Clip Tiến sĩ văng tục trên giảng trường ĐH làm xôn xao dư luận
Những ngày qua, video TS. Lê Thẩm Dương với những lời lẽ tục tĩu ghi nhận là tại Viện Quản trị Kinh doanh FSB được đưa lên mạng đã làm xôn xao dư luận.
Thông qua việc tìm kiếm thông tin trên mạng, độc giả Kim Tân đã phát hiện và gửi một số video bài giảng được ghi nhận là của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh tại Viện Quản trị Kinh doanh FSB, mới được đưa lên mạng.
Theo độc giả Kim Tân phản ánh, trong suốt phần bài giảng được quay và đưa lên mạng, TS Lê Thẩm Dương liên tục kể chuyện bậy bạ, dùng những từ ngữ tục tĩu thay cho phần chuyên môn chính.
“Tôi không thể hiểu nổi tại sao một vị tiến sĩ, trưởng một khoa của một trường đại học lớn như TS Dương khi giảng dạy trên bục giảng của một trường học lại có thể kể những câu chuyện bậy bạ, ám chỉ quan hệ vợ chồng, rồi dùng những từ ngữ hết sức tục tĩu thay cho phần chuyên môn. Thực sự là quá mất tư cách đạo đức của người giảng viên”, độc giả Tân bức xúc.
Nghiêm trọng hơn nữa, vị TS này còn có những chủ đề, những đoạn bài giảng, nói chuyện “lạc đề” có nội dung liên quan đến các lĩnh vực nhạy cảm như chính trị, hay các nhân vật chính trị nhưng chúng tôi đã lược bỏ đi trong phần video đăng tải…
Video đang HOT
Dưới đây là phần clip tổng hợp bài giảng của TS Lê Thẩm Dương do độc giả Kim Tân Cung cấp với rất nhiều lời nói tục tĩu. Đoạn video đã được chúng tôi cắt bỏ đi một số tình tiết để đảm bảo tính văn hóa. Mời bạn đọc cùng theo dõi:
Theo GDVN
Mẹ - Cô giáo của con!
Con đã trưởng thành từ những bài giảng, những lời dạy bảo của mẹ. Cùng lúc, mẹ gánh vác trên vai hai trách nhiệm, đó là trách nhiệm của một người giáo viên, và của một người mẹ.
Chưa bao giờ con biết, đôi vai ấy nặng gánh thế nào, vì con chỉ gọi cô bằng một cái tên thân thương duy nhất là mẹ. Hãy cho con được trộn lẫn mẹ và cô vào một mạch cảm xúc này mẹ nhé, để con thấy được vị trí của người cô và người mẹ trong suốt cuộc đời này của con!...
(Ảnh minh họa)
Con vẫn nhớ như in năm con tròn 5 tuổi. Con - một con bé ngỗ ngược, cắt tóc con trai, học lớp mẫu giáo lớn. Chỉ cần một cái lườm của con là chúng bạn phải sợ sệt mà khóc ré lên. Thế nhưng, trước mặt cô giáo, con lại luôn nở nụ cười tươi rói. Con luôn "tranh thủ" lúc cô rảnh rỗi lại chạy đến ôm cổ cô và hôn lên trán cô để nũng nịu, để được cô thương yêu. Một lần, con cùng cả lớp chơi trò Một đoàn tàu, cô bạn đứng phía sau níu áo con kiểu gì làm đứt cả 2 nút áo. Con giận nên ngoảnh lại, hằm hè và mắng bạn khiến cô bạn khóc ré lên, cô phải vào cuộc can thiệp. "Thưa mẹ, con không có lỗi. Tại bạn ấy làm đứt nút áo con đấy chớ!"- con lườm mắt, tỏ vẻ tức giận ra mặt và có một chút gì đó ngang bướng. Khi nghe cô phân tích sự việc và ví lớp học của ta như một đoàn kiến, đoàn kiến ấy không những chăm chỉ học hành, lao động cần mẫn mà còn phải biết yêu thương và chia sẻ với nhau. Rồi cô bảo, cả hai cùng có lỗi và hãy ôm nhau giảng hòa. Bọn con đã làm theo lời cô, sau đó cười khì như chưa từng xảy ra chuyện. Cô đã dắt con vào đời như thế, từ những câu chuyện cổ tích, những bài học ý nghĩa, thiết thực từ cuộc sống.
Con chia tay trường mầm non và tạm chia tay những bài giảng của mẹ để vào lớp 1. Học được 1 tháng, cô chủ nhiệm gửi giấy mời Báo động tình trạng viết chữ ngược của con. Con không hiểu cô gửi cái gì nhưng cầm tờ giấy trên tay, con chạy nhanh tới phòng mẹ đang say sưa giảng dạy và gọi to: "Mẹ ơi, cô giáo con gửi thư cho mẹ!". Mẹ đọc xong "thư", con ngước nhìn mẹ bằng nụ cười trong sáng, mẹ cúi nhìn con bằng ánh mắt đượm buồn, có chút gì đó là trách móc. Một tuần liền, mẹ cùng con ngồi vào bàn học. Mẹ dạy cho con cách cầm bút, cách ngồi vào bàn, cách con đưa từng nét chữ. Mẹ không đánh đòn khi con viết sai nhưng ánh mắt buồn của mẹ nhìn con, đủ để thôi thúc con cố gắng. Kết quả của cuối năm lớp 1, vở chính tả của con đạt điểm 10 nhiều nhất lớp, với tổng cộng 25 điểm 10 và con là "ứng cử viên" số 1 của lớp đi thi Vở sạch chữ đẹp cấp huyện. Tất cả chính là nhờ sự ân cần, dìu dắt của mẹ.
Suốt những năm tiểu học, mải mang "trọng trách" của một cán bộ lớp nên Ngày 20/11 con gần như không có nhà. Con vô tư mang những bó hoa mẹ chuẩn bị sẵn để đi tặng các thầy cô giáo con yêu mến, con chạy mệt với những tiết mục văn nghệ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam. Rồi tối về, con nằm ngủ thiếp trên giường lúc nào không hay. Mẹ gọi ăn cơm, con nhõng nhẽo một lúc mới chịu dậy. Con đã quên mất, người cô giáo gần con nhất, người cô vẫn ngày ngày nâng bước con tới trường là mẹ, chưa nhận được một lời chúc nào ở con. Mỗi lần nhớ lại, con luôn ân hận vì sự vô tâm ấy.
Ngày 20/11 của những năm con học phổ thông đã bắt đầu có sự thay đổi lớn. Con cho "ra đời" 4 bài thơ, 3 bài văn dù không hay nhưng với cảm xúc thật sự gửi tặng mẹ. Dưới mỗi tác phẩm, con luôn kèm theo những lời chúc ngọt ngào và không quên ghi câu "Con gái yêu mẹ rất nhiều!". Nhìn cái cách mẹ đọc chậm rãi, từng câu, từng từ trong bài con viết, con càng hiểu được mẹ trân trọng món quà ấy đến mức nào. Ánh mắt mẹ lại rưng rưng nhìn con, dù không nói điều gì nhưng con hiểu được, mẹ đang vui vì những gì con cố gắng. Để che giấu dòng xúc cảm đang lặng chảy, con cười khì rồi "nổ": "Hi hi, con viết hay quá nên mẹ đọc không thấy chán!".
Từ sâu thẳm trong lòng, con muốn nói với mẹ rằng, con không chỉ tiếp thu tốt những bài giảng, những lời dạy bảo của thầy cô, bè bạn mà hơn hết, con còn học được cả cách yêu thương, cách sẻ chia tình cảm, cách quan tâm người khác từ người cô giáo gần gũi con nhất - là mẹ.
Thấm thoắt, con đã là sinh viên năm 3 rồi. Cuộc sống hối hả chốn thành thị, những trang bài dày cộm không cho phép con "mở mạch cảm xúc" để làm thơ, viết văn nữa. Con vẫn gửi quà 20/11 về tặng mẹ nhưng đó không là sản phẩm của chính con nữa mà là những món quà con chọn mua ngoài phố. Mẹ vẫn nhận quà nhưng con biết, mẹ không còn vui mà luôn trăn trở, lo lắng: "Con tiết kiệm tiền mà học hành cho đàng hoàng là mẹ vui rồi, đừng mua những món quà xa xỉ thế này con nhá!".
Lâu lắm rồi con mới có được một ngày nghỉ trọn vẹn. Ngày 20/11 lại sắp đến, lòng con rưng rưng cảm xúc. Con sẽ không tặng mẹ những dòng tin nhắn theo mẫu sẵn, sẽ không là những món quà xa xỉ nữa. Con lại tặng mẹ những dòng xúc cảm, bắt nguồn từ sự tự hào của con về mẹ - về người cô giáo đã hơn 20 năm đồng hành cùng con trên những chặng đường đời.
Kính chúc mẹ cùng tất cả các thầy cô có một ngày lễ thật tuyệt vời bên các cô cậu học trò thân thương.
Con gái yêu mẹ nhiều lắm!
Nguyễn Quỳnh Anh
Theo dân trí
Khi đi học là một niềm vui Cách thức giảng dạy sao cho phù hợp với trẻ nhỏ luôn là câu hỏi đau đầu của giáo viên: Làm cách nào để lôi cuốn trẻ vào bài giảng? Làm cách nào để trẻ tham gia tích cực vào tiết học và qua đó ghi nhớ được những điều được truyền dạy? Thực tế cho thấy việc dạy khô khan, "thầy đọc...