụn khớp bị thoái hóa hoặc tổn thương, gây viêm và thay đổi hình dạng của các xương xung quanh, đôi khi gây ra các gai xương. Bệnh viêm khớp này thường ảnh hưởng đến đầu gối và hông, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến các khớp khác, chẳng hạn như ngón tay. Viêm xương khớp thường do lão hóa gây ra, nhưng nó cũng có thể là kết quả của tình trạng thừa cân hoặc các bệnh viêm nhiễm.
2. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp được xếp vào nhóm bệnh tự miễn của cơ thể con người, tuy nhiên nguyên nhân chính xác của nó vẫn chưa được giải đáp trong giới y học. Tỷ lệ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam. Căn bệnh tự miễn này chủ yếu tấn công các mô xung quanh khớp và các mô liên kết ở các bộ phận khác của cơ thể, gây viêm, cuối cùng phá hủy sụn và thay đổi hình dạng của xương, và dẫn đến xói mòn xương.
3. Loãng xương
Loãng xương là bệnh về xương phổ biến nhất, mặc dù là bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ nhưng nam giới cũng có thể mắc bệnh này. Loãng xương là do giảm mật độ xương, dẫn đến xương yếu hơn và dễ bị gãy xương. Có 3 loại loãng xương là: Loãng xương sau mãn kinh (do thiếu oestrogen); loãng xương do tuổi già (do thiếu canxi hoặc vitamin D, hoặc do thiếu cả canxi và vitamin D); loãng xương vô căn, không rõ nguyên nhân, nhưng nó thường xảy ra ở thanh thiếu niên và nam giới trưởng thành.
Việc cần làm để duy trì xương khỏe mạnh
Trên thực tế, có những cách rõ ràng để giữ cho xương khỏe mạnh khi bạn còn trẻ và ngăn ngừa mất xương khi về già. Một số phương pháp thực sự là để duy trì một lối sống và thói quen tốt, chẳng hạn như tập thể dục để duy trì cân nặng hợp lý, không hút thuốc và hạn chế lượng rượu và nước ngọt.
Các phương pháp khác bao gồm:
Chế độ ăn uống lành mạnh: Mọi người dường như đều hiểu điều này nhưng nhiều người không biết nên ăn những thực phẩm nào để tăng cường sức khỏe của xương. Xương cần canxi và vitamin C, D và K. Thực phẩm chứa canxi tốt bao gồm các sản phẩm từ sữa ít béo, cá béo như cá hồi, đậu trắng và đậu phụ. Nếu bạn không ăn đủ rau và trái cây, bạn nên bổ sung các loại vitamin cần thiết theo tư vấn của bác sĩ.
Tập thể dục: Các bài tập trọng lượng và tăng cường cơ bắp cũng rất quan trọng, chúng không chỉ giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh mà loại bài tập này có thể khiến xương sản sinh ra nhiều tế bào hơn để giúp xương chắc khỏe. Tập tạ, đi bộ, đi bộ đường dài và yoga đều thuộc nhóm này.
Tiếp xúc ánh mặt trời: Ánh nắng mặt trời có thể giúp các vitamin cơ thể sản D. Chúng ta cần ánh sáng mặt trời để hấp thụ canxi để xây dựng xương chắc khoẻ. Nếu bạn không có đủ thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, hoặc luôn sử dụng kem chống nắng, thì bạn có thể cần ăn thêm thực phẩm chứa vitamin D hoặc bổ sung trực tiếp vitamin D.
Đông - Tây y kết hợp, "vũ khí" chữa đau toàn diện
Đông - Tây y kết hợp sẽ là "vũ khí" chữa đau toàn diện cho nhiều loại: Đau xương khớp, thoái hoá khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp... Cải thiện chất lượng đời sống cho người bệnh.
Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Bay - Chủ tịch Liên chi hội Đông - Tây y kết hợp TP.HCM tại Hội nghị khoa học và Đào tạo liên tục lần 1 năm 2021 với chủ đề "Quan niệm về đau và cập nhật điều trị kết hợp Đông - Tây y".
PGS.TS Nguyễn Thị Bay chia sẻ về sự phát triển của Đông - Tây y
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Bay, đau là một trong những nguyên nhân người bệnh tìm đến thầy thuốc nhiều nhất. Dù chỉ là thoáng qua hay mạn tính kéo dài, đau đều gây nên những cảm xúc âm tính, những cảm giác sợ hãi, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
Đau có thể do rất nhiều nguyên nhân. Đối với Tây y, y lý của đau được giải thích và phân theo cơ chế (đau do viêm, đau do hoại tử mô, do co thắt, đau cơ học), hoặc theo phân loại (gồm: đau cấp, đau mạn tính). Trong Tây y, khi nêu lên một nguyên nhân, dựa trên những khoa học chứng cứ các bác sĩ cũng đưa ra những cơ chế rõ ràng để minh chứng. Dù đau theo cơ chế nào, tình trạng đau không chỉ có tác động lên thần kinh tại chỗ gây đau tại chỗ mà lan theo đường đi của dây thần kinh, diễn tiến đau ở các vị trí liên quan.
Trong Đông y, đau được lý giải theo 2 quan điểm xuyên suốt. "Thứ nhất là thể có đau, tức là tắc nghẽn ở đâu đó trên quan điểm Thống tắc bất thông. Quan điểm thứ 2 là thiếu dinh dưỡng sẽ gây đau Thất vinh tắc thống. Trên lý luận, quan điểm đau theo Tây y hay Đông y đều có ý nghĩa giống nhau chỉ khác nhau ở mô tả"- PGS.TS Nguyễn Thị Bay chia sẻ.
BS.CK2 Đỗ Tân Khoa trong bài báo cáo Cấy chỉ giảm đau
Ở Đông y hay Tây y đều có những thế mạnh, nhiều nghiên cứu đã kết luận việc kết hợp Đông y - Tây y mang lại hiệu quả điều trị cao cho người bệnh. Hiệu quả của việc kết hợp giữa 2 nền y học thể hiện ở cả chẩn đoán và điều trị. Theo đó, đối với chẩn đoán, bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng bằng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh của Tây y để xác định nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh, diễn tiến bệnh. Song song đó, Đông y ứng dụng kinh nghiệm, lý pháp để chẩn đoán ảnh hưởng của đau đến tạng phủ hay chưa, đưa ra các phương pháp điều trị toàn diện và tận gốc.
Sau chẩn đoán, bệnh nhân có thể điều trị thuần tuý bằng Đông y, như sử dụng châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, dinh dưỡng, tập luyện và dùng thuốc (thuốc Đông y hoặc phối hợp thuốc Tây y và Đông y trong trường hợp đau cấp. Thuốc Tây y sẽ giảm triệu chứng đau nhanh, chống viêm, bên cạnh đó dùng kèm thuốc Đông y điều trị nguyên nhân bệnh.
Ví dụ bệnh lý viêm khớp dạng thấp sử dụng các thuốc trên hệ miễn dịch, thuốc giảm đau. Bên cạnh đó cơ thể can thận hư, tì hư có thể dùng bài thuốc y học cổ truyền để điều trị, nâng cao dinh dưỡng cho người bệnh.
PGS.TS Nguyễn Thị Bay nhấn mạnh: "Với hiệu quả điều trị của y học cổ truyền và Đông - Tây y kết hợp, ngày càng gia tăng sử dụng y học cổ truyền trên thế giới. Bên cạnh sự tin tưởng sử dụng y học cổ truyền trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu của người dân ở các nước kém phát triển như: Ethiopia (90% người dân sử dụng YHCT), Benin, India và Rwanda cùng 70% người dân sử dụng,... Ở nhiều nước phát triển người dân cũng đã từng sử dụng liệu pháp điều trị bổ trợ và thay thế như Canada (70%), Australia (48%), France (49%), USA (42%)..."
Tại hội nghị, nhiều báo cáo khoa học mang tính tổng quát đến chuyên sâu đã được trình bày bởi các nhà khoa học giàu kinh nghiệm lâm sàng trong điều trị đau từ y học hiện đại đến y học cổ truyền, như: Quan niệm về đau theo y học hiện đại và đau sau Zona; Đau trong điều trị bệnh xương khớp và điều trị;
Tổng quan về điều trị đau bằng phương pháp không dùng thuốc, nguyên nhân và cơ chế; Cấy chỉ giảm đau; Cơ chế và ứng dụng của vận động châm pháp trong điều trị một số bệnh lý đau thường gặp; Vai trò của xoa bóp - Bấm huyệt điều trị đau; Thời châm (Linh quy bát pháp - Tý Ngọ lưu chú).
Bệnh nhân thoái hóa khớp nên tập luyện thế nào? Bên cạnh những loại thuốc hay các liệu pháp kỹ thuật, phẫu thuật cần đến bác sĩ, bệnh nhân thoái hóa khớp (THK)cũng có thể tự điều chỉnh lối sống, thói quen, chế độ luyện tập để cải thiện triệu chứng bệnh. Tác dụng của tập luyện ở bệnh nhân THK Tập luyện thường xuyên và phù hợp ở bệnh nhân THK mang...