CNN: Kinh tế Mỹ có quý giảm sâu nhất kể từ khủng hoảng 2008, báo hiệu một đợt suy thoái mới
Theo kịch bản tồi tệ nhất, các chuyên gia kinh tế của JP Morgan dự đoán nền kinh tế Mỹ quý II/2020 có thể suy giảm đến 40% so với năm trước, mức suy giảm mạnh nhất kể từ khi BEA bắt đầu theo dõi tăng trưởng GDP theo quý kể từ năm 1947.
Theo số liệu mới nhất của tổng cục thống kê phân tích kinh tế Mỹ (BEA), quốc gia này đã có quý suy giảm đầu tiên sau gần 6 năm tăng trưởng liên tục do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
Trong quý I/2020, GDP của Mỹ đã giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm lần đầu tiên kể từ quý I/2014 và là mức giảm mạnh nhất kể từ quý IV/2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra.
Nguyên nhân chính cho sự suy giảm này là mảng đầu tư và chi tiêu tiêu dùng, vốn đóng góp rất lớn cho GDP của Mỹ. Chi tiêu tiêu dùng của người dân đã giảm 7,6% trong quý I/2020 so với cùng kỳ năm trước do mọi người buộc phải ở nhà tránh dịch. Đây là mức giảm mạnh nhất của tiêu dùng kể từ quý II/1980 tại Mỹ.
Bên cạnh đó, nhiều ngành nghề đóng góp cho GDP của Mỹ cũng chịu ảnh hưởng vì người dân hạn chế chi tiêu hay đi lại vì dịch bệnh.
Báo cáo kết quả quý I là một cảnh báo cho nền kinh tế Mỹ khi phải đến giữa tháng 3/2020, các lệnh cách ly quyết liệt mới được áp dụng khiến hàng loạt hàng quán, doanh nghiệp phải tạm dừng kinh doanh. Điều này khiến các chuyên gia lo lắng cho quý II/2020.
Kết quả công bố trên của BEA cũng nghiêm trọng hơn so với các dự đoán trước đó. Nhiều chuyên gia từng cho rằng kinh tế Mỹ sẽ chỉ giảm khoảng 4% trong quý I/2020 nhưng thực tế lại đáng lo hơn nhiều.
Dẫu vậy, những số liệu này vẫn cần điều chỉnh và phải chờ đến 28/5/2020 thì BEA mới có đủ số liệu để tinh chỉnh lại tỷ lệ này.
Video đang HOT
Bất chấp điều đó, thông điệp mà BEA đưa ra là vô cùng rõ ràng. Quãng thời gian 6 năm tăng trưởng theo quý tại Mỹ đã chấm dứt và nền kinh tế số 1 thế giới gần như chắc chắn sẽ bước vào một cuộc khủng hoảng sâu.
“Nền kinh tế đang rời khỏi quỹ đạo tăng trưởng và quay đầu đi xuống do người dân giờ đây chỉ chú ý mua những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm hay nước uống”, Chuyên gia kinh tế Chris Rupkey của MUFG nhận định.
Tệ đến mức nào?
Trước đây, các cuộc khủng hoảng tại Mỹ chủ yếu do nguồn cung quá lớn hay quá ít mà ảnh hưởng đến thị trường. Tuy nhiên lần này tình hình đã khác khi cả nguồn cung lẫn cầu đều giảm do lệnh cách ly khiến người tiêu dùng phải ở nhà còn các nhà máy phải tạm dừng hoạt động.
Tính từ giữa tháng 3 đến nay, khoảng 26,5 triệu người Mỹ đã phải nộp đơn trợ cấp thấy nghiệp do làn sóng sa thải tăng cao. Điều này sẽ làm giảm thu nhập và khiến người dân tiết kiệm hơn là chi tiêu.
“Chúng tôi đi đến kết luận khủng hoảng dựa trên những bằng chứng khắp thế giới. Mỗi tuần đóng cửa cách ly sẽ khiến tăng trưởng GDP hàng năm suy giảm khoảng 0,5-1 điểm phần trăm”, Chuyên gia kinh tế trưởng Michael Grady của Aviva Investors lo lắng.
Thậm chí số liệu của quý II cũng được dự báo không mấy khả quan bởi kể cả có nới lỏng lệnh cách ly thì nền kinh tế Mỹ cũng đã trải qua nửa quý áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội.
Theo kịch bản tồi tệ nhất, các chuyên gia kinh tế của JP Morgan dự đoán nền kinh tế Mỹ quý II/2020 có thể suy giảm đến 40% so với năm trước, mức suy giảm mạnh nhất kể từ khi BEA bắt đầu theo dõi tăng trưởng GDP theo quý kể từ năm 1947.
Cũng theo JPMorgan, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 4 có thể đạt 20% với 25 triệu người mất việc.
Hiện một số bang của Mỹ đang nhanh chóng nới lỏng cách ly để mở cửa lại thị trường nhưng các chuyên gia cho rằng cần thêm thời gian để hoạt động kinh doanh có thể trở lại như trước đây.
Một câu hỏi nữa khiến nhiều người quan tâm là liệu người tiêu dùng Mỹ sẽ chi tiêu như thế nào khi kinh doanh hoạt động trở lại. Sau nhiều tuần giãn cách xã hội với thu nhập giảm và lo lắng về dịch bệnh chưa tan, nhiều người dân Mỹ có khả năng sẽ hạn chế tham gia các hoạt động giao thương, giải trí. Những nhà hàng, rạp chiếu phim… có khả năng sẽ tiếp tục trống vắng một thời gian dài trước khi khôi phục trở lại.
Chuyên gia kinh tế trưởng James Knightley của ING cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ giảm sâu và hồi phục lại mạnh do người tiêu dùng phải đối mặt với một trật tự mới sau dịch Covid-19. Điều đáng buồn ở đây là công cuộc hồi phục có khả năng sẽ chưa diễn ra cho đến tận cuối năm 2022.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo về rủi ro đáng kể đối với kinh tế Mỹ
Sau cuộc họp kéo dài hai ngày của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), Fed đã quyết định giữ nguyên phạm vi mục tiêu lãi suất liên bang ở mức 0-0,25%. Mức này đã được duy trì kể từ giữa tháng Ba tới
Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Washington, DC, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ngày 29/4 đã giữ lãi suất chuẩn ở mức gần bằng 0% và tiếp tục chương trình mua tài sản khổng lồ để ngăn chặn những tác động kinh tế từ đại dịch viêm đường hô hấp COVID-19, đồng thời cảnh báo về những rủi ro "đáng kể" phía trước.
Sau cuộc họp kéo dài hai ngày của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), Fed đã quyết định giữ nguyên phạm vi mục tiêu lãi suất liên bang ở mức 0-0,25%. Mức này đã được duy trì kể từ giữa tháng Ba tới nay.
Fed cho biết trong tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này sẽ "đè nặng" lên hoạt động kinh tế, thị trường việc làm và lạm phát trong thời gian tới, đồng thời đặt ra "rủi ro đáng kể" cho triển vọng kinh tế Mỹ trong trung hạn.
Trong cuộc họp báo sau cuộc họp, Chủ tịch Fed Jerome Powell từ chối trả lời câu hỏi rằng mức lãi suất chủ chốt trên sẽ được duy trì trong bao lâu. Ông chỉ lưu ý rằng Fed sẽ "không vội vàng" để rút các biện pháp hiện hành nhằm hỗ trợ nền kinh tế Mỹ.
Ông Powell cho biết Fed đã mua một lượng lớn trái phiếu kho bạc và chứng khoán được thế chấp theo chương trình nới lỏng định lượng. Nhưng tốc độ mua của Fed đã chậm lại trong bối cảnh thị trường đang gặp nhiều căng thẳng khi các nhà đầu tư cố gắng tìm thêm thanh khoản.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Fed nhận định triển vọng quý 2 này của kinh tế Mỹ sẽ vô cùng tồi tệ. Ông nói dù vẫn có khả năng cho một sự phục hồi mạnh mẽ, nền kinh tế Mỹ cũng khó có thể nhanh chóng quay trở lại mức trước khủng hoảng.
Những rủi ro trong trung hạn, mà ông Powell hàm ý là "năm sau hoặc lâu hơn," bao gồm những yếu tố không chắc chắn về việc phải mất bao lâu để kiểm soát được đại dịch, liệu sẽ có thêm đợt bùng phát nào không và liệu có vắcxin hay thuốc đặc trị cho dịch bệnh này hay không.
Chủ tịch Fed cũng lưu ý giai đoạn đó có thể xuất hiện thêm những thiệt hại đáng kể hơn đối với năng lực sản xuất của nền kinh tế, với việc các công nhân thất nghiệp trong một thời gian dài có thể mất đi kỹ năng và một làn sóng mất khả năng thanh toán của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trước khi cuộc họp của FOMC diễn ra, Fed đã rất nỗ lực để liên tục tung ra nhiều chương trình hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng, công ty, doanh nghiệp nhỏ, từ trung ương đến địa phương.
Ngày 31/3 vừa qua, Fed cho biết ngân hàng này sẽ ra mắt một cơ chế cho vay tạm thời, lần đầu tiên cho phép các ngân hàng trung ương nước ngoài chuyển đổi trái phiếu kho bạc Mỹ của họ thành đồng USD.
Trong một diễn biến mới nhất ngày 27/4 vừa qua, Fed thông báo kế hoạch mở rộng chương trình tín dụng ưu đãi trị giá 500 tỷ USD, cho phép các thành phố và địa phương nhỏ bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ nhằm giải thiểu các thiệt hại kinh tế.
Ngân hàng này cũng cho rằng họ cần phải hỗ trợ mạnh mẽ cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp để ngăn tín dụng cạn kiệt, tình trạng sẽ kéo theo các vụ phá sản quy mô lớn và khiến thất nghiệp tăng cao hơn nữa. Trước đó, Fed cũng đã lần đầu tiên triển khai cung cấp những khoản vay trực tiếp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa./.
Kỳ vọng Mỹ sớm tái khởi động nền kinh tế, Dow Jones nhảy vọt 350 điểm Chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong ngày 27/4 khi tình hình dịch Covid-19 tạm lắng dịu và nhiều bang bắt đầu nối lại một số hoạt động kinh tế. Thông tin một số bang nới lệnh giãn cách xã hộim cùng với các gói cứu trợ đang được triển khai giúp giới đầu tư hứng khởi, đẩy mạnh mua vào trong phiên giao...