Có 200 triệu đồng, gửi ở ngân hàng nào lãi nhiều nhất?
Nếu bạn có trong tay 200 triệu đồng nhưng chưa thể tìm thấy một phương án kinh doanh nào khả thi thì việc gửi tiết kiệm ngân hàng có thể là kênh đầu tư mà bạn có thể cân nhắc. Nhưng ngân hàng nào sẽ trả cho bạn nhiều lãi nhất?
Ngân hàng nào sẽ trả cho bạn nhiều lãi nhất? Nguồn: internet
Vài năm gần đây, khi định giá về vàng có nhiều biến động và không còn “lấp lánh” như xưa thì kênh tiết kiệm ngân hàng lại càng có ưu thế hơn.
Thông thường người có tiền chỉ việc mang tiền đến ngân hàng gửi, hoặc trích xuất tài khoản gửi online. Tuy nhiên làm sao để gửi tiền một cách có lợi nhất, an toàn nhất, dễ dàng xử lý nhất trong những trường hợp bất trắc xảy ra thì không phải ai cũng biết được.
Lãi suất chính là yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp cho các khách hàng có thể cân nhắc đến việc gửi tiết kiệm hay không.
Chỉ cần một thao tác nhỏ là vào các trang web chính thức của các ngân hàng trên internet là bạn có thể tra cứu được các thông tin về lãi suất tiền gửi một cách dễ dàng và tiện lợi. Đa số các ngân hàng đều có một cột nhỏ lãi suất hiện ngay trên trang chủ.
Trên thực tế, phần lớn khách hàng thường tìm đến các ngân hàng uy tín, thường là ngân hàng thương mại nhà nước như là Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank.
Bảng lãi suất của 4 ngân hàng này tại ngày 7/8/2019 như sau:
Video đang HOT
Danh sách cập nhật lãi suất gửi VND, đơn vị tính: %
Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bạn không nên tìm hiểu về sản phẩm gửi tiết kiệm của các ngân hàng cổ phần, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Bởi vì để kéo khách hàng, các ngân hàng này đã đưa ra nhiều chính sách rất hấp dẫn về ưu đãi lãi suất, thủ tục…
Bảng lãi suất của một số ngân hàng nhỏ tại ngày 7/8/2019:
Danh sách cập nhật lãi suất gửi VND, đơn vị tính: %
Nhìn bảng so sánh trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy lãi suất tiền gửi của các ngân hàng nhỏ với vốn điều lệ quanh mức 3.000 tỷ đồng lại cao hơn khá nhiều so với Top 4 ngân hàng TMCP nhà nước.
Cụ thể hơn, lấy ví dụ rằng nếu gửi 200 triệu kỳ hạn 13 tháng ở Vietcombank, lãi suất bạn được hưởng là 6,8%/năm (hưởng lãi suất 13,6 triệu đồng/năm), nhưng nếu gửi ở NCB bạn có thể được hưởng mức lãi suất 8%/năm (tương đương 16 triệu đồng/năm).
Thông thường bạn gửi kỳ hạn càng dài, số tiền càng lớn cộng với nhận lãi cuối kỳ thì càng có cơ hội được hưởng những mức lãi suất các hấp dẫn hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên cần lưu ý thêm, nếu bạn rút tiền trước kỳ hạn (trước ngày đến hạn) dù chỉ 1 ngày thì toàn bộ số tiền lãi của bạn cũng sẽ quy về lãi suất không kỳ hạn với tiền lãi rất ít, thường là không quá 1%.
Theo Khánh An/nhadautu.vn
Tỷ giá ổn định, không còn tình trạng găm ngoại tệ
Chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong thời gian qua linh hoạt và ổn định, với một năm 2018 thành công. Thị trường ngoại hối được đánh giá tiếp tục ổn định trong năm 2019, tỷ giá không nhiều áp lực và tình trạng găm giữ ngoại tệ giảm.
Không chịu tác động lớn từ Fed
Trong bối cảnh USD tăng mạnh trên thị trường quốc tế năm qua và khiến nhiều đồng tiền khác bị mất giá mạnh, đặc biệt là tại các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, thì mức độ giảm giá của VND được xem là chấp nhận được.
Kết thúc năm 2018, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tăng 1,78%, thấp hơn mục tiêu đặt ra là điều chỉnh không quá 2%. Tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng, thị trường tự do dù cao hơn, tương ứng khoảng 2,2% và 2,5%, nhưng nếu so với giai đoạn trước đây, sự biến động này là khiêm tốn.
Trước động thái Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không ngừng tăng lãi suất USD trong thời gian qua, song thị trường tài chính tiền tệ trong nước vẫn ổn định và dự báo sẽ không chịu tác động nào quá đột biến trong năm 2019. Bởi Fed cho biết, sẽ dừng tăng lãi suất USD trong năm nay và chưa có lộ trình tăng tiếp theo.
Kinh tế vĩ mô và tình hình trên thế giới sau cuộc họp tháng 3/2019 của Fed cũng cho thấy, Ngân hàng Trung ương Mỹ đã hạn chế việc tăng lãi suất USD. Điều này làm cho chỉ số USD-Index giảm trong thời gian qua và các đồng ngoại tệ khác tăng so với đồng USD... cho thấy xu hướng USD sẽ còn giảm tiếp.
Ông Huỳnh Trung Minh, Chuyên gia tài chính
Thực tế, tỷ giá USD/VND tăng thời gian qua là do Fed có 4 lần tăng lãi suất trong năm 2018 (hiện đang ở mức 2,25 - 2,5%/năm) và nhiều đồng tiền chủ chốt nằm trong rổ tiền tệ tính tỷ giá trung tâm cũng mất giá từ 3 - 10% so với USD. Chính điều này làm cho tỷ giá USD/VND trung tâm và tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và tự do đều tăng cao. Tuy nhiên, do nguồn kiều hối chảy vào Việt Nam tiếp tục tăng trong thời gian qua, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân cũng tăng mạnh..., giúp thanh khoản USD trên thị trường ổn định và tỷ giá USD/VND khó tăng.
Tỷ giá USD/VND có xu hướng nhích nhẹ trong thời gian cận Tết vừa qua, nhưng sau đó nhanh chóng ổn định. Diễn biến tỷ giá năm nay khả năng sẽ vẫn ổn định và có điều kiện giảm. Bởi kiều hối chuyển về Việt Nam tăng, thặng dư thương mại Việt Nam cũng tăng và giải ngân vốn FDI tăng... hỗ trợ tích cực cho tỷ giá.
Tuy nhiên, tỷ giá năm 2019 sẽ phụ thuộc rất lớn vào hành động của Fed và quan hệ thương mại Mỹ - Trung, một trong những điều tác động tiêu cực đến tỷ giá USD/VND. Bởi khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tăng lên, Trung Quốc không thể dùng "đòn" thương mại với Mỹ, ngược lại sẽ phải sử dụng chính sách tiền tệ. Đồng nhân dân tệ mất giá gần 10% trong thời gian qua, đi kèm với đó là một loạt đồng ngoại tệ khác trong rổ tiền tệ cũng mất giá 3 - 7%. Tuy nhiên, tỷ giá USD/VND được dự báo chỉ tăng 1,5 - 2% năm nay và nguồn cung dồi dào. Thị trường tiền tệ trong nước sẽ không chịu tác động nào quá đột biến từ động thái mới nhất của Fed. Đồng thời, NHNN đã có những biện pháp điều hành chính sách linh hoạt thông qua các công cụ và sản phẩm trên cả kênh tỷ giá và lãi suất để ổn định thị trường.
Tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm
Cùng với việc kiểm soát tỷ giá, linh hoạt và ổn định năm nay, NHNN tiếp tục chủ trương duy trì lãi suất tiền gửi ngoại tệ ở mức 0%/năm khiến tình trạng găm ngoại tệ giảm. Theo NHNN, từ sau khi áp dụng chính sách lãi suất tiền gửi bằng USD về 0%/năm, diễn biến tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm. Hệ thống tổ chức tín dụng chuyển từ bán ròng sang mua ròng ngoại tệ từ năm 2016, tạo điều kiện cho NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước. Trong quý đầu năm 2019, tỷ giá USD/VND tiếp tục ổn định, NHNN mua ròng ngoại tệ.
Thông tin từ Chính phủ cho biết, trước thềm kỳ nghỉ Tết 2019, nhà điều hành chính sách tiền tệ đã mua vào khoảng 4 tỷ USD, nâng quy mô dự trữ ngoại hối quốc gia lên khoảng 63 tỷ USD. Sau nghỉ Tết Nguyên đán đến nay, tính toán từ một số thành viên lớn tham gia thị trường liên ngân hàng, ước tính NHNN tiếp tục mua ròng thêm khoảng 2,5 tỷ USD, nâng kỷ lục dự trữ ngoại hối quốc gia lên mức mới, nhiều khả năng vượt mốc 65 tỷ USD vào cuối quý I/2019. Như vậy, ước tính quy mô dự trữ ngoại hối Việt Nam đã tăng gấp đôi trong 3 năm qua, cải thiện rõ nét một nguồn lực chủ động của quốc gia.
Bên cạnh đó, NHNN triển khai các giải pháp để thu hút các nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, thể hiện qua chính sách quản lý hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, chính sách mua, bán ngoại tệ tiền mặt tổ chức tín dụng được phép với cá nhân để vừa đảm bảo mục tiêu thu hút ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, vừa đảm bảo mục tiêu quản lý thống nhất chính sách quản lý ngoại hối đối với hoạt động đổi ngoại tệ.
Theo quy định, các tổ chức kinh tế để được làm đại lý đổi ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép phải đáp ứng các điều kiện rất chặt chẽ, đảm bảo hoạt động đổi ngoại tệ được thực hiện hiệu quả, đúng pháp luật, tạo thuận lợi cho cá nhân là công dân Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt đáp ứng các nhu cầu chi tiêu ở nước ngoài đối với các mục đích học tập, chữa bệnh, đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.
Một điểm quan trọng nữa, trước đây, hiện tượng mua bán, thanh toán và găm giữ ngoại tệ tiền mặt khá phổ biến, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và phi chính thức ở mức cao, tạo áp lực lớn cho thị trường ngoại hối chính thức và ảnh hưởng không nhỏ đến điều hành tỷ giá và tiền tệ của NHNN, quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước sụt giảm mạnh. Sự bất ổn về tỷ giá và thị trường ngoại hối trong giai đoạn này là một trong những nguyên nhân gây nên sự bất ổn về kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, kể từ sau khi áp dụng chính sách lãi suất tiền gửi USD 0%/năm, diễn biến tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm, tỷ lệ đô la hóa cũng giảm mạnh. Hệ thống tổ chức tín dụng chuyển từ bán ròng sang mua ròng ngoại tệ từ năm 2016, tạo điều kiện cho NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước.
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, tỷ giá và thị trường ngoại tệ đã được giữ ổn định, không còn chênh lệch giữa tỷ giá trên thị trường phi chính thức và thị trường chính thức, tâm lý găm giữ ngoại tệ của tổ chức và dân cư đã giảm đáng kể, lượng ngoại tệ bán cho hệ thống ngân hàng liên tục tăng, góp phần chuyển hóa nguồn lực ngoại tệ vào phục vụ sản xuất - kinh doanh và tạo nguồn cung tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Tuy nhiên, để thu hút được nguồn lực không phải VND vào hoạt động sản xuất kinh doanh, thì ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị VND đóng vai trò then chốt. Khi đồng VND có giá trị ổn định, kinh tế vĩ mô thuận lợi thì các nhu cầu tích trữ dự phòng tài sản bằng ngoại tệ, vàng sẽ giảm và nhu cầu đầu tư sẽ tăng lên. Chính vì vậy, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần nâng cao vị thế VND, đồng thời củng cố niềm tin của người dân vào đồng Việt Nam.
Huỳnh Trung Minh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Trẻ em dưới 15 tuổi được gửi tiết kiệm tại ngân hàng Từ ngày 5/7, người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự vẫn có thể gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng. Đó là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 48/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ 5/7 tới. Cụ thể, Thông tư 48...