Có 1 khoản phí nhà trường không được phép thu của phụ huynh học sinh trong học kỳ 1
Sở GD-ĐT TP.HCM đã có chỉ đạo về các khoản thu và sử dụng các khoản thu đối với các trường học.
Trưa ngày 10-9, Sở GD-ĐT TP.HCM có văn bản gửi phòng GD-ĐT quận, huyện, TP Thủ Đức và các cơ sở giáo dục công lập hướng dẫn thu, sử dụng các khoản thu khác trong năm học 2021-2022.
Theo đó, Sở GD-ĐT TP.HCM đề nghị trong học kỳ 1, các cơ sở giáo dục công lập không kêu gọi, vận động phụ huynh học sinh với bất kỳ hình thức nào liên quan đến các hỗ trợ mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất cho trường học (không bao gồm việc vận động thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh nghèo không đủ điều kiện học tập).
Khi có điều kiện đi học lại, các cơ sở giáo dục công lập chủ động rà soát tận dụng các cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện có đảm bảo các điều kiện để tổ chức giảng dạy học tập.
Hạn chế đến mức thấp nhất việc tổ chức vận động phụ huynh mua sắm các trang thiết bị không cần thiết như máy điều hòa và các trang thiết bị không phục vụ trực tiếp cho việc học tập như thay màn cửa, trang trí lớp học… Không được thay đổi quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao… trong năm học làm ảnh hưởng đến các chi phí phát sinh cho phụ huynh học sinh.
Học sinh TP. HCM đi học. (Ảnh minh họa)
Sở GD-ĐT cũng chỉ đạo, đối với nội dung thu, sử dụng các khoản thu khác cần bám sát đúng theo hướng dẫn chuyên môn của bậc học về thời gian bắt đầu, số tiết thực tế và phương án tổ chức thực hiện. Cần lưu ý số tiết trên ngày đảm bảo không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, không gây quá tải cho giáo viên, học sinh để phát huy được hiệu quả trên nền tảng học trực tuyến.
Đối với khoản thu thực hiện mức thu trường tiên tiến , xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, các đơn vị cần lưu ý điều chỉnh kế hoạch giảng dạy và xây dựng mức thu phù hợp với các hoạt động giảng dạy thực tế phát sinh trong thời gian học trực tuyến.
Video đang HOT
Đối với các khoản thu chương trình tiếng Anh tích hợp , theo Sở GD-ĐT, đây là khoản thu theo nhu cầu của phụ huynh học sinh đã đăng ký và bảo đảm chi phí cho chương trình (bao gồm các chi phí liên quan đến giáo viên nước ngoài). Nên trong thời gian học trực tuyến, mức thu này có thể điều chỉnh phù hợp nếu có thay đổi về thời lượng, các nội dung đã cam kết và được tổ chức thu theo định kỳ, có thể thu theo quý, học kỳ hoặc cho cả năm học.
Trong chỉ đạo về các khoản thu, ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cũng lưu ý, trong trường hợp phụ huynh học sinh khó khăn về kinh tế không thể tham gia tiếp tục theo học chương trình này thì các đơn vị có thể sắp xếp chuyển lớp theo nhu cầu, nguyện vọng nhưng đảm bảo phù hợp với các quy định về tổ chức lớp học chương trình tiếng Anh tích hợp.
Muôn vàn bất cập khi học online
Chỉ mới bắt đầu học trực tuyến được không lâu nhưng phương pháp này đã nảy sinh nhiều vấn đề cho cả phụ huynh, giáo viên và các bạn học sinh.
Năm nay, học sinh trên nhiều tỉnh thành cả nước bắt đầu năm học mới theo cách đặc biệt - học trực tuyến. Dù đây không phải là lần đầu tiên phương pháp này được áp dụng nhưng đây là lần đầu tiên, quy mô của học trực tuyến rộng khắp các tỉnh thành, thậm chí có nơi sẽ kéo dài tới ít nhất học kỳ 1.
Chỉ mới bắt đầu học trực tuyến được không lâu nhưng phương pháp này đã nảy sinh nhiều vấn đề cho cả phụ huynh, giáo viên và các bạn học sinh.
Thiếu thiết bị học trực tuyến, đường truyền Internet
Tại TP.HCM, theo thống kê từ Sở GD-ĐT , hiện có trong tổng số gần 700.000 học sinh trung học thì có khoảng 17.000 học sinh không có thiết bị, không có đường truyền internet, hơn 5.000 học sinh có thiết bị nhưng lại không có internet.
Trong tổng số 647.253 học sinh tiểu học thì có 53.349 em không đủ điều kiện học do không có thiết bị, thiếu đường truyền internet, không có người hỗ trợ, hoặc đang ở quê...
Nhiều phụ huynh dù có muốn mua thiết bị học cho con mình cũng không nơi nào bán hoặc không có chỗ sửa vì ảnh hưởng của dịch bệnh.
TP.HCM - thành phố lớn và có điều kiện kinh tế lớn nhất cả nước nhưng vẫn có hàng trăm học sinh không đủ điều kiện học trực tuyến.Vậy những tỉnh, thành khác khó khăn hơn, con số này còn gấp mấy lần?
Lường Thị Thắm, một học sinh miền núi Tuần Giáo, Điện Biên lên đồi "hứng sóng" để học trực tuyến trước đây.
Hệ thống dạy học trực tuyến chưa đồng bộ, đường truyền liên tục gián đoạn
Hiện nay, hầu hết nhà trường đều chưa có hệ thống dạy học trực tuyến mà chủ yếu dùng phần mềm miễn phí, độ bảo mật chưa cao, đường truyền có khi không ổn định.
Một vấn đề đau đầu khác là tình trạng đường truyền học trực tuyến liên tục gián đoạn. Trước số lượng lớn lượng truy cập dạy và học mỗi ngày, nhiều nơi đường truyền không đảm bảo. Điều này ảnh hưởng đến quá trình dạy và học của cả giáo viên và học sinh.
Khả năng tiếp cận bài giảng của học sinh bị hạn chế
Ở mỗi lớp học trực tuyến, tỷ lệ học sinh tiếp cận tốt với bài giảng có lẽ chỉ khoảng 20% so với học trực tuyến.
Nhất là với học sinh lớp 1, 2 việc để các em tập trung ngồi một chỗ đã là một bài toán khó.
Ngay cả thầy cô cũng gặp khó khăn vì không phải ai cũng thành thạo công nghệ thông tin khi dạy trực tuyến.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi tiếp xúc với thiết bị điện, điện tử
Sáng 10/9, một học sinh 10 tuổi ở Hà Nội đã bị thiệt mạng do điện giật khi đang học trực tuyến. Theo thông tin ban đầu, trong giờ học trực tuyến, cậu bé 10 tuổi sau khi thấy máy tính không vào điện, đã lấy kéo chọc vào ổ điện kiểm tra và bị điện giật. Gia đình sau đó đã đưa em đến bệnh viện cấp cứu, nhưng em đã không qua khỏi.
Hiện trường sự việc thương tâm (Ảnh: VTC)
Sự việc dù hy hữu nhưng khiến phụ huynh và cộng đồng lo lắng khi để con em mình tiếp xúc với các thiết bị điện, điện tử.
Bên cạnh vấn đề an toàn điện, làm sao để học sinh không lơ đãng, truy cập các trang web không phù hợp cũng là bài toán khó với giáo viên và phụ huynh.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh kiểm tra cơ sở vật chất trường học tại Cẩm Xuyên Nhân dịp đầu năm học mới, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu đã kiểm tra cơ sở vật chất tại một số trường học ở huyện Cẩm Xuyên. Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu kiểm tra cơ sở vật chất tại Trường THCS...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bắt gặp chồng đi đưa cơm cho một bé gái, tôi chạy ra tra hỏi thì sững sờ với câu trả lời của anh: Sự thật bất ngờ
Góc tâm tình
22:58:07 14/05/2025
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'
Phim âu mỹ
22:54:22 14/05/2025
Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn
Thế giới
22:54:09 14/05/2025
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu
Sao châu á
22:42:36 14/05/2025
Những bóng hồng làm nhà sản xuất phim của điện ảnh Việt
Hậu trường phim
22:36:49 14/05/2025
Cô bé 14 tuổi hát bolero gây sốt giờ ra sao?
Sao việt
22:33:48 14/05/2025
Phương Thanh nhắc về ồn ào 'bị chơi xấu' cách đây 11 năm
Tv show
22:29:31 14/05/2025
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris
Sao âu mỹ
22:22:52 14/05/2025
Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ
Tin nổi bật
22:18:07 14/05/2025
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?
Nhạc quốc tế
22:02:59 14/05/2025